Một số cách chữa quai bị bằng mật ong và lưu ý khi thực hiện
Quai bị là bệnh lý lây truyền cấp tính, dễ để lại biến chứng nguy hiểm. Dân gian có lưu truyền rất nhiều cách chữa quai bị tại nhà trong đó có cách chữa quai bị bằng mật ong. Vậy cách chữa này được thực hiện như thế nào và có cần lưu ý gì không, tham khảo nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào? Nguy cơ biến chứng ra sao?
Bệnh quai bị mấy ngày sẽ khỏi và cách phòng ngừa bệnh
Triệu chứng bệnh quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào?
Mục Lục
1. Khái quát về bệnh quai bị
Bệnh quai bị do Mumps virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Virus này thường lây qua đường hô hấp, dễ gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn là người lớn.
Virus quai bị làm sưng tuyến mang tai của người bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus quai bị ủ bệnh khoảng 3 tuần rồi phát bệnh với các triệu chứng: sốt cao đột ngột trên 38 độ C, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi. Cơn sốt thường kéo dài 1 – 3 ngày sau đó tuyến nước bọt sẽ sưng nên phần góc hàm và má của người bệnh cũng bị sưng to.
Thời gian đầu người bệnh chỉ sưng ở 1 bên tuyến mang tai rồi sau đó vài ngày bên còn lại cũng sưng như vậy nhưng 2 bên sưng không cân đối. Nếu bị nặng mặt có thể bị biến dạng, người bệnh bị khó nhai, khó nuốt. Vùng da bị sưng cũng căng bóng, chạm vào cảm thấy đau.
Người bị quai bị sẽ có một số triệu chứng toàn thân khác như: toàn thân đau nhức, nôn, đắng miệng, khô miệng, sưng đau tinh hoàn và bìu (nam giới).
Quai bị là bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, nhồi máu trong phổi,… trong đó có những biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản có thể dẫn đến vô sinh như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,…
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều biện pháp dân gian chữa quai bị, trong đó có cách chữa quai bị bằng mật ong. Các bạn cùng tham khảo xem như thế nào nhé!
2. Cách chữa quai bị bằng mật ong – công dụng, cách làm và lưu ý
2.1. Công dụng trị quai bị của mật ong
Từ lâu mật ong đã được xem là vị thuốc tự nhiên rất tốt với sức khỏe. Mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin A, E, C,,… cùng khoáng chất như kẽm, sắt, photpho cùng hợp chất chống viêm, kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Đây chính là lý do nhiều người chọn cách chữa quai bị bằng mật ong.
Mật ong có tính kháng viêm cao nên chữa quai bị tương đối tốt
Chất kháng viêm, kháng khuẩn của mật ong sẽ ngăn ngừa sự lây lan của virus quai bị. Không những thế, mật ong còn thúc đẩy tái tạo tế bào da hồi phục sau thời gian bị nhiễm trùng do quai bị, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để hạn chế nguy cơ quai bị tái phát.
2.2. Một số cách dùng mật ong chữa quai bị
– Chữa quai bị bằng mật ong và vôi
Cách chữa quai bị bằng mật ong đang được dân gian lưu truyền bấy lâu nay là kết hợp cùng với vôi trắng. Sự kết hợp này mang lại tác dụng khử trùng, thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh hơn.
Để chữa quai bị bằng mật ong với vôi thì tiến hành qua các bước:
+ Bước 1: cho ít vôi trắng vào một tờ giấy sạch có kích thước vừa đủ để đắp lên vùng sưng do quai bị.
+ Bước 2: trộn vôi trắng với mật ong để có hỗn hợp sệt rồi đắp lên chỗ sưng. Mỗi ngày đắp như vậy 2 lần, khoảng 3 ngày là sẽ thấy vùng sưng do quai bị giảm dần và không lan sang các vùng khác.
– Chữa quai bị bằng mật ong và nghệ
Trộn mật ong và bột nghệ để có được hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vùng bị sưng do quai bị, để đó 30 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. Quy trình này cần lặp lại hàng ngày đến khi các triệu chứng của bệnh chấm dứt hẳn.
– Chữa quai bị bằng mật ong và chanh
Pha mật ong với nước chanh để uống mỗi ngày là cách tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và ngăn ngừa virus quai bị lây lan.
– Chữa quai bị bằng mật ong và gừng
Pha hỗn hợp gồm nước gừng và mật ong để uống mỗi ngày 1 cốc. Đây là sự kết hợp vừa mang lại công dụng kháng viêm vừa cải thiện miễn dịch và cũng sẽ hạn chế được sự lây lan của virus quai bị.
Nếu đã áp dụng cách chữa quai bị bằng mật ong 2 – 3 ngày mà không cải thiện thì bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa
2.3. Lưu ý khi dùng mật ong và vôi chữa quai bị
Trong quá trình áp dụng cách chữa quai bị bằng mật ong nêu trên bạn cần lưu ý:
– Người có tiền sử dị ứng với mật ong tốt nhất không áp dụng phương pháp này.
– Không đắp lên vùng da bị sưng khi hơi nóng của vôi vẫn còn và không kéo dài quá lâu dễ làm ửng đỏ da, kích thích tổn thương trở nên nghiêm trọng.
– Nếu vùng bị tổn thương do quai bị có vết thương hở thì tuyệt đối không áp dụng phương pháp này vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm cho sức khỏe.
– Chỉ nên áp dụng cách chữa quai bị bằng mật ong trong 2 – 3 ngày nếu không có dấu hiệu cải thiện thì dừng ngay để đến khám bác sĩ chuyên khoa.
– Trong thời gian mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với gió, nước lạnh, hạn chế tắm vì những việc này có thể kích thích tuyến mang tai sưng to và đau hơn.
Ngoài cách chữa quai bị bằng mật ong thì dân gian cũng lưu truyền rất nhiều cách khác để giải quyết tình trạng sưng đau do quai bị. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp này cũng cần cân nhắc thận trọng. Đặc biệt, nếu quai bị ở trẻ em thì cha mẹ nên đưa đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có được những hướng dẫn điều trị an toàn, tránh để xảy ra các biến chứng xấu.
Để phòng ngừa quai bị cho trẻ, cha mẹ nên cho con tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là cách tốt nhất để tránh khỏi những hệ lụy có thể gặp phải do quai bị.
Hầu hết các trường hợp bị quai bị mức độ nhẹ và không biến chứng đều tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Sau khi mắc bệnh khoảng 10 ngày thì tuyến mang tai cũng giảm sưng dần. Vì thế, nếu không thể tự chăm sóc an toàn tại nhà, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những hướng dẫn chính xác.
Nếu nghi ngờ con bị quai bị và cần được chẩn đoán chính xác, hướng dẫn điều trị an toàn, cha mẹ có thể đưa trẻ đến trực tiếp Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám hoặc liên hệ đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56.