Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc
Bạn đang xem tài liệu “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt, trong sự thay đổi đi lên hiện nay của đất nước nói chung, trong đó có sự đổi mới của giáo dục Mầm non nói riêng. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ [1]. Chúng ta có thể khẳng định rằng: “Một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng”. Do vậy, giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong cuộc sống của mỗi con người thì mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện nhân cách. Song việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, giúp tăng cường sức khỏe, rèn luyện các tố chất, kỹ năng, kỹ xảo vận động là hoạt động hữu ích nhất, đồng thời không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường Mầm non. Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non là một hoạt động mang ý nghĩa tinh thần và cũng là một biện pháp phòng và chữa bệnh tăng để cường rèn luyện sức khỏe đồng thời cũng là yếu tố cần thiết làm cho trẻ có tâm thế sảng khoái, tinh thần vui vẻ, phấn chấn giúp trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Trên thực tế là một giáo viên phụ trách lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi C, tôi nhận thấy, trường mầm non Thị trấn 2 nơi tôi giảng dạy thì việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ chưa được phát huy, trẻ còn thụ động, tính tích cực của trẻ còn hạn chế. Các trò chơi, trò diễn với hình thức vận động dưới dạng trò chơi mang bản sắc dân tộc giáo viên còn chưa chú trọng, chưa phát huy được giá trị của nó để tổ chức cho trẻ. Thực chất giáo viên chưa chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, nhiệm vụ mà giáo viên đề ra để tích cực vượt qua khó khăn qua các hoạt động thể chất cho trẻ. Trẻ thường hay thụ động, không tự tin mạnh dạn, một số trẻ tích cực chơi nhưng chưa có sức bền, nhanh bị mệt và đuối sức. Bên cạnh đó việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế. Việc tăng cường vận động cho trẻ lại chưa được chú ý. Việc xây dựng môi trường vận động cho trẻ còn đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ trẻ bị “đói vận động, khát vui chơi” đây là điều mà tôi luôn suy nghĩ hướng tới mục tiêu cần đạt để phát triển thể chất cho trẻ. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan của giáo dục thể chất thì việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Để hoạt động giáo dục thể chất và hướng tới chất lượng cao nhất bản thân tôi đặt giả thuyết đó là sự cần thiết của hoạt động thể chất được xem như là món ăn tinh thần. Chính điều đó bản thân tôi luôn đặt ra các yêu cầu cơ bản đó là: Nội dung giáo dục thể chất cần xây dựng ra sao? Thực hiện như thế nào để có kết quả? Để vận dụng các biện pháp: “Trẻ là trung tâm” trong các hoạt động giáo dục thể chất...Chính vì điều này, bản thân tôi luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm là một giáo viên tôi cần phải quan tâm, nghiên cứu để giúp cho hoạt động thể chất của trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi C tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Thị Trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh hóa nói riêng. Qua đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” Bottom of Form 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” vớiBottom of Formvơivv mục đích: - Đưa ra những biện pháp hay giúp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần cho trẻ - Hình thành cho trẻ các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện các tố chất vận động: nhanh, mạnh, khéo, bền và phát triển tốt về thể lực cho trẻ. - Chia sẻ với bạn bề đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” Bottom of Form Sẽ nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất một cách tối ưu cho trẻ 5 - 6 tuổi C Trường mầm non Thị trấn 2 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập và sử lý thông tin. - Phương pháp thống kê. - Nhóm phương pháp quan sát. - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận Có thể khẳng định: Việc phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non. Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: "Cái quý nhất của con người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người”[2]. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Trẻ em những năm đầu của cuộc đời còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Giáo dục thể chất là hoạt động quan trọng và toàn diện. Hơn nữa giáo dục thể chất (GDTC) là trung tâm của mọi hoạt động hay nói cách khác “Trẻ phải là trung tâm” thì ý nghĩa của nó càng quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn, tạo cơ hội cho trẻ chủ vận động thì có thể gây nên những thiếu sót trong quá trình hình thành phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Theo Jean Piaget: "Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội" [3]. Giáo dục thể chất là hoạt động cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ hoạt động. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để tạo môi trường trẻ là trung tâm, trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Với vai trò quan trọng của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Mầm non những năm gần đây ngành giáo dục Mầm non đã đưa vào thực hiện chuyên đề: "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”; Xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm". Nhằm mục đích giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn hiện nay và Xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm" là vai trò tích cực đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là độ tuổi trẻ đã có thể là trung tâm của mọi hoạt động thể chất như: Vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơnCác ngón tay cử động còn chậm hơn so với vận động toàn thân, nhưng phần lớn trẻ 5 tuổi đã có thể thực hiện các động tác nặn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Mặc hoặc cởi áo, thường bé gái thành thạo hơn bé trai. Các ngón tay của trẻ không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Lúc này trong quá trình chạy chơi trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định. Có thể nói, để phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là biện pháp phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả cao nhất, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được chủ động trải nghiệm, khám phá, được rèn luyện cơ thể bền, khỏe, dẻo dai. Bên cạnh đó còn phát huy tính tích cực, tinh thần tự giác, tính ham muốn vận động... Chính vì đều đó mà bản thân tôi xác định cần tập trung nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt nhất nhằm phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là rất thiết cho tương lai của trẻ sau này. 2. Thực trạng một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” 2.1. Thuận lợi. Trường Mầm non Thị trấn 2, Thị Trấn Ngọc Lặc đặt trên vị trí là trung tâm của huyện Ngọc Lặc cạch quốc lộ đường Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường. Được sự quan tâm của các cấp các ngành tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất tương đối đầy đủ. Trình độ dân trí ngày một được nâng lên, đời sống kinh tế tương đối ổn định so với bề mặt chung trong toàn huyện. Trường thành lập được gần 4 năm, song Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời thực hiên tốt công tác xã hội hóa giáo dục mua sắm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu bản thân nghiêm túc thực hiện tốt 2 chuyên đề: "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”; Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm" và thực hiện theo thông tư số: 28/2016/TT-BGDĐT. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT - BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng BGDDT Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 5 - 6 tuổi C, tổng số trẻ của lớp là 30 cháu và có tới 88 % số trẻ trong lớp là dân tộc kinh, hầu hết trẻ lớp tôi là con em cán bộ công chức sống quanh khu vực thị trấn nên phần lớn các cháu rất nhanh nhẹn, thông minh và hiếu động. Giáo viên trong nhóm lớp tôi phụ trách đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ tận tuỵ với công việc được giao, đặc biệt là luôn chú trọng đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ và đã có nhiều bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy. Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, trong đó công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh luôn là cầu nối tốt nhất trong việc cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục thể chất tại trường và ở gia đình. 2.2. Khó khăn: Những thuận lợi nêu trên trong việc phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ. Trong quá trình tổ chức thực hiện bản thận nhận thấy vẫn còn những khó khăn, cụ thể như sau: Khuôn viên nhà trường rộng và đang trong quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia nên việc qui hoạch các khu vận động chưa cố định. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho hoạt dộng giáo dục thể chất còn chưa phong phú, đa dạng dẫn đến khi trẻ tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động còn hạn chế. Hiện nay trong tình trạng thiếu giáo viên quá nhiều đối với lớp tôi mới đạt 1,4 cô/lớp, dẫn đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nhất là hoạt động giáo dục thể chất hiện nay. Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế trong việc phối kết hợp với giáo viên cùng rèn luyện và giáo dục nâng cao ý thức bảo quản tài sản chung. Mặt khác, chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng khi cho trẻ tham gia các hoạt động vận động để tăng cường sức khỏe cho trẻ. 2.3. Kết quả, thực trạng trước khi nghiên cứu một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 - 2018 TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Kết quả khảo sát Đạt Chưa đạt Số cháu Tỷ lệ % Số cháu Tỷ lệ % 1 Tính tích cực, chủ động, tự tin tham gia hoạt động thể chất của trẻ. 30 21 70 9 30 2 Thực hiện kỹ năng, kỹ xảo vận động khi tham gia hoạt động vận động. 30 18 60,0 12 40,0 3 Sức bền, sức dẻo và tính nhanh nhẹn của trẻ khi tham gia vận động. 30 19 63,3 11 36,7 4 Tính hứng thú và khả năng nhận thận thức của trẻ. 30 19 63,3 11 36,7 5 Trẻ có thể lực tốt 30 21 70 9 30 Nhìn vào bảng đánh giá trên từ số liệu thực tế đầu năm cho thấy. Tính tích cực, chủ động, khả năng hứng thú, tính tự tin ở trẻ chưa cao. Với trẻ còn thụ động, nhút nhát, các kỹ năng, kỹ xảo vận động còn chưa thuần thục, quá trình rèn luyện và phát triển các tố chất vận động chưa đạt hiệu quả cao, dẫn tới sức khỏe của trẻ không tốt, nhiều trẻ hay ốm vặt và ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận động của trẻ. Đây chính là điều tôi cần quan tâm tổ chức rèn luyện sức khỏe cho trẻ mà chính trẻ phải là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục thể chất và là cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện. 3. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp nội dung chủ đề nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc. Có thể hiểu: Việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục là điều kiện thiết yếu nhất để đạt được kết quả mà ở bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng cần phải quan tâm, trong đó hoạt động phát triển vận động là một trong những nội dung tôi cần quan tâm nhất trong đề tài tôi nghiên cứu. Trước hết tôi dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp. Ví dụ 1: Với khu phát triển vận động đa dạng, phong phú các chủng loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ vận động thể chất mà nhà trường đã đạt giải nhất hội thị cấp huyện vào tháng 2 năm 2018 và đã được tham gia hội thi cấp tỉnh đạt giải nhì. Căn cứ tôi đã vào nội dung trong chương trình giáo dục mầm non theo theo thông tư 28 của Bộ giáo dục và đào tạo; Căn cứ vào thời gian/thời điểm thực hiện bài tập ở từng độ tuổi, vào từng chủ đề. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng của trẻ, sau đó tôi xây dựng kế hoạch nhóm lớp, kế hoạch chủ đề với các nội dung vận động để tập luyện cho trẻ, xác định mức độ khó, dễ của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để hướng dẫn trẻ cho phù hợp. Tôi sắp xếp các nội dung vận động đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đảm bảo, củng cố khả năng phát triển những vận động, đồng thời chuẩn bị những các nội dung có kỹ năng vận động cao hơn. Ví dụ 2: Đầu năm tôi lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện và dần dần đến độ khó, độ vận động tinh xảo khéo léo đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác theo khả năng của trẻ. Sau khi tôi lập kế hoạch thật cụ thể, rõ ràng từng nội dung, chủ đề, lứa tuổi và bám sát vào tình hình thực tế, tôi nhận thấy rằng! Kế hoạch mà tôi đã xây dựng trước khi thực hiện thực sự có hiệu quả, bản thân tôi luôn chủ động về tất cả mọi hoạt động trong các nội dung giáo dục thể chất khi truyền tải kiến thức đến với trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường vận động phong phú, hấp dẫn nhằm giáo dục thể chất cho trẻ. Có thể khẳng định: Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ là điều kiện không thể thiếu đối với trẻ. Trong năm học 2017 - 2018, lớp 5 - 6 tuổi C tôi phụ trách được chọn làm lớp điểm chỉ đạo thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”. Chính vì vậy điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất và môi trường vận động có đảm bảo, phù hợp hay không, có hấp dẫn đối với trẻ hay không là điều kiện vô cùng cần thiết và quan trọng. Xác định được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất vào đầu năm học, và mỗi chủ đề ngoài những đồ dùng đồ chơi vận động đã được nhà trường đầu tư, tôi đã chủ động tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương kết hợp với phụ huynh làm thêm đồ dùng, đồ chơi vận động bền, đẹp, phong phú, đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã tham gia hội thi “đồ dùng, đồ chơi” đạt giải nhất c, Tham gia hội thi xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm” đạt giải nhất cấp huyện và tham gia hội thi cấp tỉnh đạt giải nhì. * Chuẩn bị các điều kiện xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ hoạt động trong lớp học. Để tổ chức tốt hoạt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tôi chuẩn bị tốt điều kiện môi trường trong lớp về không gian thoáng mát đảm bảo theo mùa, đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ, các chủ đề trang trí phù hợp với nội dung...Về phía trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp, luôn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động, đảm bảo chất lượng và yêu cầu thiết yếu về giáo dục thể chất. Trong lớp, tôi đã chọn một ví trí thích hợp để xây dựng “Góc vận động” cho trẻ. các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện như gậy thể dục, bông múa, túi cátTôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ khoa học, hợp lý và đẹp mắt để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng và còn thu hút trẻ vào hoạt động chủ động và tự tin.. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể được tự do tiếp cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu quả, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ họat động có chủ định, hoạt động ngoài trời trẻ đều có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi phù hợp với bài vận động mà tôi đã yêu cầu. Môi trường trong lớp tôi sử dụng các loại tranh ảnh ngộ nghĩnh, tạo các hình bước chân, các ô, các hình...trên nền ngạch để kích thích sự hứng thú, tò mò ham thích vận động ở trẻ như các chú thỏ đang nhảy erobic, thỏ và rùa đang thi chạy, bác gấu đang nhảy qua suối và các hình ảnh về những hoạt động thể dục của nhà trường đang tổ chức cho trẻ, các trò chơi vận động kéo co, nhảy lò cò... Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số đồ dùng cho cho trẻ thực hiện các vận động tinh như: Xâu chuổi hạt theo quy tắc: Xâu vòng, buộc nơ, chuổi hạt gấc, hạt cao su, xâu ống hút, ống nhựa, xâu nắp chai, xâu hoa lá quả, xâu dây theo chữ số, xâu dây giàyRồi xâu dây tạo hình các con vật ngộ ngĩnh như: Con cá, con bướm...Cài, kéo, thắt như: Cài nút áo, kéo khuy. Xếp hình tháp, xếp chồng hình, xếp nét chữ cái. Đan tết như: Đan phên tre, vải, len, tết tóc cho búp bê Thực sự cho thấy, chuẩn bị các điều kiện môi trường hoạt động trong lớp mang tính khoa học, đầy đủ, chu đáo đã thu hút sự chú ý của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất đat hiệu quả cao. * Chuẩn bị các điều kiện môi trường giáo dục thể chất cho trẻ hoạt động ngoài lớp học. Có thể nói, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực và là điều kiện thiết thực nhất, hiệu quả nhất trong các hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Với các yếu tố về diện tích rộng, không gian thoáng mát, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động thể chất cho trẻ. Thực hiện tốt nhất chuyên đề xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm”. Trên điều kiện thực tế của nhà trường, tôi đã cùng đồng nghiệp xây dựng một khu vận động có qui mô, đa dạng, hấp dẫn với đầy đủ các loại đồ dùng phát triển vận động, nhằm phục vụ cho các hoạt động từ các trò chơi dân gian đến các hoạt động trọng tâm mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như: Bập