Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non – Kinh nghiệm dạy học

Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non.

  1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

     Vận động là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ, giúp trẻ phát triển về thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Với giáo dục thể chất ở lứa tuổi mầm non, cơ thể của trẻ phát triển nhanh, mềm dẻo dễ uốn, nhưng sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện cho nên ta phải chăm lo đến việc bảo vệ và tăng cường luyện tập sức khỏe cho trẻ, như trong khi hướng dẫn trẻ luyện tập,  thêm sự hấp dẫn, tạo sự thoải mái cho trẻ khi được tham gia vào hoạt động như ;Đi, chạy, nhảy, bò trườn, leo trèo, ném, bắt, thăng bằng, nhanh, khéo léo, sức mạnh, sức chịu đựng, sự linh hoạt mềm dẻo giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ thơ.

     Giáo Dục thể chất giúp trẻ tìm hiểu khám phá về thế giới xung quanh, trong khi tập luyện tạo sức khỏe về thể chất cho trẻ thông qua việc cung cấp một môi trường vật chất sạch và an toàn, cũng như cung cấp các hoạt động vận động, linh hoạt mềm dẻo hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, tri giác về các vận động như đi, ném, chạy, nhảy, bò, trườn….một cách có mục đích. Từ đó giúp trẻ nhận thức sâu sắc về bản chất của thể dục thể thao là mang lại sức khỏe để học tập, vui chơi lành mạnh qua đó phát triển về thể lực cho trẻ.    

     Giáo dục thể chất là môn học hấp dẫn đối với trẻ Mầm non nhưng để đạt được kết quả cao lại là điều rất khó mà mỗi người giáo viên phải tự nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những bí quyết riêng cho mình. Những bài vận động luôn mang lại cho trẻ niềm vui thích, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm thể chất của con người. Giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh, để có được thể lực tốt, chính chúng ta là những người ươm hạt giống dấu ấn đầu tiên. Là những con người dẫn dắt trẻ đến với giáo dục thể chất một cách hấp dẫn, thoải mái, không gò bó, không ép buộc, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của động tác, của thiên nhiên, con người, sự vật hiện tượng…khơi gợi ở trẻ niềm tin vui như chính bản thân trẻ được làm những vận động viên, được biểu diễn thi đấu trên sân vận động.  Qua đó phát triển về sức khoẻ tâm tư tình cảm và thể lực trí tuệ cho trẻ .

     Hiện nay giáo dục thể chất tăng cường thể lực cho trẻ còn là một nhiệm vụ quan trọng  đối với trẻ ở mầm non, qua luyện tập giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như: đức, trí, thể, mĩ, lao động…Trong tuyển tập Các Mác – Ăng Ghen đã nói “Sức lao động hoặc năng lực lao động là tổng hợp của những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, một cá thể đang sống”. Vì vậy giáo dục thể chất tác dụng đến lao động, đến thể lực mang lại sức khỏe cho con người, có một cơ thể  khỏe mạnh cường tráng nâng cao được năng suất lao động, học tập, kéo dài được tuổi thọ của con người. Qua đó giúp trẻ khỏe mạnh, ngôn ngữ của trẻ phát triển và phát huy được các mặt khác.

      Giáo dục thể chất còn trang bị cho trẻ vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ có một sức khỏe thể lực làm quen với môn học khác ở trường phổ thông. Từ những vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học phong phú giúp trẻ ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, và thể hiện vận động các bài tập một cách sáng tạo về thế giới xung quanh trẻ, qua đó phát triển ở trẻ khả năng vận động một cách nhanh, nhạy, mềm dẻo thêm yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Trong suốt chặng đường công tác gần hai mươi năm gắn bó với trẻ, và kết hợp thực hiện chuyên đề phát chuyển vận động  cho trẻ mầm non trong giai đoạn 2013 -2016 tôi đă hiểu được tâm tư nguyện vọng của trẻ.  Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ hào hứng, tích cực tham gia luyện tập các vận động và có kết quả tối ưu nhất. Chính vì vậy mà tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng  môn giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non.”

  1. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

     Các bài tập luyện về thể chất tất cả hoạt động trong ngày cho trẻ như sau:

Bài tập thể dục cơ bản: có tác dụng hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống của trẻ  như là đi, chạy, nhảy, ném  bắt, leo, trèo …

     Bài tập thở và thể dục vệ sinh – thể dục buổi sáng – thể dục giữa giờ – thể dục vận động trong khi chơi – thể dục vận động trong giờ học – thể dục vận động trong khi rửa tay…Các điệu nhảy, múa, bài tập nhịp điệu … Các bài tập thể dục thực dụng như trườn, bò, leo, trèo , đi xe đạp đẩy kết hợp dạo chơi ngoài trời, kết hợp xoa bóp …    

     Bài tập phát triển các phẩm chất về thể lực: như nhanh, mạnh, bền, khéo léo … với khốí lượng cường độ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và thể lực của từng cá nhân trẻ . Dụng cụ sử dụng trong các buổi tập gồm những dụng cụ đảm bảo tính chính xác của động tác với vận động vừa sức cho từng độ tuổi của trẻ, ghế thể dục, túi cát, xúc xắc, cổng chui, bóng, vòng, gậy, nơ … các dụng cụ này đều ảnh hưởng tới các vận động trong tiết học thể dục, ngoài các dụng cụ trên sự giúp đỡ của bàn tay giáo viên tạo cho trẻ cảm giác đúng về tư thế khi vận động bài tập.

* Ngoài  tiết học 

Ví dụ ; Trong giờ đón trẻ cô cho trẻ xem băng đĩa về các chú ếch đang nhảy và các con chim đang bay lượn,  cô có thể cho trẻ bắt chước những động tác của chú ếch cho trẻ chơi ếch ộp nhảy đi chơi vừa bật trẻ vừa kêu “ếch ộp”,”bật tiến về phía trước” bật lùi về phía sau hoặc khi dạo chơi cô cho trẻ quan sát bầu trời  nhìn thấy những con chim đang bay lượn, lúc này cô kết hợp cho trẻ bắt chước làm chim bay, cò bay liệng giống như những con chim đang bay, hay trò chơi, xích đu, cầu trượt ngoài trời trẻ rất thích thú được leo lên, trượt xuống…những hình ảnh đó sẽ hình thành thị giác cho trẻ về vận động hoặc cô có thể cho trẻ kết hợp với âm nhạc như: hát, múa, hoặc nhảy các bài thể dục nhịp điệu về các chủ đề, hoặc những bài mà trẻ thích qua hát kết hợp với vận động, động tác ở mọi lúc mọi nơi, khi dạo chơi tham quan cô có thể lồng ghép cho trẻ hát, múa nhiều lần, thường xuyên điều chỉnh nhịp điệu giúp trẻ biết tiết kiệm năng lượng khi vận động  như vậy  kỹ năng vận động thể lực của trẻ ngày càng nâng cao và ngôn ngữ khi phát âm được phong phú hơn, trẻ sẽ nhanh thuộc hơn, trẻ nhút nhát cũng năng động tự tin mạnh dạn hơn.

      * Thông qua trò chơi

       Ví dụ : Trò chơi vận động “Cùng nhảy theo một điệu nhạc”cho trẻ bắt chước làm các người mẫu biểu diễn, trẻ có thể lắc mông nhún nhảy, xoay cổ tay, giậm chân  “Trò chơi bật nhảy “Chụm chân nhảy qua chướng ngại vật, như bục gỗ, hoặc qua một dòng suối tự tạo,  hay những đường vẽ ngoằn nghèo theo đường dích dắc trên nền nhà và những trò chơi đi một chân trên những ô vuông bỏ cách … đều rất tốt cho trẻ, hoặc cho trẻ chơi trò chơi ” Bắt bướm” trẻ sẽ chạy theo con bướm nhảy lên để bắt  hay cô treo các quả bóng lên tường cao hơn trẻ khoảng 20-30 cm, yêu cầu trẻ nhảy lên bắt và đập bóng, qua chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ làm sao nhảy bật để lấy được bóng và từ đó trí tuệ ngôn ngữ thể lực của trẻ sẽ phát triển bền bỉ hơn. Tất cả các trò chơi này đều rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất cho trẻ,  đặc biệt là phát triển chiều cao cho trẻ,  Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời cô cho trẻ kết hợp chơi trò chơi “Gieo hạt”Bàn tay phải bàn tay trái” “Cò bắt ếch” Cáo ơi ngủ à” Bịt mắt đá bóng ”Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây ”… qua chơi trẻ được chạy, nhảy đứng lên ngồi xuống, giơ tay lên thả tay xuống, vươn duỗi thân trên, bật nhảy cao, nhảy xa một cách tự nhiên tạo cho trẻ không khí vui tươi thoải mái nhờ đó mệt mỏi sẽ tiêu tan trẻ sẽ có một thân thể khỏe mạnh tiếp thu bài học một cách hiệu quả.  Thông qua trò  chơi phát triển sức khỏe thể lực ngôn ngữ cho trẻ, tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trong khi vận động trẻ được chạy nhảy hồn nhiên, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn thể lực của trẻ được phát triển ngày càng bền bỉ hoàn thiện hơn.

     Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian: Ví dụ trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” cô cho trẻ vừa đi vừa đọc vung tay theo nhịp lời ca cũng tạo cho trẻ thói quen vận động thân thể cho trẻ, đến câu cuối  “xì xà xì xụp” trẻ ngồi xuống sau đó đứng lên đọc tiếp, hoặc bài ” Tiếng chú gà trống gọi” Trẻ  giả vờ nhắm mắt chụm 2 tay nghiêng đầu về một bên khi cho trẻ tập cô có thể nói có một chú gà trống bừng tỉnh dậy cất tiếng gáy ” ò ó o o” trẻ giơ tay lên miệng bắt chước tiếng gà gáy sau đó chú gà vươn đôi cánh  dùng đôi chân bới đất tìm mồi trẻ vừa đi vừa vẫy hai tay nhẹ nhàng cô làm như thế gây hứng thú cho trẻ vào bài tập. Khi tổ chức các trò chơi vận động hay trò chơi dân gian giáo viên phải lựa chọn phù hợp với nội dung của từng bài tập, từng lứa tuổi của trẻ, văn hóa từng vùng miền, giới tính sở thích để trẻ có thể tham gia vào trò chơi mạnh dạn tự tin hơn hoàn thiện về kỹ năng, kỹ xảo của các hình thức vận động cơ bản,  ngoài ra còn giáo dục trẻ khéo léo khả năng định hướng trong không gian, sức mạnh phản ứng vận động, sức bền tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, qua bài tập còn giúp trẻ có thêm kinh nghiệm tiếp thu được động tác một cách hoàn chỉnh và sau này có thể hướng trẻ vào hoạt động thể thao.

       Trong khi dạy trẻ hoạt động thể chất, mỗi chúng ta, muốn tổ chức được một hoạt động thể dục thành công tạo được sự hứng thú ham muốn cho trẻ, đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi, học hỏi các biện pháp các hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ hào hứng chờ đón đến tiết học thể dục, tạo cho trẻ có tâm trạng sảng khoái ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý cho trẻ.

      Quá trình phát triển thể chất cho trẻ không chỉ phát triển các phẩm chất thể lực mà còn bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tác động cả thế giới nội tâm của trẻ như tình cảm, suy nghĩ hình thành những quan điểm phẩm chất đạo đức nhân cách của trẻ. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nên khi giảng dạy giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại, khéo léo, dìu dắt, uốn  nắn giáo dục trẻ những đức tính cần thiết trong từng giờ học, để trẻ tích cực hứng thú tham gia tập luyện và tôn trọng luyện tập làm nền tảng vững chắc có một sức khỏe cường tráng về thể lực sau này cho trẻ.

*Thông qua các bài tập vận động

    Giáo dục thể chất cho trẻ tính trực quan đóng vai trò quan trọng, vì trẻ mầm non hoạt động có được chủ yếu thông qua sự bắt chước, qua hình ảnh sinh động của các động tác, tác động lên giác quan của trẻ và những động tác đó thông qua quá trình tập luyện, khi làm mẫu giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp, tất cả trẻ trong lớp trông thấy rõ cô làm mẫu và nghe được lời giảng của cô; ví dụ như bài vận động cơ bản “Tập đi” khi làm mẫu cô phải đi ngược chiều với trẻ, nếu đi tay để sau lưng, sau gáy thì giáo viên phải đi cùng phía với trẻ, lúc làm mẫu cô phải tập đúng, chính xác, nhẹ nhàng để trẻ có ấn tượng đúng về bài tập vận động kích thích trẻ thực hiện tốt hơn. Đồng thời giáo viên cũng nhìn thấy rõ từng cử động của trẻ, chọn vị trí sao cho tránh được hướng gió lùa và mặt trời chiếu thẳng vào mắt trẻ, sau gáy trẻ  khi điều khiển bài tập, các động tác, các trò chơi … giáo viên không phải di chuyển nhiều và đứng gần nơi để dụng cụ thể dục giúp trẻ dễ lấy, dễ cất, tránh mất thời gian cản trở khi trẻ tập,  khi trẻ tập giáo viên không nên đứng nguyên một chỗ  mà phải luôn vận động đến nơi trẻ tập giúp đỡ những trẻ tập yếu, sửa chữa những động tác sai cho trẻ tập luyện kịp thời, trong giảng dạy giáo viên cần kết hợp các loại trực quan khác nhau để gây hứng thú trong giờ học tập cho trẻ. 

    Quá trình luyện tập giáo viên phải tuân thủ nguyên tắc dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, việc giúp trẻ khắc phục những khó khăn thực hiện các bài vận động mới sẽ tạo cho trẻ có trạng thái cảm xúc tốt, điều đó sẽ củng cố được niềm tin và kích thích sự cố gắng mới mẻ cho trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú vui vẻ mong muốn đạt được kết quả cao hơn nữa, giáo viên phải khuyến khích tinh thần tự lực của trẻ, để trẻ có tính tự giác và tích cực xây dựng cho trẻ động cơ tham gia hoạt động phù hợp, tạo cho trẻ tính ước mơ thông qua tính hấp dẫn cụ thể của từng buổi tập, trẻ được thực hiện dưới dạng những động tác hoặc bài tập thể chất nhất định,  giáo viên phải là người làm cho trẻ hiểu, thực hiện vận động các động tác như thế nào, tại sao phải tập như thế này,  mà không tập như thế kia, giáo viên phải thường xuyên biểu dương những kết quả đạt được của trẻ kịp thời.

     Khi trẻ  được học các bài tập “Đi theo đường dích dắc vượt qua chướng ngại vật” đi trên đường hoặc về nhà trẻ sẽ ý thức được khi đi trên đường rốc ngoằn ngèo, đoạn đường không được thẳng, mà lại có các chướng ngại vật lúc này trẻ liên tưởng đến bài học sẽ nhắc cha mẹ là trở cẩn thận đi từ từ, nếu đi nhanh sẽ rất nguy hiểm hoặc cho trẻ tập bài “Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất” trẻ sẽ biết được cách trèo thang như thế nào, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin khi trèo lên xuống thang, về nhà trẻ sẽ ý thức được cách trèo như thế nào mới phải, không dám leo trèo quá cao ở những nơi không cho phép hay đề tài “Nhảy xuống từ độ cao 40 cm ” trẻ sẽ biết được cách nhảy nhẹ nhàng khi tiếp đất giữ được thăng bằng và trẻ sẽ ý thức được không nên leo trèo, nhảy xuống ở những nơi như trên bàn, trên cửa sổ, trên cây xuống như vậy rất nguy hiểm. Giáo viên nên giáo dục trẻ kịp thời nói với trẻ những lời nói nhẹ nhàng với mức độ to, nhỏ, nhanh chậm, khác nhau, tùy từng tình huống cụ thể đặt ra. Ngoài giờ học cô trò chuyện với trẻ có thể lựa chọn đến vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của trẻ như trò chuyện về những con vật nuôi ở nhà, như “con thỏ” bật nhảy như thế nào,… hoặc vận động viên bóng rổ phải chơi nhảy lên như thế nào để ném bóng, đi xe đạp kết hợp dùng chân đạp ra sao, vận động viên bơi lội phải dùng tay vẫy như thế nào, chạy, nhảy kết hợp chân tay ra sao, ném xa bằng một tay khi ném kết hợp chân tay như thế nào…Từ đó in sâu vào trí nhớ của trẻ, và trẻ sẽ tưởng tượng liên tưởng đến bài học một cách hiệu quả. Hàng ngày giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ trò chuyện giúp trẻ biết miêu tả về các hành động của các vận động viên bằng ngôn ngữ hình ảnh, điều này giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ mạch lạc diễn đạt bài tập vận động bằng lời kết hợp với thực hiện bài tập một cách thuận lợi dễ dàng hơn .

*Tích hợp lồng ghép các hoạt động vào bài dạy :

Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” qua đề tài “Chuyền bóng qua đầu chạy chậm 100m”“lớp lá” với bài tập này có 2 vận động phải tổ chức tiết dạy làm sao cho trẻ hứng thú, tôi sẽ tổ chức dưới dạng cuộc thi “cuộc đua tài của muôn loài thú” khi ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài, cô kể về các loài vật rủ nhau đi dự cuộc thi “ai khéo, ai khỏe” mỗi loài vật có một thế mạnh riêng, song ai cũng muốn mình được ban giám khảo và khán giả bình chọn là khỏe nhất, khéo nhất, để nói lên tinh thần đoàn kết của các loài vật, hôm nay các vận động viên “Gấu đen” về đây thi tài cùng các vận động viên “Thỏ trắng”muốn biết được đội nào thắng cuộc bây giờ hai đội cùng thử tài qua cuộc thi nhé.

 Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi đội “Gấu đen” thi đua với đội “Thỏ trắng” thử tài qua 3 vòng chơi được bắt đầu.

– Phần thứ nhất: Sự đoàn kết của muôn loài

– Phần thứ  hai: Đội nào khéo hơn  

– Phần thứ ba: Ai nhanh ai khỏe

Khi trẻ thực hiện cô cho trẻ “chuyền bóng qua đầu” theo đội hình hàng dọc, chuyền từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, cô nói nhờ sự thông minh khéo léo của các loài vật cho nên 2 đội ngang sức ngang tài, từ đội hình hàng dọc chuyển về đội hình vòng tròn cô thay đổi vật mẫu có thể lần đầu cô cho trẻ chuyền quả bóng to lần sau cô cho trẻ chuyền bóng nhỏ hơn, hoặc bóng cao su, cô nâng dần độ khó cách chuyền bóng lên, hình thức cách chuyền bóng qua đầu có thể cho trẻ đứng chuyền theo đội hình vòng tròn, ngồi xuống theo đội hình vòng tròn để chuyền qua đầu, khi thay đổi các hình thức vận động trẻ sẽ rất thích thú, đội nào cũng muốn được thi đua nhau để giành chiến thắng về đội mình.

  Với vận động chạy chậm 100m cô cũng cho trẻ chạy thay đổi các hình thức như sau lần đầu chúng ta có thể để lá cờ và vạch chuẩn theo hướng thẳng, lần 2 ta có thể thay đổi vạch chuẩn và lá cờ ở đích cắm về phía khác và cô sẽ dùng hiệu lệnh để trẻ biết chuyển hướng chạy với điều kiện số mét không thay đổi chỉ thay hình thức và hướng chạy, sau mỗi lần kết thúc cô động viên trẻ có thể là một tràng pháo tay hoặc tặng thưởng một món quà nào đó cho đội thắng cuộc, sẽ hấp dẫn lôi quấn trẻ tiếp thu bài hoc một cách hiệu quả cao.

*Ví dụ như chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên” cho trẻ thực hiện đề tài “Bật qua   suối nhỏ” trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ xem tranh ảnh trên ti vi về các dòng suối, trò chuyện cùng trẻ về các dòng suối, do đâu mà có suối chảy. Cô có thể kể cho trẻ nghe truyện về sự tích của dòng suối …

    Đến hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát tranh vẽ về các dòng suối và cho trẻ kể tên những dòng suối mà trẻ đã biết, cô kết hợp những thảm cỏ hoặc bìa cát tông các thanh gỗ, xốp màu xếp thành dòng suối cho trẻ chơi thi ai bật xa. Phần chơi tự do tôi cho trẻ dùng giấy để vẽ, tô màu, xếp hột hạt, hoặc xếp những chiếc lá khô thành những dòng suối nhỏ theo sở thích của trẻ, trẻ sẽ hứng thú và tạo cho trẻ tính tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh, tổ chức tiết học như vậy trẻ sẽ được vận động nhiều, trẻ cũng thoải mái hào hứng tiết học sẽ không còn khô cứng, và trẻ mạnh dạn tự tin khi được làm quen với môn học này, khi  cho trẻ thực hiện các vận động  từ từ, không nên nóng vội. Cô nên chú ý nhiều đến những trẻ nhút nhát, nên động viên khuyến khích để trẻ tự tin, khi trẻ luyện tập, nếu trẻ tập luyện sai cô không nên quát nạt, cười cợt trẻ, nếu trẻ không tập luyện đúng cô có thể luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nếu cô cứ bắt ép trẻ phải tập luyện đúng ngay, thì trẻ sẽ bị ức chế, dễ dẫn dến chán nản, trẻ cũng không muốn tập trung vào vận động nữa, thì dẫn đến hiệu quả bài học không cao.    

Khi cho trẻ làm quen với giáo dục thể chất: Đòi hỏi cô giáo phải đầu tư về tranh ảnh vật mẫu thật phong phú, sẽ thu hút trẻ nhớ lâu hơn. Khi cô giải thích bài tập mới, cô cần kết hợp với hình ảnh, mẫu trực quan phải đẹp, hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ chú ý vào cách làm mẫu của cô, sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hóa quá trình nhận thức về phát triển thể lực cho trẻ thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao.  

  1. Kết quả khảo nghiệm của đề tài, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Trong  thời gian nghiên cứu đề tài tôi tiến hành khảo sát trắc nghiêm trẻ lớp mình giảng dạy thống kê được kết quả học tập của trẻ như sau:

                   

Kết quả

 

Số lượng trẻ

Khi chưa áp dụng các giải pháp

– Trẻ hứng thú tham gia khởi động

 

46

 

60% – 70%

– Trẻ hứng thú tập bài phát triển chung 

 

46

 

60% – 65%

– Trẻ hứng thú tập bài vận động cơ bản

 

46

 

60% – 65%

– Trẻ biêt cách chơi trò chơi vận động

 

46

 

55% – 60%

– Trẻ hứng thú tham gia hồi tĩnh 

 

46

 

60% – 65%

– Trẻ phát triển về ngôn ngữ, thể lực  

 

46

 

60% – 65%

      Khi chưa áp dụng các giải pháp kết quả học tâp của trẻ chỉ đạt được ở mức khiêm tốn, bản thân tôi vô cùng trăn trở. Vì sao mà trẻ lại không hứng thú khi khởi động ? Vì đâu mà trẻ lại không thích tập bài phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động. Vì sao khả năng tập luyện của trẻ còn hạn chế? Và lúc này  tôi đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này.

      3. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

     Qua quá trình  nghiên cứu, bản thân và các chị em đồng nghiệp trong trường cùng nhau đưa ra bàn luận trao đổi đi đến thống nhất các giải pháp mới về phương pháp phát triển về thể lực cho trẻ qua môn làm quen với giáo dục thể chất nhằm phát triển về vận động tư duy ngôn ngữ sức khỏe thể lực cho trẻ theo hướng giáo dục mới nhằm phát huy tích cực sáng tạo của trẻ. Trong khi vận dụng các giải pháp mới  đưa vào giảng dạy trên thực tế đã mang lại kết quả tích cực của trẻ thu được như sau:

                  

Kết quả

 

         Số lượng trẻ

 Sau khi áp dụng các giải pháp của đề tài

– Trẻ hứng thú tham gia khởi động

 

46

 

90% – 95%

– Trẻ hứng thú bài tập phát triển chung 

 

46

 

85% – 95%

-Trẻ hứng thú tập bài vận động cơ bản  

 

46

 

90% – 95%

– Trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động

 

46

 

85% – 95%

– Trẻ hứng thú tham gia hồi tĩnh 

 

46

 

90% – 95%

– Trẻ phát triển về ngôn ngữ, thể lực  

 

46

 

80% – 85%

      Từ những giải pháp mới đưa vào giảng dạy. So với trước đây thì chất lượng học tập của trẻ được nâng lên rõ rệt từ kĩ năng, kỹ xảo cách thực hiện các bài tập vận động và khả năng quan sát sự vật, hiện tượng, khả năng định hướng trong không gian, sức mạnh, sức bền, và sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua đó phát triển tư duy ngôn ngữ, thể lực vận động, đi, chay, nhảy, ném, bắt, leo trèo, bò trườn…khá hoàn hảo về hình thức và nghệ thuật. Trẻ nhút nhát, rụt rè, học yếu, kém tiếp thu chậm không còn. Tỉ lệ trẻ hứng thú vận động đạt khá, giỏi tăng lên một cách có hiệu quả.

 1. KẾT LUẬN

      Giáo dục thể chất, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe của trẻ khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với môn Giáo dục thể chất, có ấn tượng về hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của thân thể, cái đẹp của động tác kích thích trẻ hăng say thực hiện bài tập, tăng cường khả năng  hoạt động  nhanh nhẹn và khả năng phối hợp vận động được phát triển mạnh, đóng góp một vị trí rất quan trọng trong giáo dục đạo đức, tính kỷ luật, tính ham thích lao động trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

    Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đây là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo vận động ban đầu cần thiết cho cuộc sống sau này, giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, hình thành phẩm chất về thể lực vận động cho trẻ,  là nền móng vững chắc để trẻ bước tiếp vào bậc học phổ thông.

Bấm vào đây để tải file Word