“Một số kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch giáo dục lứa tuổi mẫu giáo lớn”
Mục Lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục
m
ầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Giáo dục
m
ầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và phát triển của trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi đòi hỏi cần có chương trình giáo dục phù hợp. Đổi mới chương trình giáo dục trẻ là việc cần làm thường xuyên để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển chung của xã hội. Đổi mới đồng bộ các thành tố của chương trình (mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện, đánh giá). Xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển và tiếp cận tích hợp, giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Nhân dân ta vốn có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” luôn đề cao nghề dạy học. Vì thế là một người giáo viên phụ trách lớp MG lớn, đứng trước sự thay đổi về hình thức và cách tổ chức trong phương pháp giáo dục tôi nhận thức được trách nhiệm của chính bản thân mình. Phải suy nghỉ đầu tư và thực hiện chương trình mới hiện hành, Mình là giáo viên có làm tốt thì mới bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất cao quý và những năng lực sáng tạo của con người lao động mới. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, góp phần quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục. Chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hóa, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, có lòng yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ như chính con em mình. Cô giáo luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo, được tin yêu, tôn trọng và thực sự người mẹ thứ hai của các cháu.
Năm học 2016-2017 Sở giáo dục đã mở lớp tập huấn lập kế hoạch giáo dục giai đoạn 2016-2020, có nhiều thay đổi lớn trong xây dựng kế hoạch. Đến năm học này 2017-2018 là năm thứ hai triển khai, nên trong quá trình thực hiện và tìm hiểu tôi đã tìm ra một số cách làm hay, khoa học chính vì điều đó tôi cũng mạnh dạn xin được trình bày đề tài:
“Một số kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch giáo dục ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi”. để cùng nhau chia sẻ với các đồng chí và các bạn .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh, nhưng chung lại có hai hướng: hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Các hoạt động vui chơi luôn là một phần tất yếu và đặc biệt quan trọng của lứa tuổi MN. Các giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lập kế hoạch, giảng dạy và đánh giá trẻ ở lứa tuổi MN. Trong lứa tuổi từ 0-6 tuổi .Trẻ 5 -6 tuổi đặc biệt nhạy cảm đối với sự phát triển của trẻ. Cuộc sống của rất nhiều trẻ em sáu tuổi được xác định bởi một biến cố phát triển, mang lại rất nhiều thay đổi mạnh mẽ trong đó tính cách của một đứa trẻ xét về phương diện các trải nghiệm tình cảm, ý thức về bản thân và quan hệ đối với các môi trường xung quanh sẽ trải qua một sự thay đổi.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường tôi đã nêu rõ:
Xây dựng lập kế hoạch giáo dục cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
2. THỰC TRẠNG
:
Để thực hiện khi xây dựng lập kế hoạch giáo dục ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của nhà trường cũng như lớp mình, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
– Trường tôi được sự quan tâm và sự chỉ đạo kịp thời
và sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục quận Hoàn Kiếm
.
– Ban giám hiệu nhà trường cũng rất chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường đầu tư về đồ dùng giảng dạy của bộ môn và quan tâm đến phương pháp, hình thức giảng dạy của lớp.
– Trường có các trang thiết bị đồ chơi ngoài trời hiện đại, hệ thống biểu bảng khá phù hợp. Trường đã qui hoạch cây cảnh, thảm cỏ, khu chơi, cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm.
– Bản thân là GV
lâu năm,
tôi luôn
tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn tồn tại một số khó khăn.
– Khuôn viên phòng học có giới hạn mà số lượng học sinh trong lớp đông.
– Cách bố trí tạo môi trường theo hướng hiện đại còn hạn chế.
– Tính sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao (chưa có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy)
2.3.
Khảo sát
:
Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả. Đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
XÂY DỰNG KH NĂM
XÂY DỰNG KH THÁNG
XÂY DỰNG KH NGÀY
Tốt
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
x
x
x
Bảng khảo sát chất lượng của GV lớp A3 khi XD lập kế hoạch tháng 8/2017
Nhìn vào bảng đánh giá rõ ràng chất lượng để hiểu và biết cách làm kế hoạch một cách chi tiết và rõ ràng. Số giáo viên theo định biên đủ 02 GV/lớp, số trẻ/lớp đông, nhưng với sự cố gắng đồng lòng chung sức của 2 giáo viên chúng tôi đã phát huy được khả năng sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục hợp lý, có hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch lứa tuổi mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi mà tôi đã thực hiện .
1. Biện pháp: Tham gia học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
2. Biện pháp: Định hướng đổi mới trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục.
3. Biện pháp: Xây dựng các kế hoạch giáo dục theo hướng đổi mới.
4. Biện pháp: Đánh giá trẻ, lưu kế hoạch.
Biện pháp 1 : Công tác học bồi dưỡng chuyên môn:
1.1 Công tác học bồi dưỡng XD lập KH của SGD và PGD Quận tổ chức:
Tôi đã được đi dự tập huấn của sở về cách XD lập kế hoach theo hình thức mới. Sau khi được tham dự lớp tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non của Sở GD và ĐT Hà Nội, bản thân tôi cùng đồng nghiệp đã được chia sẻ những khó khăn, hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục, Bến cạnh đó, tôi đã được nâng cao nhận thức và kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, điều chỉnh, xây dựng kế hoạch GD đáp ứng yêu cầu đổi mới trong GDMN.
1.2 Học bồi dưỡng XD lập KH do trường tổ chức :
Sau khi chúng tôi được sở GD và phòng GD bồi dưỡng về cách lập KH của năm học, BGH nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn cùng học rút KN những buổi học trước hướng dẫn cụ thể từng nội dung của kế hoạch cụ thể:
VD: Xây dựng mục tiêu: Tôi thực hiên một lĩnh vực thể chất ở lớp lớn, bạn ở khối nào thực hiện khối đó, sau khi lập xong so sánh các khối về mức độ khác nhau của lứa tuổi, phân tích vì sao khác nhau? lấy ở tài liệu nào để chứng minh điều đó?
Tôi xác định chính xác mục tiêu của lứa tuổi (so sánh KQ mong đợi và chỉ số, cộng với bổ sung nâng cao tránh những mục tiêu bị thừa ra.)
–
Có những mục tiêu cần nội dung liệt kê bài dạy cho kho ngân hàng phong phú, nhưng với những mục tiêu đã thể hiện nội dung bài dạy nên lựa chọn 1số bài sao cho phù hợp với mục tiêu đó, tránh lan man, có nội dung không phục vụ cho mục tiêu đề ra (VD như nội dung ở LVPT thể chất, LVPTnhận thức ).
– Khi XD nội dung ngân hàng cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình theo lứa tuổi, các tài liệu như thơ truyện, trò chơi, băng đĩa….để làm giàu kho ngân hàng nội dung.
Biện pháp 2: Định hướng sự đổi mới trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục.
– Để xây dựng được kế hoạch GD bản thân tôi cũng tự tìm ra biện pháp để xây dựng một cách phù hợp nhất với trẻ và điều kiện lớp mình.
– Kế hoạch được xây dựng theo hướng đồng tâm phát triển, khoa học, mang tính khả thi cao, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
– Kế hoạch tháng được thiết kế theo từng tuần trọng tâm vào sự kiện có trong tháng và theo chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ.
Biện pháp 3: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giáo dục:
Kế hoạch là dự kiến, có thể thay đổi trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ở năm học 2017-2018, sau khi được bồi dưỡng ở các cấp, tôi đã xây dựng các loại kế hoạch sau:
– Kế hoạch giáo dục năm học gồm: mục tiêu giáo dục năm học và ngân hàng nội dung hoạt động giáo dục.
– Kế hoạch giáo dục tháng gồm: kế hoạch các tuần trong tháng, chế độ sinh hoạt hằng ngày của từng tuần.
– Kế hoạch giáo dục ngày : thống nhất chỉ thể hiện phần soạn hoạt động học
Cách xây dựng tôi.thực hiện theo đúng hướng dẫn của SGD tuy nhiên cách làm sao cho dễ hiểu và sát với thực tế là điều mà GV chúng tôi luôn mong muốn và hướng tới .
3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học:
Bao gồm 2 phần:
* Mục tiêu GD năm học cuối mỗi độ tuổi
* Dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động và các sự kiện diễn ra trong năm học nhằm đạt được mục tiêu GD năm học của mỗi độ tuổi
Mục tiêu giáo dục ở cuối tuổi mẫu giáo 5-6 bao gồm:
+Kết quả mong đợi trong chương trình GDMN
+Bổ sung những chỉ số đánh giá cuối độ tuổi không có trong kết quả mong đợi.
+ Nâng cao, chuyên sâu (khuyến khích thực hiện): Có thể ở phần được bổ sung hoặc có thể nâng cao, chuyên sâu trong chính kết quả mong đợi của chương trình (một vài kết quả mong đợi trong 1 lĩnh vực hoặc trọn vẹn 1-2 lĩnh vực/5 lĩnh vực (trường chất lượng cao sẽ nâng cao, chuyên sâu nhiều hơn trường đại trà)
+ Cách viết mục tiêu bổ sung, nâng cao (nên có ký hiệu nổi rõ) như là in nghiêng, mực đỏ. Mục tiêu nâng cao bổ sung tôi xây dựng vào cuối học kỳ 1, học kỳ 2 hoặc cuối năm học vì lúc đó trẻ đã có kỹ năng, trẻ có thể thực hiện mục tiêu đạt hiệu quả cao hơn so với đầu năm.
Vì vậy, tôi đã chọn để xây dựng mục tiêu nâng cao ở lĩnh vực PTTC. Dưới đây là ví dụ về mục tiêu GD năm học lĩnh vực thể chất độ tuổi MGL của lớp tôi.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
A. Phát triển vận động
1. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động.
2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
– Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,3m) một đầu kê cao 0,3m.
– Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
– Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
– Bật xa tối thiểu 50cm (Chỉ số1)
– Nhảy xuống từ độ cao 40cm (Chỉ số 2)
– Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. (Chỉ số 4)
2.2. Kiểm soát được vận động:
– Đi/ chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
– Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (Chỉ số 9)
2.3. Phối hợp tay – mắt trong vận động:
– Bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4 m).
– Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m).
– Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
– Đập và bắt được bóng bằng 2 tay (Chỉ số 10)
2.4. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
– Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
– Ném trúng đích đứng (cao 1,5 m, xa 2 m ).
– Bò vòng qua 5 – 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.
– Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (Chỉ số 13).
– Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút (Chỉ số 14)
3.1.2.XD ngân hàng nội dung
– Các bước xây dựng: Nhà trường thực hiện theo đúng chỉ đạo của SGD và phòng GD đã đề ra. Tuy nhiên bản thân tôi cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm khi xây dựng nội dung hoạt động.
+ Căn cứ vào khung thời gian thực hiện chương trình (35 tuần/năm), mục tiêu GD năm học của độ tuổi, ND giáo dục trong chương trình, các tài liệu chương trình khác
+ GV thực hiện dự kiến các sự kiện trong năm theo tháng, tuần, sau đó xây dựng TKB thực hiện 7HĐ học/ tuần.
– Các bước xây dựng:
+ Dự kiến sự kiện, chủ đề trong năm theo tháng theo tuần.
+ Xây dựng TKB để xác định số lượng các hoạt động.
+ Copy mục tiêu GD của độ tuổi vào cột mục tiêu trong bảng dự kiến ngân hàng.
+ Dự kiến thời gian thực hiện để đạt được mục tiêu.
+ Căn cứ mục tiêu GD, tôi lựa chọn liệt kê các nội dung, hoạt động phù hợp thực hiện.
– Bước 1: VD: DỰ KIẾN CÁC NỘI DUNG TRONG NĂM HỌC
Tháng
Tuần 1(04-08/09/2017)
Tuần 2(11-15/09/2017
Tuần3(18-22/9/2017)
Tuần4(25-29/09/2017)
Tuần 5
9/2017
Khai giảng -Rèn nề nếp
Trường mâm non của bé
Cô giáo và các bạn trong lớp
Ở lớp bé được làm gì
10/2017
02-06/10
Bé vui trung thu
09-13/10
GĐ bé và những người XQ
16-20/10
Ngày PNVN 20-10
23 -27/10
Đồ dùng gia đình
11/2017
30/10-03/11
Nghề của bố mẹ
06-10/11
Uớc mơ của bé
13-17 /11
Ngày hội của cô giáo 20/11
20-24/11
PT giao thông đường bộ
27/11-01/12
Một số quy định khi tham gia GT
12/2017
04-08/12
Một số nhạc cụ ÂN
11-15/12
Pha màu sáng tạo
18-22/12
Vui đón giáng sinh
25-29/12
Chào năm mới 2017
01/2018
01/01-05/01/2018
Môn thể thao bé yêu thích
08/01-12/01
Bé rèn luyện sức khỏe
15-19/01
Cây xanh và MTS
22-26/01
Rau xanh nguyên đán
29/01-02/02
Các loại quả
02/2018
05-09/02
Bé cùng gia đình đón tết
12-16/02
Nghỉ tết nguyên đán
19-23/02
Mùa xuân đến
26/02-02/3
Lễ hội MX
03/2018
05-09/03
Hoa và ngày 8/3
12-16/03
Nhà bé nuôi con gì
19-23/03
ĐV sống trong rừng
26-30/03
Con gì biết bơi
04/2018
02-06/04
Côn trùng
09-13/04
Các mùa trong năm
16-20/04
Nước và không khí
23-27/04
Ngày TN đất nước
05/2018
30/04-04/05
Thủ đô HN
0-11/05
Tiểu học
14-18/05
Sinh nhật Bác
21-25/05
Bế giảng năm học
Bước 2: Xây dựng thời khóa biểu để xác định số lượng các hoạt động (hoạt động học, hoạt động khác) diễn ra trong 1 năm học
– Cách 1: Thực hiện như hiện hành 7 hoạt động học/1 tuần ( MGL )
– Cách 2: Thực hiện 5 hoạt động học/tuần ( 1 hoạt động học/1 ngày )
Sau khi đã có kế hoạch dự kiến các sự kiện chủ đề, tôi tiếp tục xây dựng thời khóa biểu để xác định số lượng các hoạt động diễn ra trong 1 năm học. Sau buổi tập huấn thay vì thực hiện như hiện hành 7 hoạt động học/ tuần đối với lớp MGL của tôi, tôi đã thực hiện 5 hoạt động học/ ngày. Với các môn học là 7 môn tôi uu tiên LVPTTC là lĩnh vực trường tôi chọn nâng cao nên tôi để môn thể dục đứng độc lập ngày thứ hai. Tuần 1 và tuần 3; tuần 2 và tuần 4 tôi thực hiện thời khóa biểu thay đổi ở 4 môn,. Dựa vào tình hình thực tế tại trường, tôi đã xây dựng thời khóa biểu cho lớp MGL của mình như sau:
THỜI KHÓA BIỂU NĂM HỌC 2017-2018 LỚP MGL A3
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Tuần 1- 3
Thể dục
MTXQ
Âm nhạc
LQVT
Tạo hình
Tuần 2- 4
Thể dục
MTXQ
LQCC
Văn học
Tạo hình
– Bước 3: Copy mục tiêu GD của độ tuổi vào cột mục tiêu trong bảng dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động GD. Sau khi xây dựng thời khóa biểu, tôi tiếp tục copy mục tiêu GD cuối độ tuổi vào cột mục tiêu trong bảng dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động GD.
– Bước 4: Dự kiến thời gian thực hiện: Tôi dự kiến thời gian thực hiện để đạt được mục tiêu, tùy vào từng mục tiêu, có mục tiêu đạt được trong 1 tháng cũng có những mục tiêu phải nhiều tháng mới đạt được tùy vào mức độ khó dễ của mục tiêu đó. Để có thể xây dựng ngân hàng nội dung một cách khoa học, tôi đã kẻ bảng 3 cột: cột thứ nhất là mục tiêu, cột thứ 2(ở giữa) là thời gian thực hiện, cột thứ 3 là nội dung- hoạt động. (Cách trình bày: có thể kẻ 1 cột để ghi chung 1 tháng, nhiều tháng, cả năm hoặc kẻ 9 cột tương ứng 9 tháng và đánh dấu x vào tháng lựa chọn thực hiện để đạt mục tiêu).
Cách để tôi thực hiện nội dung theo tháng như sau: Với những mục tiêu và nội dụng dựa theo quyển chương trình giáo dục mầm non xây dựng theo tiêu chí từ dễ đến khó, tôi đã sắp xếp vào các tháng cho phù hợp với nhận thức của trẻ và sự kiện của tháng.
VD: Ở đầu năm học tháng 9, mục tiêu của tôi là trẻ có thể bật xa tối thiểu 50cm thì nội dung hoạt động sẽ là : bật xa 50cm. Đến cuối học kỳ I tháng 12 , mục tiêu đưa ra cao hơn, trẻ phải phối hợp tay mắt trong vận động như : “Bắt và ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4 m)”…như vậy là với mỗi bài, GV là người sắp xếp vào tháng cho phù hợp. Nhiều GV còn nhầm lẫn vấn đề này. chưa dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các tiêu chí từ dễ đến khó….. để sắp xếp bài dạy đánh dấu hoặc ghi tên tháng vào cột .
Bước 5: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của lĩnh vực, tôi đã lựa chọn và liệt kê các nội dung, hoạt động phù hợp thực hiện, để đạt được mục tiêu GD của lĩnh vực đó. Một nội dung, hoạt động có thể đáp ứng một hay nhiều mục tiêu và ngược lại
– Nội dung bài dạy phải phục vụ cho yêu cầu mục tiêu đã đề ra, lựa chọn đề tài phải gần gũi với trẻ.
– Khi XD nội dung ngân hàng cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình theo lứa tuổi, các tài liệu như thơ truyện, trò chơi, băng đĩa….để làm giàu kho ngân hàng nội dung.
Các tài liệu khi tôi sưu tầm để xây dựng nội dung:
Dưới đây là VD về bảng dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động GD lĩnh vực phát triển thể chất mà tôi đã xây dựng.
NGÂN HÀNG NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MẪU GIÁO LỚN – NĂM HỌC 2017 – 2018
Lĩnh vực phát triển thể chất
Mục tiêu
Thời gian thực hiện
Nội dung – Hoạt động
1. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
Cả năm
* Được sử dụng trong TD sáng và BTPTC
– Hô hấp: Hít vào, thở ra.
+ Thổi nơ
+ Trời tối, trời sáng
– Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
+ Luân phiên từng tay lên cao
– Lưng, bụng, lườn:
+ Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
+ Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
+ Cúi về trước, ngửa ra sau
– Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Khuỵu gối
– Bật:
+ Bật đưa chân sang ngang
+ Bật về phía trước
2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động.
2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
– Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m.
– Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
– Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
Tháng 9,11,12, 2,4
– Trẻ đi khuỵu gối
– Đi mép ngoài bàn chân
– Đi trên dây
– Đi trên ván kê dốc
– Đi nối bàn chân tiến lùi
– Đi theo đội hình đội ngũ
– Đi bước chéo sang ngang
– Đi trên ghế TD đầu đội túi cát
– Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
– TC: chú chuột kaguru
– TC: chạy tiếp sức tôi vui tôi buồn ,
– TC: những chiếc xe đang chạy, bạn hãy chọn đúng ,bắt cá, đua thuyền
– Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
Tháng 9
– Bật xa 50cm
– TC: cướp cờ
– Nhảy xuống từ độ cao 40cm (CS2)
Tháng 10
– Bât sâu 40-45 cm
– TC-Ai nhanh nhất
– Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. (CS4)
Tháng 11
– Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m
– TC:cướp cờ
*Trẻ biết giữ độ thăng bằng,sức mạnh cơ thể, thể hiện ở kỹ năng bật nhẩy,kéo…
Tháng 11,12,4
– Bật chụm tách qua 7 ô
– Bật qua vật cản 15-20cm
– Bật liên tục vào ô liên tiếp
– TC: Bẫy chuột, đi xe đạp, xe đẩy chân, trò chơi với nước , bóng ,cát ……
* Bật chum, tách qua nhiều ô bật khác nhau do GV thiết kế, chạy trên ván dốc, đu bám, Các bài tập kéo đồ vật theo các hướng khác nhau (Kéo các bao tải có trọng lượng khác nhau)
– Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu ( CS 9)
Tháng 11
– Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;
TC: Nhẩy lò cò – nhẩy lò cò theo đôi
2.2. Kiểm soát được vận động:
Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
Tháng 1, 3
– Đi nhanh , đi châm, đi khom….
– Đi thay đổi hướng phải trái, trước, sau
– Đi dích dắc theo hiệu lệnh
– Chạy thay đổi theo hiệu lệnh
– TC: Mèo đuổi chuột
– Rồng rắn lên mây, Chuyền bóng – chuyền bóng cho người có màu áo giống mình.
2.3. Phối hợp tay- mắt trong vận động:
– Bắt và ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4 m).
– Ném trúng đích đứng (xa 2 m cao 1,5 m).
– Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
Tháng 9,10,12,1,4
– Ném xa
– Bắt và ném bóng khoảng cách 4 m
– Chuyền bóng bên phải ,trái ….
– Trườn kết hợp trèo qua ghế
– Ném trúng đích đứng (xa 2 m cao 1,5 m).
– Ném đích ngang ,đích dứng bằng 1 , 2 tay
– TC: Chuột và cáo
– Bao nhiêu bạn hát
– Ai khéo tay nhất, thử tài của bé
– Đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp
– Đập và bắt được
bóng bằng 2 tay (CS 10)
Tháng 12
– Đứng Đập bắt bóng bằng 2 tay
– TC: Kéo co
– TC: Cáo và thỏ
2.4. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
– Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
– Bò vòng qua 5 – 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.)
Tháng 10,12,2,11
– Chạy 18m trong 10s
– Bò qua các điểm dích dắc bằng bàn tay bàn chân
– Bò chui qua ống dài
– Chạy chậm 100-120m
– Chạy liên tục150m không hạn chế thời gian (CS 13)
Tháng 3
– Chạy 150m ko hạn chế thời gian
– Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút( CS 14)
Tháng 12
-Các HĐ khác
– Tổ chức giao lưu giữa các lớp
– Các bài tổng hợp, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non
Cái khác là khi xây dựng kho ngân hàng nội dung ở đây là có những mục tiêu cần nội dung liệt kê bài dạy cho kho ngân hàng phong phú, nhưng với những mục tiêu đã thể hiện nội dung bài dạy nên lựa chọn bài đó sao cho phù hợp. (Với nội dung ở LVPT thể chất, PT nhận thức).
VD: Mục tiêu là : – Đập và bắt được bóng bằng 2 tay (CS 10)
– ND cũng phải là : – Đứng Đập bắt bóng bằng 2 tay
– TC: Kéo co, Cáo và thỏ….
Nhưng có những mục tiêu không cụ thể tên bài như:
– Trẻ kiểm soát được vận động: Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần)
– ND sẽ là liệt kê các bài dạy:
+ Đi nhanh , đi châm, đi khom….
+ Đi thay đổi hướng phải trái, trước, sau
+ Đi dích dắc theo hiệu lệnh
+ Chạy thay đổi theo hiệu lệnh
+ TC: Mèo đuổi chuột
+ Rồng rắn lên mây
Kết quả: Xây dựng kế hoạch nội dung ngân hàng tôi không còn lúng túng liệt kê lan man không rõ mục tiêu, biết lựa chọn những nội dung sát với thực tế, khoa học phù hợp để xây dựng cho lớp mình.
3.2. Kế hoạch giáo dục tháng:
Tôi thực hiện theo đúng hướng dẫn của SGD tuy nhiên qua thực hiện tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm khi XD kế hoạch tháng .
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG
Tôi xây dựng kế hoạch tháng theo đúng kế hoach của sở và PGD Quận tuy nhiên ở mỗi bước tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện cho dễ hiểu và khoa học phù hợp với lớp mình hơn.
Bước 1: Từ ngân hàng nội dung, hoạt động GD, ưu tiên chọn các nội dung, hoạt động học, hoạt động khác cho tuần có tổ chức sự kiện
Bước 2: Tiếp tục chọn các hoạt động học, hoạt động khác có nội dung liên quan đến sự kiện, chủ đề vào các tuần khác trong tháng.
Bước 3: Nếu còn tuần, ngày, thời điểm trong kế hoạch GD tháng chưa có nội dung hoạt động, mà không còn lựa chọn được nội dung có liên quan đến sự kiện, chủ đề, tôi sẽ tiếp tục lấy từ ngân hàng các nội dung còn lại trong lĩnh vực, không liên quan đến chủ đề, sự kiện, nhưng đảm bảo về tiến độ thực hiện nội dung theo thời gian (như theo qui định tháng 10 làm quen nhóm chữ nào..? ) sắp xếp cho đủ nội dung, hoạt động trong tháng
Bước 4: Căn cứ vào nội dung hoạt động trong tháng, tôi chọn các chỉ số phù hợp trong bộ chuẩn PTTE 5T hoặc các chỉ số đánh giá ở độ tuổi khác để đánh giá trẻ
Bước 5: Cuối tháng GV đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GD tháng, chỉ số và các mục tiêu khác để điều chỉnh kế hoạch cho những tháng tiếp theo.
Từ kế hoạch thực hiện chương trình theo năm, cùng các sự kiện, chủ đề diễn ra trong tháng và thời khóa biểu, tôi lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng. Theo tôi kế hoạch giáo dục tháng chính là sự cụ thể hoá các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng với mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi.. của trẻ trong 1 tháng. Kế hoạch hoạt động tháng bao gồm:
+ Các hoạt động theo chế độ sinh hoạt theo tuần được lựa chọn từ ngân hàng nội dung, hoạt động năm học.
+ Lựa chọn các chỉ số đánh giá trẻ theo tháng.: Để xây dựng kế hoạch tháng thành công, khoa học đạt được mục tiêu và nội dung theo đúng thời gian theo kinh nghiệm của tôi nên kẻ cột sự kiện lên phía trên để dễ quan sát thay vì kẻ theo mẫu để cột này ở phía dưới, sau đó tôi uư tiên bài cho tuần sự kiện để copy trước.
Các tuần còn lại tôi chỉ cần nhìn vào kho ngân hàng của năm để nhặt bài đã đánh dấu tháng vào tháng mình xây dựng.
– VD: Kế hoạch tháng 10 môn làm quen CV, nhìn vào lĩnh vực PTNN tháng10 có một loạt các bài cung cấp đến cho trẻ tôi lựa chọn bài, trò chơi mình cần để cho vào kế hoạch tháng 10. Như vậy với cách làm kế hoạch như này tôi có nhiều lựa chọn nội dung phong phú hơn cho mình.
Nếu ở hoạt động học chưa đáp ứng hết được mục tiêu, tôi tiếp tục nhặt ở kho ngân hàng các nội dung phù hợp cho vào hoạt động góc, hoạt động chiều.
Với những môn được thể hiện cách tuần như văn học, âm nhạc, LQCV tùy vào nội dung và khả năng của trẻ tốt, tôi sắp xếp tổ chức nội dung đó trong hoạt động học (phải thực hiện theo phương pháp tổ chức hoạt động học), hoặc tổ chức thực hiện tại thời điểm khác trong chế độ sinh hoạt một ngày (sẽ không phải tổ chức theo phương pháp hoạt động học, khuyến khích đổi mới hình thức, đảm bảo trẻ hứng thú, tích cực, đạt được mục đích yêu cầu) tôi cho trẻ làm quen bổ sung vào HĐC và HĐG và in đậm những bài đó để dễ quan sát không để bỏ sót.HĐ góc tôi liệt kê từng tuần tuy nhiên được viết chung vào ô tháng và HĐNT kẻ từng tuần, trong 1 tuần tôi có thể thay đổi một số góc trong hoạt động góc, với HĐNT tôi thống nhất với lớp bạn trong khối để xây dựng các HĐ giao lưu (Ghi cụ thể giao lưu cái gì?) tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi phát triển vận động theo hình thức thi đua, thi đấu giữa tổ- tổ, lớp-lớp hoặc lao động vườn trường, tham quan trải nghiệm ở khu vực gần trường được xây dựng vào trong kế hoạch.
Ở HĐC tôi thực hiện đúng theo tiêu chí trong 1 tuần có KNTPV, thực hành vệ sinh góc chơi, lớp các trò chơi dân gian, bé tập làm nội trợ….. Nhất thiết mỗi tuần phải có hoạt động lao động, vệ sinh sắp xếp đồ dùng đồ chơi, vệ sinh phòng nhóm lớp.
– Khuyến khích, tăng cường cho trẻ vận động thể dục, trò chơi, dance sport, dân vũ… giúp trẻ phát triển tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo.
– Thực hiện các chỉ số phù hợp với nội dung để ghi vào cột chỉ số đánh giá, nếu có chỉ số còn yếu của tháng trước cô ghi bổ sung vào tháng sau để tiếp tục rèn thêm trẻ. Chúng tôi quan tâm đến việc chỉ số đánh giá trong tháng phải đồng nhất với thời gian thực hiện trong bảng dự kiến ngân hàng ND.
Ví dụ : Chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất
Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp các nhóm cơ lớn.
Chỉ số 1(CS1). Bật xa tối thiểu 50cm, Tôi sẽ đưa vào nội dung hoạt động bật xa của lĩnh vực phát triển thể chất tháng 9. Cứ như vậy với các chuẩn thuộc các lĩnh vực khác tôi xây dựng đưa vào các hoạt động học, còn lại các chuẩn không phù hợp ở hoạt động học tôi xây dựng đưa vào hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…
* Lưu ý:
– Lựa chọn chỉ số đánh giá trong tháng phải đồng nhất với thời gian thực hiện trong bảng dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động GD. Cách ghi chỉ số đánh giá trong kế hoạch GD tháng: ghi vào cột chỉ số đánh giá .
– Để không bỏ sót chỉ số trong bộ chuẩn PTTE 5T (hoặc các độ tuổi khác), tại 120 chỉ số trong Bộ chuẩn, khi chọn chỉ số, GV đánh ngay số mũ (số tháng) ở đầu chỉ số đã được chọn, chỉ số đó cần đánh giá nhiều tháng, GV ghi các tháng đó liên tiếp; hoặc kẻ bảng chia chỉ số vào các tháng tùy thuộc mỗi nhà trường, mỗi GV. Ước lượng mỗi tháng ít nhất 9, 10 chỉ số, đảm bảo đánh giá đủ chỉ số theo qui định.
Dưới đây là VD về cấu trúc kế hoạch tháng mà tôi đã xây dựng và thực hiện tại lớp của mình (soạn theo giấy khổ ngang ):