Một số suy nghĩ về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Một số suy nghĩ về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

 

Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) xác định các mục tiêu cụ thể theo các mốc thời gian: “Đến năm 2025, trở thành nước  đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.   

Trên cơ sở tổng hợp quan điểm CNH, HĐH đất nước của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, bài viết trình bày một số suy nghĩ ban đầu về mô hình CNH, HĐH đất nước trên nền tảng KH,CN và ĐMST gắn với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045

 

1. Nội hàm CNH, HĐH đất nước

 

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CNH, theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị học, nói đến CNH là nói đến một quá trình “kép”, nhằm tạo ra: (i) Sự chuyển biến về khía cạnh vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế (phần cứng): CNH là quá trình chuyển biến căn bản trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, từ trình độ sử dụng công nghệ thủ công là chính sang trình độ sử dụng máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ cao; (ii) Sự chuyển biến về khía cạnh cơ chế – thể chế (phần mềm): CNH cũng chính là quá trình cải biến hệ thống thể chế và cơ chế kinh tế, từ nền kinh tế hiện vật – khép kín, tự túc sang nền kinh tế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển mạnh mẽ.

 

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, nhiều quốc gia đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng xã hội thịnh vượng và văn minh nhờ vào con đường CNH. Công nghiệp hoá thường gắn liền với hiện đại hoá theo trình độ của mỗi thời đại. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Như vậy, về bản chất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bất cứ giai đoạn nào cũng vừa là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ theo hướng hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân (Quá trình công nghệ – kỹ thuật), vừa là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản về thể chế quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của dân cư theo hướng văn minh hiện đại (Quá trình kinh tế – xã hội). Hai quá trình này có quan hệ ràng buộc, ước định nhau: Quá trình công nghệ – kỹ thuật tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các nội dung của quá trình kinh tế – xã hội; Quá trình kinh tế – xã hội bảo đảm các điều kiện và tạo động lực để thực hiện quá trình công nghệ – kỹ thuật.

Tiếp cận CNH theo nghĩa đầy đủ thì đó là một quá trình kép vừa cải biến yếu tố kỹ thuật-công nghệ của nền kinh tế, vừa cải biến yếu tố thể chế, kinh tế xã hội của nền kinh tế, vì thế:

 

CNH là một quá trình, không phải là mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, Nước công nghiệp và công nghiệp hóa là hai khái niệm không đồng nhất. CNH  là một trong các con đường mà mỗi quốc gia lựa chọn đi theo để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trở trở thành nước phát triển hay nước công nghiệp. Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã đạt được mục tiêu phát triển đất nước thành quốc gia phát triển có thu nhập cao không qua con đường CNH. Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia thì các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thành CNH không đồng nhất với các tiêu chí phát triển đất nước và có thể chỉ là một trong các mục tiêu phát triển đất nước qua các thời kỳ. Trong lịch sử phát triển đương đại của nhân loại, các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản đã phải trải qua hàng trăm năm để hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa. Sau Thế chiến thứ hai, trong khi một số ít quốc gia đang phát triển đạt thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, trở thành nước công nghiệp mới trong thời gian không dài, một số quốc gia sau khi vượt qua được ngưỡng nước nghèo lại rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, thì phần lớn các quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển.

 

– CNH, HĐH không đồng nhất với phát triển công nghiệp với tư cách là một ngành kinh tế. Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hoá được hiểu là một quá trình, cách thức phát triển của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Đó là quá trình biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp, trên cơ sở thay thế lao động thủ công bằng máy móc. Công nghiệp hóa lúc này đơn giản chỉ là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của nền kinh tế. Đó có thể là gia tăng tỷ trọng về lao động, và nhất là về giá trị gia tăng, v.v.. Đây cũng là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế có công nghiệp chiếm vị trí áp đảo không chỉ về tỷ trọng trong các ngành kinh tế mà còn là phong cách công nghiệp trong toàn xã hội. Theo cách hiểu rộng hơn, người ta nhận thấy công nghiệp hóa không chỉ là phát triển công nghiệp mà là việc đưa các yếu tố “công nghiệp” vào các thành tố khác của nền kinh tế, trước hết là giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng các phong cách làm việc của nền đại công nghiệp và công nghệ hiện đại trong toàn bộ nền kinh tế. Lúc này, sự chuyển biến kinh tế-xã hội đi đôi với tiến bộ công nghệ. Theo xu hướng này, công nghiệp hóa chính là sự tiếp tục phổ biến cách thức tổ chức sản xuất theo lối công nghiệp ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đó là quá trình phát triển liên tục ngày càng tiên tiến hơn,  ngay cả với một nền kinh tế có công nghiệp đã khá phát triển. Do bản chất của phương thức sản xuất công nghiệp gắn liền với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại, nên trình độ công nghệ của lối sản xuất công nghiệp thời kỳ sau bao giờ cũng cao hơn thời kỳ trước. Vì vậy, để nhấn mạnh yêu cầu về mức độ “hiện đại” của công nghệ sản xuất theo lối công nghiệp, khái niệm HĐH được sử dụng cặp đôi với khái niệm CNH, và đôi khi được dùng chỉ như một khái niệm: “CNH, HĐH”. Nếu đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp chúng ta chỉ nhìn nhận CNH theo nghĩa hẹp và không nhìn thấy được sự lan tỏa và tác động của công nghiệp tới các thành tố khác của nền kinh tế, cũng như không phản ảnh được bản chất của CNH, HĐH. Chính vì vậy, CNH cũng khác và không đồng nhất với các cuộc cách mạng công nghiệp.

 

–    Mục tiêu phát triển đất nước có thể giống nhau giữa các quốc gia nhưng mô hình và cách thức tiến hành CNH, HĐH cũng như thời gian hoàn thành CNH không giống nhau do mỗi quốc gia tiến hành CNH với các xuất phát điểm khác nhau và thực hiện trong các bối cảnh KTXH và trình độ phát triển khác nhau của thế giới. Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, một số nước không nhất thiết phải đi qua con đường CNH giống các nước đã đi trước vẫn có thể trở thành nước phát triển hay nước công nghiệp như Singapore, Thụy Sỹ, Canada, Newzeland, Australia, Israel vì họ có thu nhập GNI/người rất cao, có nước đạt trên 50.000 USD. Hơn nữa, ngành công nghiệp theo nghĩa rộng không đơn giản chỉ là ngành công nghiệp chế biến chế tạo mà được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như công nghiệp ngân hàng, hay du lịch (công nghiệp không khói)… Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, ngày nay, cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, nhiều nước dường như không đặt vấn đề phải tiến hành CNH nữa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh nhiều hơn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế tức là tạo ra sự tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhà kinh tế học Simon Kuznet (người đã được giải Nobel về kinh tế) đã dùng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế hiện đại để phân biệt giai đoạn kinh tế hiện tại khác với những giai đoạn kinh tế truyền thống trước đây. Theo ông, mặc dù tăng trưởng kinh tế hiện đại còn nhiều đặc điểm chưa được thể hiện rõ nét nhưng nhân tố chủ chốt và tính hiện đại của nền kinh tế được thể hiện ở việc ứng dụng khoa học vào giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế. Vậy nên, các nhà khoa học cũng tranh luận rất nhiều về việc xác định các tiêu chí để đánh giá khi nào thì một nước được coi là hoàn tất thời kỳ công nghiệp hóa, hay trở thành nước công nghiệp.

 

 

 

2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước qua các thời kỳ

 

Ở Việt Nam, với điểm xuất phát ban đầu là nền nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đã xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ với thực chất là thực hiện cách mạng kỹ thuật, phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đại hội xác định mục tiêu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “biến nước ta thành nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”. Đại hội chỉ rõ: Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học – kỹ thuật, Cách mạng tư tưởng và văn  hóa, trong đó Cách mạng khoa học – kỹ thuật giữ vai trò then chốt. Lịch sử CNH trên thế giới đã tổng kết lại thành 4 mô hình CNH, đó là mô hình CNH tuần tự, cổ điển (đặc trưng là CNH kiểu nước Anh), mô hình CNH XHCN (kiểu của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu XHCN), CNH hỗn hợp (kiểu CNH của Nhật Bản) và CNH rút ngắn hiện đại (kiểu của Hàn Quốc). Dựa vào đặc trưng chủ yếu của các mô hình CNH diễn ra trên thế giới, tổng kết sự phát triển nhận thức, tư duy của Đảng và sự vận hành trên thực tế quá trình CNH ở Việt Nam, có thể chia thành 3 giai đoạn với 3 mô hình khác nhau

 

1) Giai đoạn 1 (thời kỳ ĐH Đảng lần thứ 3, 4 và 5) – Mô hình CNH XHCN: Trong thời kỳ này, nhà nước sử dụng cơ chế KHH tập trung, chính là chủ thể thực hiện điều tiết quá trình CNH ở Việt Nam và yếu tố động lực (lực lượng chính) của quá trình CNH chính là lực lượng kinh tế nhà nước (nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước – DNNN). Trình tự thực hiện quá trình cải biến yếu tố vật chất – kỹ thuật là ưu tiên phát triển CN nặng, tức là CNH bắt đầu từ phát triển CN nặng. Nguồn vốn cho CNH chủ yếu là nguồn vốn nhà nước kết hợp với sự trợ giúp của hội đồng tương trợ kinh tế – tổ chức của hệ thống các nước XHCN.

Có 2 mâu thuẫn trong thực hiện mô hình này ở Việt Nam: Thứ nhất, mục tiêu phát triển một nền CN nặng đi trước mâu thuẫn với những khả năng thực hiện phát triển CN nặng, đó là những hạn chế đến mức thiếu thốn nghiêm trọng về nguồn vốn (đòi hỏi cao), lực lượng lao động (đòi hỏi phải lành nghề), công nghệ kỹ thuật (đòi hỏi phải cao) của các ngành CN nặng, hơn nữa trong giai đoạn này chúng ta còn chưa giải quyết được bài toán về an ninh lương thực và chưa có khả năng phát triển sản xuất CN hàng tiêu dùng, trong khi đó việc phát triển CN nhẹ, CN sản xuất hàng tiêu dùng tỏ ra phù hợp hơn với các nước trong giai đoạn đầu của CNH, do hạn chế về các yếu tố nguồn lực và nhu cầu tích lũy vốn cần cao hơn. Thứ hai, mâu thuẫn giữa xu hướng cải biến để có một nền sản xuất quy mô lớn, kỹ thuật cao, nhiều vốn với một cơ chế kinh tế phi thị trường (kế hoạch hóa tập trung), bởi vì cơ chế KHH tập trung không khuyến khích tính linh hoạt trong huy động nguồn lực và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Cơ chế KHH tập trung kìm hãm tính cạnh tranh sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế, trong khi đó, đây lại là yêu cầu cần có của một nền kinh tế đang trong quá trình hướng tới hiện đại. 

 

(2) Giai đoạn 2 (thời kỳ từ ĐH Đảng 6, 7 và 8): Mô hình CNH hỗn hợp

Trong thời kỳ này, tính chất hỗn hợp thể hiện rõ trên các khía cạnh: chủ thể điều tiết quá trình CNH là sự kết hợp giữa nhà nước và thị trường, thị trường là cơ chế mới tham gia phân bổ nguồn lực cho CNH; yếu tố động lực cho quá trình CNH là sự kết hợp giữa lực lượng kinh tế nhà nước và lực lượng kinh tế tư nhân; yếu tố nguồn lực (vốn) cho CNH là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài (với vai trò rất quan trọng của dòng ODA và FDI).

Tuy nhiên, có 3 vấn đề đặt ra trong mô hình này: Một là, sự mâu thuẫn giữa quan điểm CNH dựa trên tính chất hỗn hợp với tư duy vẫn muốn giữa vai trò điều phối chủ đạo của nhà nước và vai trò chủ đạo của DNNN. Điều này đã làm cho tính “hỗn hợp” trở nên hình thức, còn trên thực tế, kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn luôn bị “bóp méo” dưới bàn tay điều tiết quá sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế, nhất là các hoạt động kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn luôn bị “phân biệt đối xử” so với DNNN trong tiếp cận các yếu tố nguồn lực, trong khi đó khu vực DNNN trên thực tế đã ngày càng trở thành “cái kìm” kéo chậm lại quá trình CNH của Việt Nam. Hai là, sự mâu thuẫn giữa quan điểm “hội nhập” để phát triển nguồn lực từ bên ngoài với tư duy “vốn trong nước đóng vai trò chủ đạo”. Điều này đã làm cho chúng ta bỏ nhiều cơ hội trong tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài, trong gọi mời các  nhà đầu tư gốc từ bên ngoài vào khi điều đó có thể gây ra sự “ lấn chiếm” vị thế chủ đạo của “yếu tố trong nước”. Quan điểm vai trò chủ đạo của nguồn vốn trong nước ở một mức độ nhất định mâu thuẫn với xu thế tự do hóa kinh tế, khi đó nền kinh tế trong nước nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu và bị chi phối bởi các tập đoàn xuyên quốc gia. Thứ ba, mô hình này nhấn mạnh tính hỗn hợp trong cơ chế, thể chế chính sách điều tiết quá trình CNH nhưng lại không đặt ra nội dung hỗn hợp trong cải biến yếu tố vật chất – kỹ thuật. Trong suốt giai đoạn ĐH 6, 7, 8, gần như chúng ta còn rất lúng túng trong tư duy nhận thức về lộ trình thực hiện việc cải biến yếu tố này như thế nào.

 

(3) Giai đoạn 3 (từ ĐH 9, 10 và 11, 12 và 13): mô hình CNH rút ngắn – hiện đại

Trong thời kỳ này, cơ chế, thể chế, chính sách thực hiện quá trình CNH vẫn là mô hình kiểu hỗn hợp, cụ thể là: yếu tố điều tiết quá trình CNH là sự kết hợp giữa nhà nước với thị trường, động lực thực hiện CNH vẫn là sự kết hợp giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân (khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo), nguồn lực cho CNH kết hợp giữa trong nước và ngoài nước (trong đó yếu tố trong nước vẫn là chủ đạo). Tính chất rút ngắn – hiện đại được thể hiện trong quan điểm: rút ngắn thời gian và tốc độ thực hiện CNH nhằm đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Để thực hiện rút ngắn, Đảng ta đã cho rằng: về lộ trình thực hiện phát triển các ngành, cần kết hợp giữa phát triển các ngành có lợi thế (sau này là lợi thế động – ĐH 11) với phát triển có chọn lọc các ngành CN nặng (đây là điều khác biệt so với mô hình hỗn hợp trước đây); đẩy mạnh các ngành CN cao, CN mới và áp dụng trong các ngành của nền kinh tế, chú trọng phát triển các điểm động lực tăng trưởng kinh tế như các ngành mũi nhọn và vùng trọng điểm, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu. Một tư duy mới trong đường lối CNH rút ngắn – hiện đại của Đảng thể hiện rõ trong việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 là: cần phải phát triển cơ cấu kinh tế quốc gia hiện đại trong phân công lao động mới, theo nguyên lý chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động đó.

 

Ngoài những vấn đề vẫn còn là mâu thuẫn trong mô hình CNH hỗn hợp, nhất là về cơ chế thể chế chính sách CNH vẫn thể hiện trong mô hình CNH rút ngắn, một vấn đề nổi bật của mô hình áp dụng trong thời kỳ này, đó là: chúng ta đưa ra được nội dung của CNH rút ngắn, nhưng nhận thức về nó chưa đầy đủ, cụ thể hóa nhận thức về CNH rút ngắn thành những nhiệm vụ, hoạt động cụ thể không được hoặc có đưa ra được những lại không làm được.     

 

Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước những năm tới, Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) xác định các mục tiêu cụ thể theo các mốc thời gian: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”

 

Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá về khoa học công nghệ, về công nghệ số, kinh tế số và xã hội số, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống xã hội, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam không thể theo tư duy, mô hình, nội dung, phương thức và điều kiện thực hiện như trước đây. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đường hướng phù hợp với bối cảnh mới và được coi là chìa khóa để Việt Nam nắm bắt các cơ hội, hóa giải và vượt qua các thách thức mang tính thời đại. Ngày 11 tháng 5 năm 2022, Chính phủ đã ban hành QĐ số 569 về Chiến lược phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Quyết định đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhà nước coi phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, các lĩnh vực KT-XH, địa phương và DN, là nền tảng để chuyển đổi số quốc gia…”.

 

3. Đánh giá chung về quan điểm, chủ trương CNH, HĐH ở Việt Nam

 

Có thể nói, từ ĐH III đến ĐH XIII, Đảng ta luôn có sự hoàn thiện trong quan điểm về CNH, HĐH đất nước, cụ thể như sau:

Quan điểm của Đảng về nội hàm CNH liên tục được cập nhật cho phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước.

 

+ Về nội dung cải biến về vật chất – kỹ thuật, quan điểm của Đảng thể hiện rõ, từ chỗ cho rằng CNH là quá trình phát triển tuần tự, ưu tiên trước hết là phát triển CN nặng với quy mô lớn (ĐH III, IV), đến ĐH VII, VIII đã nhấn mạnh đến CNH phải là phát triển quá trình cải biến ngành CN theo hướng hiện đại, tiếp theo là tư duy về quá trình CNH của Việt Nam phải được thực hiện theo con đường rút ngắn cả về thời gian và khoảng cách (ĐH IX, X) và quá trình CNH – HĐH của Việt Nam phải gắn chặt với mục tiêu phát triển bền vững và phát triển vì con người (ĐH XI ), quá trình CNH, HĐH phải gắn với xây dựng nước công nghiệp theo hướng hiện đại, coi phát triển mạnh mẽ KH&CN, thực sự là quốc sách là động lực quan trọng, khai thác lợi thế của CMCN 4.0, lợi thế thương mại để phát triển nhanh một số ngành CN nền tảng, có lợi thế cạnh tranh, phát triển CN công nghệ thông tin, CN điện tử là con đường chủ đạo, CN chế biến chế tạo là trung tâm, CN chế tạo thông minh là đột phá, chú trọng phát triển CN xanh (ĐH XII ), CNH, HĐH gắn với mục tiêu xây dựng đất nước thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, CNH, HĐH trên nền tảng KH,CN &ĐMST; đặc biệt  Phát triển kinh tế số và những ngành có hàm lượng công nghệ cao, khai thác và phát huy lợi thế cạnh tranh bằng KH, CN&ĐMST (ĐH XIII ).

 

+ Về nội dung cải biến về cơ chế, thể chế chính sách: Đảng ta đã có sự thay đổi quan điểm từ chỗ duy trì CNH với cơ chế KHH tập trung mệnh lệnh (ĐH III, IV, V) đến chỗ đã cho rằng, quá trình CNH là quá trình hoàn thiện dần cơ chế kinh tế thị trường, và để khẳng định nét đặc trưng trong CNH ở VN, đó là hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (ĐH VI, VII, VIII, IX, X ). Từ ĐH 11, nhận thức về CNH gắn với phát triển kinh tế thị trường được mở rộng hoàn thiện hơn, đó là đặt CNH của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập và phân công lao động quốc tế, biến đổi khí hậu và CMCN4.0. Đặc biệt NQ số 23/2018 của BCT thể hiện rõ Nhà nước có vai trò định hướng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất trong công nghiệp.

 

Quan điểm của Đảng về mô hình CNH ngày càng phù hợp hơn với xu hướng chung của toàn thế giới

Cùng với sự hoàn thiện nhận thức về nội hàm của CNH, quan điểm về mô hình (tức là phương thức thực hiện) CNH của Đảng cũng ngày càng được hoàn thiện phù hợp hơn, dựa trên: những kinh nghiệm thực hiện thành công CNH của các nước đi trước, những xu hướng tất yếu của quá trình CNH diễn ra trên thế giới và nhận biết những thiếu sót hay thậm chí sự lạc hậu, không thành công của mô hình CNH đã áp dụng ở Việt Nam. 

 

Nhận biết được những thất bại của mô hình CNH XHCN Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nhận được nhiều cơ hội, nhưng cũng như phải đương đầu với những thử thách lớn, vì thế mô hình CNH của Việt Nam được Đảng chuyển đổi từ CNH hỗn hợp sang mô hình CNH rút ngắn – hiện đại với việc nhấn mạnh tính rút ngắn cả về thời gian và khoảng cách (tận dụng lợi thế của quá trình hội nhập quốc tế) và tính bền vững (nhằm vượt qua các thách thức của nền kinh tế toàn cầu hóa), phát triển năng lực cạnh tranh động trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh động (nhằm vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu), phát huy vai trò của KH,CN và đổi mới sáng tạo (nhằm nắm bắt cơ hội do CMCN 4.0 đem lại).

 

Quan điểm của Đảng về vai trò của KH, CN trong quá trình CNH, HĐH là nhất quán và không ngừng được hoàn thiện.

Với điểm xuất phát ban đầu là nền nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, với tinh thần nhất quán coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong các kỳ Đại hội, Đảng ta đã có những điều chỉnh, bổ sung đường lối công nghiệp hóa phù hợp với bối cảnh thời đại và điều kiện thực tiễn Việt Nam, luôn đặt khoa học và công nghệ ở vị trí đặc biệt quan trọng.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) chỉ rõ phải thực hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa…hình thành những mũi nhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học – công nghệ thế giới”. Hội nghị nhấn mạnh quan điểm coi khoa học – công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng lần thứ VIII (7/1996) xác định: “Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) nhận định “Thế kỷ XXI, khoa học – công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật” nên đã chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động”.

Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức”.

Đại hội Đảng lần thứ XI (1/2011) tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội này chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Trong khóa này, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với quan điểm: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”.

Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học – công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức”. Tại Đại hội này, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiến hành qua 3 bước: Tạo tiền đề, điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển, đặc biệt là đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Đại hội Đảng lần thứ XIII (1/2021) đã xác định chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Trên cơ sở chủ trương này, Đại hội xác định nhiệm vụ: “…Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế, lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…”. Đó cũng là một trong các nội dung của đột phá chiến lược giai đoạn 2021 – 2030. Điểm mới của chủ trương này không dừng lại ở việc khẳng định vai trò của phát triển khoa học công nghệ mà còn khẳng định và nhấn mạnh vai trò “đổi mới sáng tạo” trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Từ quan điểm, chủ trương chung đề ra tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, trong thời gian gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành hàng loạt Nghị quyết về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;  Quyết định số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Các nghị quyết này đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các ngành, các lĩnh vực, những giải pháp chủ yếu, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận đó, quan điểm, chủ trương CNH, HĐH của Đảng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện như sau:

 

Thứ nhất, tính chất không đồng bộ trong đổi mới quan điểm về 2 yếu tố cấu thành nội hàm của quá trình CNH

 + Giai đoạn từ ĐH III đến ĐH VI: có sự đổi mới trong nhận thức nội dung cải biến kỹ thuật – vật chất và cơ cấu kinh tế nhưng sự thay đổi nhận thức về đổi mới cơ chế, thế chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường thì đến ĐH VI mới xuất hiện.

 + Giai đoạn từ ĐH 6 (năm 1986) đến ĐH 8 (1996): liên tục có sự đổi mới trong nhận thức về cơ chế, thể chế kinh tế thị trường nhưng nhận thức về nội dung tiến trình đổi mới về vật chất, kỹ thuật, cải biến cơ cấu kinh tế gần như không có thay đổi. Từ sau ĐH VI, kinh tế tư nhân và những chủ thể mới của nền kinh tế nhiều thành phần – được thừa nhận là những lực lượng quan trọng thực hiện công nghiệp hóa. Đại hội VIII đã khẳng định những yếu tố cơ bản của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta dựa trên chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù ĐH VII, lần đầu tiên từ HĐH được đưa vào trong đường lối CNH, song chúng ta chưa có nhận thức cụ thể, đầy đủ về HĐH là như thế nào, đặt ra yêu cầu gì cũng như nội dung của HĐH trong phương thức đổi mới về vật chất, kỹ thuật hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế như thế nào.

+ Giai đoạn từ ĐH IX (2001) đến ĐH XII (2016): những quan điểm về thể chế, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế thị trường lại gần như không có sự chuyển biến mới; việc cải biến các yếu tố vật chất về cơ bản vẫn chung chung, mơ hồ, không rõ ràng, dẫn đến tư duy chính sách thể hiện sự lúng túng, không biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, cái gì là trọng tâm, cái gì là hỗ trợ và nếu làm thì bắt đầu làm từ đâu. Mặc dù ĐH XI đã xác định: đổi mới về thể chế là một trong 3 khâu đột phá quan trọng nhất, tuy nhiên những gì diễn ra trong thời gian từ sau ĐH XI đến nay thể hiện sự phát triển chưa đầy đủ trong tư duy, nhận thức về nội dung này.

 

Thứ hai, nhận thức không đầy đủ về những điều kiện thực hiện CNH rút ngắn

Trên thực tế, các nước NIC Đông Á trong đó tiêu biểu là Hàn Quốc, Đài Loan đã thực hiện thành công quá trình CNH theo mô hình rút ngắn – hiện đại. So với họ, chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện rất quan trọng, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện mô hình này, VN cũng không tạo cơ hội cải thiện nó:

 

+ Một là, vai trò hạn chế của khu vực tư nhân và những chính sách của nhà nước chưa tạo điều kiện để hoàn thiện sức mạnh của khu vực này với tư cách là chủ thể của quá trình CNH

Khác với các nước NIC Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan khi thực hiện CNH rút ngắn họ đã có một khu vực tư nhân phát triển khá mạnh, trong khi đó, ở Việt Nam: (i)  lực lượng kinh tế tư nhân của mới chỉ được chính thức hình thành trong giai đoạn đổi mới kinh tế, bản thân lực lượng này chưa đủ sức để đảm nhận vai trò là động lực chính cho CNH; (ii)  khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam đang chiếm tỷ trọng quá cao trên mọi khía cạnh hoạt động của nền kinh tế: về đầu tư, về lao động, về giá trị chiếm trong GDP, tuy nhiên, nhiều lĩnh vực khu vực kinh tế nhà nước hiện nay chiếm giữ không thể hiệu quả bằng khu vực tư nhân. (iii) Một điều đáng nói hơn là mặc dù đã có những quan điểm đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân, nhưng hoạt động của khu vực này ở Việt Nam đang diễn ra trên một sân chơi không bình đẳng, và điều đó nhiều trường hợp làm bóp méo cả các quy luật của thị trường. Việc đề cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, xét trên góc độ tương quan với khu vực kinh tế tư nhân cũng là một rào cản cho sự phát triển của khu vực tư nhân vốn đã yếu lại không được sự dìu dắt, hỗ trợ và tạo cơ hội “nhường sân” của nhà nước

 

+ Hai là, yếu tố kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ và nhiều chính sách của nhà nước đi ngược với yêu cầu của thị trường.  Trong giai đoạn 2001-2020, mặc dù chúng ta đã nói rất nhiều đến việc xác định rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng tư duy điều hành trên thực tế vẫn thể hiện rõ sự ôm đồm, làm thay thậm chí lấn át thị trường của nhà nước. Thể hiện rõ rệt nhất của lối điều hành này là: ngân sách nhà nước được phân bổ và đầu tư vào những lĩnh vực mà khu vực tư nhân hoàn toàn có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt, môi trường kinh doanh vẫn tồn tại những ưu đãi chính thức hoặc không chính thức cho các DNNN (như qua cơ chế đấu thầu, cấp đất, cấp phép kinh doanh…), phương thức quản lý và điều hành khu vực công vẫn dựa nhiều  chưa phát huy được sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội vào quá trình hoạch định, theo dõi giám sát thực thi và đánh giá chính sách. Trong một môi trường thể chế còn chưa thuận lợi như vậy, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sẽ không thể đảm bảo, và các lực lượng sáng tạo trong nền kinh tế cũng thiếu một động lực để phát huy mạnh mẽ, chưa tạo ra cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

 

+ Ba, chưa nhận thức được đầy đủ sự gắn kết CNH với HĐH như thế nào, nhất là chưa có tư duy đúng về quá trình HĐH nền kinh tế, vì thế chính sách CNH chưa gắn với các nội dung liên quan đến hiện đại hóa. Cụ thể: (1) Chưa nhận thức đúng về quá trình phát triển NN theo hướng hiện đại phải được bắt đầu từ phá thế sản xuất phân tán, mạnh mún trong nông nghiệp chuyển thành sản xuất NN chuyên canh, quy mô lớn mang tính hàng hóa cao. (2) Chưa có nhận thức đúng về sự cần thiết phải tạo dựng và làm thế nào để tạo dựng, phát triển được những ngành CN có lợi thế cạnh tranh; chưa nắm được nguyên lý tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và làm thế nào để đẩy vị trí của Việt Nam  lên phía trên trong một số chuỗi giá trị toàn cầu mà hiện nay đang tham gia; chưa có được chiến lược phát triển xuất khẩu cũng như nhập khẩu đúng đắn theo hướng tạo điều kiện thay đổi cơ cấu xuất khẩu hiện đại hơn; (3) trong tư duy về phát triển ngành, vẫn chưa mạnh dạn trong quan điểm phát triển ngành dịch vụ, nhất là phát triển dịch vụ  đầu vào (thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn)  và các dịch vụ chất lượng cao.

 

+ Bốn là, chưa nhận thức đầy đủ những khác biệt về bối cảnh quốc tế và trong nước của Việt Nam so với các nước NIC Đông Á khi thực hiện CNH rút ngắn. Các nước NIC thực hiện CNH rút ngắn từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20, khi đó những quy chế, luật lệ quốc tế chưa thực sự rõ ràng và nghiêm ngặt. Hàn Quốc, Đài Loan có thể vừa thực thi chính sách hướng ngoại (đối với các hàng hóa có lợi thế nguồn lực), lại vừa thực hiện chính sách bảo hộ hạn chế nhập khẩu đổi với các hàng hóa đang nằm trong lộ trình nuôi dưỡng để hoàn thiện lợi thế. Trong khi đó Việt Nam thực hiện CNH rút ngắn trong giai đoạn hiện nay, các quy định, chế tài của các tổ chức quốc tế và khu vực đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, gây khó khăn hơn trong quá trình thực hiện chính sách hướng ngoại, hội nhập quốc tế, lựa chọn cơ cấu kinh tế theo từng thời điểm để CNH rút ngắn. Hơn nữa, về nguồn vốn đầu tư, Hàn Quốc đã có một “cú hích” lớn khoản tiền bồi thường của Mỹ trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản, nên họ có nhiều thuận lợi hơn Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH rút ngắn. Đối với Việt Nam vốn đầu tư chính là một rào cản lớn cho quá trình thực hiện CNH rút ngắn.

Về điều kiện trong nước, các nước NIC bắt buộc phải thực hiện CNH rút ngắn theo mô hình hướng ngoại vì thị trường trong nước của các nước này trong thời gian thập niên 60-70 của thế kỷ trước rất nhỏ bé. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia có diện tích và dân số khá đông, thị trường trong nước khá rộng lớn và đa dạng. Tuy vậy, chúng ta chưa thực sự coi thị trường trong nước là một động lực lớn cho quá trình thực hiện CNH, chưa có tư duy chính sách phát triển thị trường trong nước và gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế thành một tổng thể tạo nên động lực cho CNH.

 

+ Năm là, đang tồn tại khoảng cách khá xa giữa “tư duy, quan điểm, chủ trương chung” về vai trò và định hướng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với “kết quả thực tế”, Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa được đặt đúng vị trí cần có thực tế trong những năm qua cho thấy rõ rằng khoa học công nghệ chưa thực sự là “quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Mặc dù đã bổ sung nền tảng ĐMST nhưng chưa nhận thức đầy đủ về hệ sinh thái ĐMST và chưa hình thành hệ thống ĐMST quốc gia.

 

Thứ ba, nhận thức chưa đầy đủ về nội dung CNH rút ngắn

ĐH 9 (2001) đã xác định rõ thực hiện mô hình CNH rút ngắn hiện đại để đuổi kịp các nước trên thế giới, theo đó cần có chiến lược và lộ trình CNH theo hướng rút ngắn về thời gian và đẩy nhanh về tốc độ, đây là yêu cầu then chốt nhất để đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên:

 

Nhận thức chưa đầy đủ nội dung của mô hình CNH rút ngắn. Hiểu CNH, HĐH rút ngắn một cách đơn giản. Cụ thể: (ii) một là, chúng ta chỉ quan niệm CNH rút ngắn là phải “tăng tốc” và tìm mọi cách để “tăng tốc”. Tuy nhiên, chưa xác định rõ việc tăng tốc phải được xây dựng trên nền tảng của tính bền vững và hiệu quả; (ii) Hai là, chúng ta chỉ quan niệm CNH rút ngắn là cần phải kết hợp sử dụng nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài và đã có nhiều chính sách thu hút ngồn vốn nước ngoài; (iii) ba là, chúng ta chỉ quan niệm CNH rút ngắn là phải xây dựng các mũi đột phá, các điểm động lực tăng trưởng, nhưng lại không có nhận thức đầy đủ về các động lực tăng trưởng là như thế nào chưa có nhận thức đầy đủ để lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn do chưa hiểu rõ những điều kiện của ngành mũi nhọn là gì? Chưa thành công trong phát triển các khu công nghiệp (KCN) do tư duy phát triển đại trà, không có chiến lược và những mô hình KCN theo hướng hiện đại; chưa thành công trong việc phát triển các vùng động lực kinh tế trọng điểm do chưa có tư duy đúng về cấu trúc vùng trọng điểm, vì thế xu hướng mở rộng các vùng trọng điểm đã làm mất đi tính chất nổi trội, lợi thế của các vùng này;(iv) Bốn là, chúng ta chỉ quan niệm CNH rút ngắn là cần phải đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, nhưng lại không nhận thức đầy đủ công nghệ cao là như thế nào và làm thế nào để có được công nghệ cao. Đối với phát triển công nghệ trong nước. Chưa xây dựng được hệ sinh thái cho phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo, chưa xây dựng được lợi thế cạnh tranh để phát triển từ KHCN và đổi mới sáng tạo, chưa đưa mục tiêu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu vào các mục tiêu để phấn đấu; (v) Năm là, chúng ta chỉ quan niệm CNH rút ngắn cần phải dựa trên sự phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết nhà nước.

 

+ Quan điểm về CNH, HĐH là tương đối rõ ràng nhưng mục tiêu của từng giai đoạn lại chưa cụ thể, cách thức tổ chức thực hiện chưa rõ ràng và thiếu tổng thể. Đôi lúc còn nhầm lẫn – Coi CNH, HĐH là mục tiêu, đồng nhất mục tiêu CNH, HĐH đất nước với mục tiêu phát triển CN nên chỉ ban hành chính sách phát triển CN và chiến lược phát triển CN qua các thời kỳ. Chưa có chiến lược và lộ trình thực hiện CNH, HĐH. Coi KH, CN là động lực của CNH nhưng chưa rõ cách thức làm thế nào để phát huy động lực đó. Không biết bắt đầu từ đâu cho phù hợp (nên tạo CN hay hấp thu và ứng dụng CN). Mặc dù đã có NQ phát triển KH, CN trở thành động lực cho CNH, HĐH đất nước nhưng chưa rõ vai trò động lực thế nào, độ gắn kết chưa cao. ĐH XIII đã bổ sung ĐMST là động lực nhưng chưa xây dựng được hệ sinh thái ĐMST.

 

4. Một số khuyến nghị về quan điểm, định hướng CNH, HĐH trên nền tảng KHCN&ĐMST đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

 

Từ kết quả thực hiện CNH, HĐH rút ngắn thời gian qua (2001 đến nay), có thể rút ra một số điểm bất cập trong nội dung (hay kết quả thực hiện CNH) cũng như các yếu tố mang tính chất nguyên nhân (động lực thực hiện, cơ chế vận hành và bảo đảm nguồn lực trong quá trình CNH) được nêu ra dưới dạng những vấn đề đặt ra cho tiến trình tiếp tục thực hiện quá trình CNH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau.

 

Thứ nhất, cần có quan điểm rõ ràng, thống nhất nhận thức về mục tiêu của CNH, không đồng nhất CNH với phát triển công nghiệp; khẳng định CNH, HĐH là quá trình thực hiện với mục tiêu phát triển đất nước. Mục tiêu của CNH, HĐH luôn gắn liền với mục tiêu phát triển đất nước. Quá trình thực hiện CNH, HĐH chính là quá trình thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu phát triển đất nước. Khi thực hiện CNH, HĐH trên nền tảng KHCN và ĐMST thì đồng nghĩa với việc phải phát triển KHCN &ĐMST trước làm tiền đề cho quá trình CNH, HĐH. Chính vì vậy, bên cạnh các mục tiêu tổng quát về tăng trưởng bền vững của quốc gia như tăng thu nhập/người, bảo vệ môi trường sinh thái cần có mục tiêu về phát triển KHCN và ĐMST. Các mục tiêu phát triển đất nước được lựa chọn cần có tính hiện đại, có tính so sánh quốc tế cao để định vị quốc gia trên bản đồ thế giới. Cần thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa CNH, HĐH với phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và tăng trưởng xanh…Nội hàm của các khái niệm  phát triển bền vững, bao trùm và xanh đã được xác định rất rõ trong văn kiện ĐH Đảng XIII; tuy nhiên, cần xác định mục tiêu cụ thể, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển tránh việc đưa ra mục tiêu quá cao không thực hiện được.

 

Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước những năm tới, Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) xác định các mục tiêu cụ thể theo các mốc thời gian: “Đến năm 2025, trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.  Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu này. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thể hiện rất rõ Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đường hướng phù hợp với bối cảnh mới và được coi là chìa khóa để Việt Nam nắm bắt các cơ hội, hóa giải và vượt qua các thách thức mang tính thời đại, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực. Đồng thời, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cả những ngành công nghiệp nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Muốn vậy, nội hàm, vai trò khoa học công nghệ nói chung và KHCN mới và đổi mới sáng tạo cần được thể hiện ở những khía cạnh quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực chất là thực hiện mô hình CNH, HĐH trên cơ sở phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt các cơ hội do CMCN4.0 thể hiện dưới các khía cạnh sau:

 

Bảng 4.1: Các nhóm chỉ tiêu phát triển đất nước

TT

Các mục tiêu

Tiêu chí

Mức đề xuất

Thời gian đạt ngưỡng

1

Kinh tế (vào nhóm nước có thu nhập TB cao)

GNI/người(1) (USD – Atlas)

≥ 12.000

2035

2

Sự biến đổi cơ cấu kinh tế

% lao động nông nghiệp

≤ 20

2035

3

Bền vững xã hội

Chỉ số phát triển con người HDI

(0-1)

  • 8,0

2030

4

Phát triển KHCN và ĐMST – GII (Điểm 0-100)

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)*

Càng cao càng tốt

> 55

 

 

2035

 

5.1. Đầu vào ĐMST

– Thể chế

– Vốn nhân lực và nghiên cứu

– Cơ sở hạ tầng và bền vững MT (ICT, EPI)

– Trình độ phát triển của thị trường

– Trình độ phát triển kinh doanh

5.2. Đầu ra đổi mới sáng tạo

– Sản phẩm tri thức và công nghệ

– Sản phẩm sáng tạo

5

Bền vững môi trường

Chỉ số hiệu quả môi trường EPI

(0-100)

> 55

 

Đề xuất của đề tài KX04.13/16-20

 

Thứ hai, về mô hình thực hiện CNH, HĐH đất nước, chúng ta cam kết và kiên trì theo đuổi mô hình CNH rút ngắn

 

Khi đã kiên trì theo đuổi mô hình này có nghĩa là không thực hiện các bước CNH tuần tự mà phải có các bước nhảy vọt dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo. Điều này đòi hỏi  đi thẳng vào CNC ở một số lĩnh vực, nâng cấp chuỗi giá trị để gia tăng hiệu quả;…). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo cho các quốc gia đang phát triển cơ hội phát triển công nghệ theo kiểu “đi tắt, đón đầu” .

Về nội hàm, cần khẳng định mô hình CNH, HĐH trên nền tảng KHCN&ĐMST là phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia là KHCN&đổi mới sáng tạo – giai đoạn 3 trong mô hình của Michel Porter dưới đây:

Giai đoạn 1: Cạnh tranh nhờ yếu tố sản xuất

Giai đoạn 2: Cạnh tranh nhờ yếu tố vốn đầu tư

Giai đoạn 3: Cạnh tranh nhờ đổi mới, sánh tạo

Giai đoạn 4: Cạnh tranh nhờ của cải

Mô hình CNH, HĐH dựa trên lợi thế cạnh tranh nhờ đổi mới sáng tạo sẽ đảm bảo tính động và linh hoạt hơn khi lựa chọn lợi thế cạnh tranh phù hợp với từng ngành, từng vùng và từng doanh nghiệp. Đặc biệt khi chọn lợi thế cạnh tranh bằng đổi mới đòi hỏi quốc gia, từng vùng, từng ngành, từng doanh nghiệp phải coi đổi mới, sáng tạo là động lực phát triển, ra các quyết định lựa chọn hình thức, nội dung cho phù hợp với sự biến động của thời đại và môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, tính hiện thực và tính hiệu quả của cách đi này lại phụ thuộc trực tiếp vào năng lực khoa học công nghệ nội sinh – Năng lực làm chủ khoa học công nghệ của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Năng lực này bao gồm từ năng lực sáng tạo khoa học, công nghệ trong nước, đến năng lực làm công nghệ nhập khẩu thích nghi với điều kiện trong nước, làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ nhập khẩu.

 

Thứ ba, đặt KHCN và đổi mới sáng tạo trong một hệ sinh thái của hệ thống ĐMST quốc gia thống nhất chứ không xem xét như 3 yếu tố riêng lẻ qua đó hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển KHCN, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm.

 

Quá trình xây dựng hệ thống ĐMST không chỉ xuất phát từ nghiên cứu và phát triển, mà chủ yếu nảy sinh từ xây dựng hệ sinh thái khuyến khích đổi mới sáng tạo thông qua quá trình tương tác giữa các bên liên quan. Học hỏi mang tính tương tác của doanh nghiệp đóng vai trò trung  tâm trong hệ thống ĐMST. Theo cách tiếp cận này, hệ thống ĐMST bao gồm KHCN, các thể  chế xã hội, điều hành kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo dục và truyền thông,  các điều kiện thị trường. Theo Lundvall, Chaminade và Vang (2010) “Hệ  thống ĐMST quốc gia là một hệ thống mở, tiến hóa và phức tạp, bao gồm những quan hệ bên  trong mỗi tổ chức và giữa các tổ chức, thể chế và cấu trúc kinh tế – xã hội, qui định tốc độ và  đường hướng đổi mới cũng như việc xây dựng năng lực chuyên môn xuất phát từ quá trình học  hỏi dựa trên khoa học và học hỏi dựa trên kinh nghiệm”. Bằng việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhiều quốc gia đã rất thành công trong quá trình CNH, HĐH bởi lẽ việc thực hiện CNH, HĐH đất nước không phải là việc của riêng các doanh nghiệp công nghiệp hay của chính phủ mà cần có sự chung tay vào cuộc và tương tác trong một hệ thống của tất cả các bên liên quan như các trường đại học, các tổ chức KHCN, các trung tâm công nghệ và nghiên cứu, các doanh nghiệp, các trường đại học, các tổ chức tài chính. Có như vậy kết quả nghiên cứu khoa học mới được ứng dụng và triển khai trong thực tiễn, được thương mại hóa và trở thành tài sản có giá trị của chủ sở hữu để phát triển đất nước. Trong quá trình đó, mỗi bên đều có những vai trò và sứ mạng quan trọng. Sự tương tác giữa các bên đó cần có thể chế phù hợp và nguồn vốn con người có đủ năng lực (tri thức, kỹ năng và thái độ) cũng như động lực để tiếp thu, lan tỏa và sáng tạo ra các tri thức công nghệ mới, tận dụng tốt những cơ hội do CMCN4.0 đem lại để làm giàu cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

 

Thứ , phương thức và vai trò của các chủ thể trong việc tạo ra sự biến đổi cơ sở vật chất trong quá trình CNH, HĐH là nâng cao năng lực KHCN và ĐMST ở  cả 3 các cấp độ doanh nghiệp – địa phương và toàn bộ nền kinh tế  đặc biệt tập trung vào những khâu quan trọng để chủ động cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam trên cơ sở phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo, tăng đầu tư cho KHCN&ĐMST, hình thành và phát triển các quĩ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức tài chính trung gian, phát triển vốn nhân lực cho đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khuyến khích các trường đại học phát triển những ngành mới đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của công nghệ, khuyến khích khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ, công viên công nghệ, các viện nghiên cứu và phát triển, các trung tâm xuất sắc, xây dựng và phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo, tăng cường liên kết hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức để nâng cấp công nghệ cho DN, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ICT để hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hình thành và phát triển thị trường KHCN để có thể biến các sản phẩm, ý tưởng đổi mới, các tri thức, công nghệ thành tài sản, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, giảm dần sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài….thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chiến lược “leo thang công nghệ” từng bước nâng cao vị trí của mình  trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển kinh tế số và tỷ trọng các doanh nghiệp ứng dụng CNC qua đó tăng sự đóng góp của KHCN vào tăng trưởng kinh tế, tập trung vào phát triển dịch vụ công nghệ cao, ngành nông nghiệp CNC.

 

Làm rõ vai trò của nhà nước và thị trường trong điều phối quá trình CNH, HĐH và tạo các điều kiện thúc đẩy CNH, HĐH. Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò nâng cao năng lực ĐMST&KHCN không chỉ là việc của Bộ KHCN hay bất kỳ của riêng đơn vị nào mà đòi hỏi sự tham gia phối hợp của nhiều bên Vì hệ thống hệ thống ĐMST quốc gia chỉ thực sự trở thành trụ cột của tăng trưởng kinh tế khi nó được nhúng trong nhiều ngành nghề đa dạng, trải khắp các khu vực địa lý, có mặt trong mọi vấn đề kinh tế – xã hội, an ninh-quốc phòng, sức khỏe-môi trường. Điều kiện để KHCN&ĐMST trở thành động lực để CNH, HĐH khi có một hệ sinh thái thân thiện để phát triển và phát huy tác dụngKhi nói đến CNH, HĐH đất nước là nói đến quá trình biến đổi LLSX và QHSX của cả một quốc gia theo từng giai đoạn lịch sử nhất định với các hệ tiêu chí nhất định được xác định trong tổng thể nền kinh tế chứ không có nghĩa là tất cả các địa phương đều phải đạt tiêu chí CNH đó. Mỗi địa phương sẽ có vai trò khác nhau trong việc thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước tùy vào thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương mình. Có địa phương sẽ đóng góp tạo ra giá trị gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo nhưng có địa phương sẽ góp phần tạo giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp CNH, có địa phương góp phần tạo giá trị gia tăng trong lĩnh vực du lịch sinh thái v.v…Trên phạm vi quốc gia, cần làm rõ vai trò của từng địa phương để các địa phương xác định rõ mục tiêu và cách thức phát triển của mình trong từng giai đoạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không đi đồng đều trên phạm vi toàn quốc mà cần tạo ra các cực tăng trưởng ở một số vùng và từ đó lan tỏa sang các vùng khác. Muốn có các cực tăng trưởng, cần có cơ chế phù hợp để huy động nguồn lực phát triển cho các địa phương đó. Khi huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực, động lực và các điều kiện cho CNH, HĐH rút ngắn cần ưu tiên cho các cực tăng trưởng (các vùng động lực của quốc gia, của vùng kinh tế) và ưu tiên các ngành, lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Cần lưu ý không ưu tiên phân bổ theo cho tất cả các ngành trong vùng động lực hoặc ưu tiên phân bổ tất cả các vùng có ngành được ưu tiên. Khi huy động nguồn lực cần ưu tiên các thành phần kinh tế trong nước (Không phân biệt tư nhân hay nhà nước), tránh ưu tiên FDI như thời gian vừa qua.

 

Thứ năm, cần quan tâm đến các điều kiện về vốn con người và cơ sở vật chất để thúc đẩy KHCN&ĐMST quốc gia. Nguồn nhân lực cho ĐMST cần được chú trọng xây dựng từ sớm qua hệ thống giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là cải thiện giáo dục ở cấp trung học và giáo dục đại học. Cần có nhiều hơn trường đại học có định hướng nghiên cứu, chất lượng cao đạt chuẩn và vào các bảng xếp hạng quốc tế. Tiếp tục nâng cao năng lực học hỏi công nghệ, hấp thụ tri thức, cả tri thức khoa học và tri thức kinh nghiệm của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân, của các cơ quan và công chức, viên chức nhà nước. Ngoài những khóa đào tạo chính thức, cần có thêm chính sách thúc đẩy học hỏi giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành nghề khác nhau, xây dựng môi trường tương tác đa dạng giữa các thực thể của hệ thống ĐMST quốc gia. Xây dựng cơ chế đối thoại thực chất, hữu hiệu giữa các cơ quan chính phủ với nhau, giữa cơ quan chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, và những tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của những cộng đồng dân cư khác nhau. Cần phát huy khai thác tốt hơn hoạt động đầu tư nước ngoài, các hiệp định thương mai song phương và đa phương; gây dựng cộng đồng doanh nghiệp năng động, có khả năng học hỏi và ĐMST. Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Năm 2020 hạ tầng công nghệ thông tin đã có cải thiện tích cực so với năm 2019 nhưng đến năm 2021 lại giảm hạng trong khi dư địa vẫn còn nhiều điểm có thể cải thiện được hơn nữa. Môi trường sinh thái cần được chú trọng cải thiện trong những năm tiếp theo.

 

Cần khai thác các nguồn vốn và tăng chi cho KHCN&ĐMST đi cùng với các biện pháp nâng cao tác động tích cực của KHCN&ĐMST đến đời sống kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, sức khỏe của người dân. Tỷ lệ chi NC&PT của Việt Nam so với GDP là 0.53% (theo Điều tra quốc gia về NC&PT 2019), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng của các quốc gia xếp trên Việt Nam trong Báo cáo GII 2021 (Trung bình là 1.9%, trong đó cao nhất là 4.9% (Israel)). Ngoài việc tách bạch các khoản hỗ trợ với các khoản đầu tư cho KHCN&ĐMST như đề cập ở trên, cần mạnh dạn trao quyền sở hữu tài sản trí tuệ tạo ra từ những hoạt động có sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tạo ra các tài sản trí tuệ này nhằm tạo động cơ để thương mại hóa các tài sản đó. Với các khoản hỗ trợ nên xem đó là phần thưởng nên đương nhiên tổ chức thực hiện nghiên cứu có quyền sở hữu kết quả tạo ra. Ngoài ra, cần thúc đẩy thực hành khoa học mở và ĐMST mở để huy động sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp, tổ chức vào hoạt động KHCN&ĐMST. Cần có các chính sách khuyến khích “ĐMST”, chính sách “thân công nghệ”, và các chính sách thúc đẩy quĩ đầu tư mạo hiểm để thu hút nguồn vốn cho KHCN&ĐMST.

 

Thứ sáu, cần hoàn thiện thể chế và các điều kiện thúc đẩy CNH, HĐH trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo

+ Hoàn thiện thể chế phù hợp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đảm bảo ổn định và an ninh chính trị, nâng cao hiệu lực hoạt động của chính phủ, cải thiện chất lượng của các qui định pháp luật cũng như hiệu quả thực thi pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi tạo điều kiện cho khởi sự kinh doanh và giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tiếp tục tập trung, kiên trì cải thiện môi trường thể chế, cụ thể là cải thiện các chỉ số thuộc trụ cột Thể chế. Đây là trụ cột có thứ hạng thấp nhất trong 7 trụ cột của GII đã nhiều năm qua. Trong đó, cần tiếp tục chú ý cải thiện chất lượng các quy định pháp luật. Năng lực hoạch định chính sách, thực thi chính sách, đánh giá kịp thời điều chỉnh chính sách cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh khó lường đoán của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những biến động khách quan như đại dịch COVID-19. Về môi trường kinh doanh, cần phát huy các giải pháp và kết quả đã đạt được trong những năm qua, và tiếp tục có các giải pháp mới, hiệu quả hơn, thực chất hơn nữa.

 

+ Cải cách thể chế cho các hoạt động KHCN&ĐMST. Việc tạo hành lang pháp lí phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KHCN&ĐMST, là hết sức cần thiết. Hoạt động KHCN&ĐMST có tính rủi ro cao, vốn dĩ gắn với những yếu tố không xác định được trước, có tính mới, tính chưa từng có nên khi áp dụng những tiêu chuẩn, quy định thông thường sẽ rất vướng, kìm hãm, làm méo mó hoạt động này. Có rất nhiều việc phải làm trong đó có một số việc cấp bách sau:

 

+ Cần phân tách rõ giữa khoản hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động KHCN&ĐMST với khoản đầu tư của nhà nước cho hoạt động này. Khoản hỗ trợ có bản chất như một phần thưởng được trao cho đối tượng thụ hưởng do sự xuất sắc của đối tượng này (ví dụ đề xuất nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu là xuất sắc, dự án ĐMST của doanh nghiệp là xuất sắc, hứa hẹn mang lại lợi ích to lớn cho xã hội). Trong khi đó khoản đầu tư của nhà nước cho KHCN&ĐMST có bản chất và mục đích tạo ra tài sản công mà nhà nước có nhu cầu. Cơ chế ứng xử với hai khoản này cần được xây dựng phù hợp với tính chất của từng loại. Với khoản hỗ trợ nên tối giản các thủ tục, điều kiện, với khoản đầu tư có thể áp dụng các quy định hiện hành về đầu tư công, tài sản công.

 

+ Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhất quán cho những vấn đề chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Do ĐMST có bản chất tạo ra những thứ chưa từng có (tuyệt đối hoặc tương đối) nên nếu phải tuân thủ các quy định hiện hành (vốn xây dựng cho những thứ đã và đang có) thì hoạt động ĐMST sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đến mức thất bại.

 

GS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. ASEAN. (2012). Việt Nam có phải là con rồng Châu Á mới? : ASEAN Stats.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, XII, XIII
  5. Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên (2009), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN ở Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội.
  6. Đỗ Quốc Sam, 2009. “Thế nào là một nước công nghiệp”, Tạp chí cộng sản số tháng 5, 2009
  7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
  8. Trần Đình Thiên, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp. Kỷ yếu hội thảo Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam đến năm 2020, VDF 2008.
  9. Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, 2006.
  10. UNIDO (2013), Industrial development Report 2013. UNIDO