Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị …

Chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non là tuổi vàng của sự phát triển, việc chăm sóc giáo dục đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Đặc biệt việc chúng ta đạt được mục tiêu PCGDMNTNT: “Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1” là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo nền tảng, hành trang tốt cho trẻ học lớp 1 tại trường Tiểu học.

 

 

Nhà trường đã đưa ra  các cách làm hay, các việc làm sáng tạo. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị trường vùng khó khăn và điểm lẻ.

Một là, làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo. Hằng năm  nhà trường luôn quán triệt thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) phù hợp với tình hình thực tiễn  của nhà trường, địa phương như Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014. Nghị định về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thông tư số: 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 03 năm 2016. Thông tư Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Đồng thời chủ động tam mưu với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục chung trong toàn xã và các văn bản duy trì Phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi của nhà trường. Đặc biệt là công tác tham mưu được thực hiện và triển khai trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về công tác gáo dục.

Làm tốt công tác tập huấn và hướng dẫn giáo viên trong nhà trường phụ trách phần mềm Phổ cập giáo dục hằng năm cập nhật số liệu Phổ cập giáo dục đúng tiến độ. Đúng quy trình. 

 

 

Hằng năm tổ chức điều tra, cập nhật kịp thời các thông tin biến động về trẻ trong độ tuổi trên địa bàn. Việc tổ chức điều tra, lập phiếu điều tra có sự tham gia đồng thời của 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn; số liệu đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa các cấp học

Hai là, làm tốt công tác huy động tối đa trẻ mầm non đến trường. Nhà trường luôn chủ động trong việc tham mưu với cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương ban chỉ đạo PCGD xã;  Hội cha mẹ trẻ, rà soát trẻ 0-5 tuổi trên địa bàn. Phối hợp với cấp ủy  chính quyền địa phương trong xã, các ban ngành đoàn thể, trưởng các thôn bản thực sự vào cuộc trong việc vận động cha mẹ trẻ cho con ra lớp và đi học chuyên cần. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, quan tâm chăm lo đặc biệt đến trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, huy động trẻ khuyết tật học hòa nhập

Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đảm bảo duy trì và phát triển số lượng trường, lớp, trẻ trong độ tuổi ra lớp theo giai đoạn và từng năm học cụ thể; chính xác.

Ba là, đổi mới công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.Nhà trường đã chỉ đạo các lớp nhóm thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ kết hợp với nhà trường sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ để tổ chức ăn bán trú cho 100% số trẻ trong toàn trường có hiệu quả.  Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh tham gia cùng nhà trường tích cực trồng rau xanh đưa vào bữa ăn cho trẻ. Huy động phụ huynh tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách cho trẻ tại trường.

Chỉ đạo tốt việc thực hiện Chương trình GDMN học 2 buổi/ngày ở 100% các nhóm/lớp, đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo ghép. Chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tích cực ứng dựng công nghệ thông tin, các phần mềm, các trò chơi Kmatr vào giảng dạy trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên xác định rõ trọng tâm mục tiêu của lớp mẫu giáo ghép.

Tổ chức hiệu quả các hội thi: Giáo viên dạy giỏi các cấp. Hội thi cho học sinh như  “Giao lưu ngày hội thể thao của bé” . Hội thi: “Tài năng tiếng Việt nhí” Hội thi “Chung tay phát triển trẻ thơ toàn diện” Hội thi “Hành trang cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1”…

Chọn những giáo viên có năng lực tay nghề dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhóm lớp, kịp thời khen thưởng các phong trào thi đua, biểu dương các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ và các phong trào.

Bốn là, làm tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường cơ sở vật chất:  Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng môi trường sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và phù hợp với trẻ bao gồm môi trường trong lớp học và ngoài lớp học đồng bộ từ trường chính đến các phân hiệu thông qua việc tổ chức hội thi xây dựng lớp học đẹp, phân hiệu đẹp tại các lớp nhóm và phân hiệu trong toàn trường.

 

 

IMG_20201202_141107.jpg

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục và giúp trẻ tích cực thực hành, khám phá, trải nghiệm hằng ngày phù hợp chủ đề. Đồng thời đa dạng, phong phú các loại đồ dùng, đồ chơi để khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý và sử dụng hiệu quả. Xây dựng môi cho trẻ trải nghiệm các mô hình vườn cổ tích, góc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, góc thư viện. Khu vực chơi và trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.

Môi trường xã hội: Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lớp học thân thiện. Tạo mối quan hệ tốt giữa cô-trẻ, giữa trẻ-trẻ, giữa cô-cô và giữa cô-cha mẹ trẻ.  Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn xung quanh phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

Năm là, Phối kết hợp với các bậc phụ huynh làm tốt công tác  nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, công tác huy động xã hội hóa giáo dục. Chỉ đạo giáo viên xác định mối quan hệ gia đình thứ nhất và gia đình thứ hai lớp học thân thiện, luôn thật khăng khít và bền chặt, nhằm làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ một cách đúng hướng, đồng thời tạo môi trường cần thiết cho sự lớn lên của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Các nội dung được thực hiện qua các giờ đón trả trẻ, thông qua các nhóm Facebook, Zalo của các lớp học trong trường…qua trang này đăng tải giới thiệu, cập nhật những  nội dung chăm sóc giáo dục  theo quan điểm giáo dục mới. Vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động của lớp, như các Hội thi, các ngày lễ, hội…của địa phương.

          Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục, thực hiện hiệu quả Các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở nhà trường vùng khó khăn và điểm lẻ. Huy động cha mẹ chung tay chăm sóc trẻ, góp sức xây trường xanh.

 

 

Nhà trường luôn tin tưởng rằng với sự đoàn kết, quyết tâm, đổi mới, sáng tạo của đội ngũ các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Sự chỉ đạo sát xao của đơn vị chủ quản Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà cùng các cấp lãnh đạo. Sự vào cuộc của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh và cộng đồng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị trường vùng khó khăn và điểm lẻ của nhà trường sẽ luôn thực hiện tốt và là nền tảng vững chắc cho trẻ vào học lớp 1 tại trường Tiểu học./.

 

                                                                                    Nguyễn Thị Liên – Trường MN Lùng Phình 2