Một số đặc điểm sinh lý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Một số đặc điểm sinh lý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Theo tổ chức WHO, trẻ sơ sinh non tháng được định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sinh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối). Tuy nhiên trong trường hợp không nhớ ngày kinh cuối có thể dựa vào các dẫn chứng lâm sàng, hình thái bên ngoài và biểu hiện về thần kinh để xác định tương đối chính xác tuổi.
Một số đặc điểm sinh lý của trẻ non tháng

  1. Chức năng hô hấp

Chức năng hô hấp của trẻ non tháng còn rất yếu. Trẻ dễ bị suy hô hấp vì
– Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu.
– Phổi chưa dãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh.
Bệnh lý hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể dãn nở đủ để trao đổi không khí.

  1. Chức năng điều hòa thân nhiệt

Trẻ non tháng dễ bị nhiễm lạnh vì:
– Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu.
– Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ thể sinh nhiệt chống lại lạnh.
Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh.
Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35,5o C sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não.

  1. Chức năng tuần hoàn

Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ.
Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng.
Lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết.

  1. Chức năng gan và tiêu hóa

Enzym để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt tính nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài.
Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt đòi hỏi trẻ non tháng phải được cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa và hấp thu không hết thức ăn- dù là sữa mẹ- nên trẻ sễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa
Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết.

  1. Hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào và diệt khuẩn đều chưa hoàn chỉnh. Mặt khác lượng globulin miễn dịch thể từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non tháng. Hậu quả trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc trẻ non tháng

  1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ non tháng:

– Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
– Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. Tránh gây tổn hại cho trẻ.
– Giảm thiểu thời gian cách ly mẹ con. Chăm sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo- đó là mô phỏng cách của chuột túi mang con trước bụng, cho phép trẻ non tháng được đặt nằm thường xuyên giữa hai vú mẹ.
2.  Các biện pháp chăm sóc và ổn định yếu tố nguy cơ:
Xử trí tại phòng sinh của bệnh viện: tránh mất nhiệt và hồi sức ngay sau sinh thật tốt. Trẻ sinh non có nguy cơ ngạt chu sinh cao do không thể khởi phát nhịp thở sau sinh. Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sinh: cho thở oxy và chuyển đến nơi có thể thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) ngay.
Ổn định thân nhiệt: nếu trẻ cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc cách ly nên dùng lồng ấp để giảm độ mất nước không nhận biết qua da, tránh những kích thích không cần thiết và tiếng động. Nhiệt độ của bé luôn ở khoảng 37oC là thích hợp nhất. Sử dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo để giữ ấm cho các trẻ đã qua giai đoạn bệnh nặng. Phương pháp đòi hỏi người mẹ và trẻ da tiếp xúc da rất hiệu quả, ít tốn kém, được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ vào thân nhiệt của người lớn, bé sẽ được ủ ấm thích hợp nhất.
Kiểm soát nhiễm trùng: Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ cần lưu ý
– Cần chú ý các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện để có hướng lựa chọn kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện.
– Bảo đảm vô trùng các kỹ thuật, dụng cụ khi chăm sóc trẻ; thuờng xuyên thay đổi, sát trùng lồng ấp, máy thở (từ 48 – 72 giờ).
– Cách ly trẻ khỏi những người bị hoặc nhiễm trùng.
– Hạn chế tiếp xúc trẻ; hạn chế thủ thuật xâm lấn.
– Rửa tay bằng nước rửa chuyên dụng trước khi tiếp xúc với trẻ để ngăn ngừa lây truyền bệnh.
Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho bé. Ở trẻ sinh non, thời điểm tiêm phòng cũng giống như đối với trẻ đủ tháng, nhưng cần đạt cân nặng chuẩn cho phép thì mới có thể tiêm.
Dinh dưỡng: Chọn phương pháp dinh dưỡng như:
– Dinh dưỡng đường tĩnh mạch cho trẻ rất nhẹ cân dưới 1250g, các bệnh lý nội khoa giai đoạn nặng chưa thể nuôi ăn qua đường miệng hoặc bệnh lý đường tiêu hóa mắc phải hoặc bẩm sinh.
– Dinh dưỡng qua tiêu hóa: trong trường hợp phải dinh dưỡng tĩnh mạch cần sớm chuyển qua đường miệng ngay khi có thể.
Sữa mẹ là lựa chọn hàng đầu cho trẻ, giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ non tháng, khi không có sữa mẹ nên chọn các loại sữa thích hợp dành cho trẻ non tháng cho đến khi trẻ đạt 37 tuần tuổi.
Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh non tháng cần bổ sung sắt (2 – 4 mg/kg/ngày) sau 2 tuần tuổi, ăn sữa hoàn toàn và vitamine E (2,2 – 12 UI/ngày), vitamin D (400 UI/ngày).
Ngoài ra các gia đình nên tìm sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo chỉ định, hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.
Mát- xa cho trẻ sinh non tháng
Việc làm này vô cùng quan trọng, nó giúp bé sinh non tháng nhanh cứng cáp, giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bé, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da, và một điều rất quan trọng là nó giúp tăng cường sự kết nối tình mẫu tử, giúp bé gần gũi hiểu mẹ hơn. Trước khi mát-xa da hay làm bất cứ việc gì đó chăm sóc trẻ các mẹ cần rửa tay sạch sẽ tránh lây bệnh cho bé.
Theo dõi các rối loạn khác của trẻ sơ sinh non tháng như màu da, môi trẻ, các chi ngón, rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu để kịp thời có hướng xử trí. Mọi hiện tượng bất thường dù nhỏ của trẻ đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời.

Nguyễn Linh Trang

Theo tổ chức WHO, trẻ sơ sinh non tháng được định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sinh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối). Tuy nhiên trong trường hợp không nhớ ngày kinh cuối có thể dựa vào các dẫn chứng lâm sàng, hình thái bên ngoài và biểu hiện về thần kinh để xác định tương đối chính xác tuổi.Chức năng hô hấp của trẻ non tháng còn rất yếu. Trẻ dễ bị suy hô hấp vì- Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu.- Phổi chưa dãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh.Bệnh lý hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể dãn nở đủ để trao đổi không khí.Trẻ non tháng dễ bị nhiễm lạnh vì:- Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu.- Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ thể sinh nhiệt chống lại lạnh.Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh.Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35,5C sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não.Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ.Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng.Lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết.Enzym để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt tính nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài.Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt đòi hỏi trẻ non tháng phải được cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa và hấp thu không hết thức ăn- dù là sữa mẹ- nên trẻ sễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu hóaDo lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết.Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào và diệt khuẩn đều chưa hoàn chỉnh. Mặt khác lượng globulin miễn dịch thể từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non tháng. Hậu quả trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.- Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.- Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. Tránh gây tổn hại cho trẻ.- Giảm thiểu thời gian cách ly mẹ con. Chăm sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo- đó là mô phỏng cách của chuột túi mang con trước bụng, cho phép trẻ non tháng được đặt nằm thường xuyên giữa hai vú mẹ.Xử trí tại phòng sinh của bệnh viện: tránh mất nhiệt và hồi sức ngay sau sinh thật tốt. Trẻ sinh non có nguy cơ ngạt chu sinh cao do không thể khởi phát nhịp thở sau sinh. Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sinh: cho thở oxy và chuyển đến nơi có thể thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) ngay.Ổn định thân nhiệt: nếu trẻ cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc cách ly nên dùng lồng ấp để giảm độ mất nước không nhận biết qua da, tránh những kích thích không cần thiết và tiếng động. Nhiệt độ của bé luôn ở khoảng 37C là thích hợp nhất. Sử dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo để giữ ấm cho các trẻ đã qua giai đoạn bệnh nặng. Phương pháp đòi hỏi người mẹ và trẻ da tiếp xúc da rất hiệu quả, ít tốn kém, được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ vào thân nhiệt của người lớn, bé sẽ được ủ ấm thích hợp nhất.Kiểm soát nhiễm trùng: Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ cần lưu ý- Cần chú ý các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện để có hướng lựa chọn kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện.- Bảo đảm vô trùng các kỹ thuật, dụng cụ khi chăm sóc trẻ; thuờng xuyên thay đổi, sát trùng lồng ấp, máy thở (từ 48 – 72 giờ).- Cách ly trẻ khỏi những người bị hoặc nhiễm trùng.- Hạn chế tiếp xúc trẻ; hạn chế thủ thuật xâm lấn.- Rửa tay bằng nước rửa chuyên dụng trước khi tiếp xúc với trẻ để ngăn ngừa lây truyền bệnh.Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho bé. Ở trẻ sinh non, thời điểm tiêm phòng cũng giống như đối với trẻ đủ tháng, nhưng cần đạt cân nặng chuẩn cho phép thì mới có thể tiêm.Dinh dưỡng: Chọn phương pháp dinh dưỡng như:- Dinh dưỡng đường tĩnh mạch cho trẻ rất nhẹ cân dưới 1250g, các bệnh lý nội khoa giai đoạn nặng chưa thể nuôi ăn qua đường miệng hoặc bệnh lý đường tiêu hóa mắc phải hoặc bẩm sinh.- Dinh dưỡng qua tiêu hóa: trong trường hợp phải dinh dưỡng tĩnh mạch cần sớm chuyển qua đường miệng ngay khi có thể.Sữa mẹ là lựa chọn hàng đầu cho trẻ, giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ non tháng, khi không có sữa mẹ nên chọn các loại sữa thích hợp dành cho trẻ non tháng cho đến khi trẻ đạt 37 tuần tuổi.Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh non tháng cần bổ sung sắt (2 – 4 mg/kg/ngày) sau 2 tuần tuổi, ăn sữa hoàn toàn và vitamine E (2,2 – 12 UI/ngày), vitamin D (400 UI/ngày).Ngoài ra các gia đình nên tìm sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo chỉ định, hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.Mát- xa cho trẻ sinh non thángViệc làm này vô cùng quan trọng, nó giúp bé sinh non tháng nhanh cứng cáp, giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bé, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da, và một điều rất quan trọng là nó giúp tăng cường sự kết nối tình mẫu tử, giúp bé gần gũi hiểu mẹ hơn. Trước khi mát-xa da hay làm bất cứ việc gì đó chăm sóc trẻ các mẹ cần rửa tay sạch sẽ tránh lây bệnh cho bé.Theo dõi các rối loạn khác của trẻ sơ sinh non tháng như màu da, môi trẻ, các chi ngón, rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu để kịp thời có hướng xử trí. Mọi hiện tượng bất thường dù nhỏ của trẻ đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời.