Một số nguyên tắc giáo dục mầm non
Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên, tính vừa sức… nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ
Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động
Mầm non là nơi xây dựng nền tảng giáo dục Việt Nam. Phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ là cách phản ánh mục đích giáo dục. Giáo dục trẻ theo các nguyên tắc giáo dục mầm non chính là mục đích của giáo dục.
Mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục là hướng tới xây dựng đặc điểm phát triển nhu cầu của trẻ nhỏ tại các giai đoạn phát triển. Quá trình giảng dạy chương trình giáo dục phải liên tục, tránh ngắt quãng.
“Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” – theo điều 22, Luật giáo dục 2005 ban hành.
Các nguyên tắc giáo dục
Nguyên tắc giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Căn cứ vào từng giai đoạn lứa tuổi và số kinh nghiệm sẵn có mà lập các kế hoạch phát triển cho trẻ. Giáo viên phải xác định đúng mục tiêu giáo dục mầm non, trình bày được xu hướng và thực hiện công tác giáo dục đổi mới.
Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng chương trình giáo dục theo xu hướng trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động. Tích cực hoạt động là điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kiến thức, trí não và năng lực bản thân cho trẻ.
Trong quan điểm đổi mới về giáo dục mầm non, nguyên tắc giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm là điều kiện thiết thực nhất và bắt buộc phải xây dựng.
Giáo dục trẻ thông qua môi trường, tạo môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho trẻ.
Môi trường giáo dục sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo.
Nguyên tắc này vừa xây dựng được môi trường sống lành mạnh vừa gần gũi với đời sống của trẻ.
Cá biệt hóa giáo dục
Môi trường giáo dục tốt có thể định hướng phần nào về tính cách của trẻ. Tuy vậy, yếu tố cá biệt trong trẻ là điều kiện tác động lớn nhất trong quá trình phát triển cho trẻ. Nguyên tắc này đề cao tính cá biệt hóa của mỗi cá nhân.
Tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu mong muốn của trẻ, cho trẻ tự tin bộc lộ bản thân. Tránh hiện tượng rập khuôn, chèn ép dẫn đến sai lệch nhận thức của trẻ. Quan sát và động viên dựa trên khả năng của mỗi trẻ.
Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên, tính vừa sức… nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ
Giáo dục và phát triển ở trẻ mầm non không phải hướng tới mức độ trẻ đạt được, mà luôn hướng đến ngưỡng phát triển gần nhất đối với trẻ.
Giáo dục trẻ liên tục, thường xuyên và phù hợp với sức khỏe của trẻ, tạo điều kiện tự hình thành nhân cách theo hướng định sẵn. Đảm bảo giáo dục đúng quá trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ tùy theo năng lực và thể chất của mỗi trẻ. Cân nhắc các nhiệm vụ vừa sức hoặc cao hơn chút ích để tăng khả năng phát triển từ trẻ.
Giáo dục trẻ theo hướng tích hợp
Giáo dục trẻ thông qua tích hợp các nguyên tắc là động lực cho quá trình sáng tạo và phát triển hoàn thiện nhận thức cho trẻ. Trẻ học tập và vui chơi trong môi trường lành mạnh, được học tập kiến thức và kỹ năng sống thiết yếu.
Nguyên tắc này quan tâm đến khả năng phát triển của trẻ hơn là việc nhồi nhét lượng kiến thức vượt cấp. Kế hoạch giảng dạy được chọn lọc theo các tiêu chí phát triển và kết hợp các phương pháp giảng dạy trẻ mầm non.
Xây dựng các nguyên tắc và thực hiện giáo dục mầm non là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên sẽ căn cứ vào các nguyên tắt này mà tiến hành lên kế hoạch giảng dạy cho trẻ mầm non