Một số biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật mầm non

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Nội dung chính

  • Bảo mật & Cookie
  • Share this:
  • Có liên quan
  • Video liên quan

Đã hiểu!

Quảng cáo

Đề tài:Một số kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậttrong Trường Mầm Non.

A/: PHẦN MỞ ĐẦU:

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa . Đất nước ta đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ

Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục.

Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khoá vàng tiến vào tương lai, một nước nghèo cũng có thể phát triển được miễn là nó đầu tư đầy đủ vào vốn con người. Mà đầu tư vào vốn con người tức là đầu tư vào văn hoá, giáo dục. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm chuyển biến nền kinh tế, làm xuất hiện bộ phận kinh tế tri thức. Hiểu rõ vai trò đó của giáo dục, Đảng ta cũng nêu rõ Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững (Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII). Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.

Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật bảo vệ -chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.

Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập(GDHN) trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm.

Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật nhất là trẻ mầm non là công việc hết sức khó khăn và vất vả.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nhiều trẻ khuyết tật được đi học và được hưởng nền giáo dục có chất lượng?

Vì những lý do trên, nên tôi đã tìm tòi ,nghiên cứu và tổng kết được 1 số kinh nghiệm GDHN trẻ khuyết tật trong những năm qua. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non .

1/ Cơ sở lý luận:

GDHN là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng.

Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 2010 và định hướng đến năm 2015. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: tàn mà không phế , đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.

Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Thương người như thể thương thân, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Là giáo viên Mầm Non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp chúng ta phải làm thế nào để chất lượng GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non ngày được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước.

2/ Cơ sở thực tiễn:

Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường bình thường đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển.

Có thể nói GDHN là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất.Hơn thập kỷ qua, mô hình giáo dục hoà nhập ở Việt Nam đã được thực hiện. Theo số liệu báo cáo của các địa phương: trong năm qua, đã có hơn 100 nghìn trẻ khuyết tật được học hoà nhập với trẻ bình thường. Tại một số địa phương đã huy động trên 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi ra lớp học hoà nhập theo chương trình.

Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non nói riêng đã có bước chuyển biến khá tốt. Hầu hết các trẻ khuyết tật đều ra lớp học hòa nhập, trường chúng tôi được cấp trên đánh giá là trường có công tác GDHN trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt, bản thân giáo viên tôi được Bộ giáo dục & đào tạo cấp Bằng Khen giáo viên giỏi dạy trẻ khuyết tật, về phía phụ huynh cũng rất yên tâm khi đưa con mình đến trường học .

II/MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

* Mục đích: Xác định các biện pháp GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin ,mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu đối với những bạn khuyết tật.

* Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+Tham khảo tài liệu nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật .

+ Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật trong địa bàn, liên hệ phối hợp với phụ huynh, tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của trẻ, sơ lược về các dạng khuyết tật.

Nhóm phương pháp trải nghiệm:

+ Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt động trên lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập.

+ Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong những năm qua.

Phương pháp đánh giá: theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ , phát huy điểm tích cực và giúp đỡ , hạn chế những khiếm khuyết của trẻ.

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu về vấn đề GDHN trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động chăm sóc- giáo dục trong trường Mầm Non.

IVCÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:

Trong khoảng thời gian từ 0 5 tuổi là giai đoạn phát triển tối ưu những khả năng cơ bản như: trí tuệ, ngôn ngữ, tự di chuyển, giao tiếp, hòa nhập và tập tính tự lập. Trong số những trẻ bị khiếm khuyết, nếu được gia đình đưa đi can thiệp sớm, đưa trẻ ra trường lớp GDHNtốtthì cơ hội phát triển của trẻ khuyết tật sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu như cha mẹ không phát hiện sớm những khuyết tật của trẻ , không có những biện pháp GDHN tốt thì đây có thể là thiệt thòi rất lớn cho trẻ, cơ hội phát triển,bồi đắp khiếm khuyết cho trẻ bị hạn chế.Trẻ có khả năng chậm nói, nói ít hay không biết nói hoặc mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội, với cộng đồng.

V/KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

1/ Điều tra trẻ khuyết tật trong đia bàn:

Cùng với công tác điều tra số liệu trẻ đầu năm, tôi tiến hành điều tra số trẻ khuyết tật trong địa bàn mình đang công tác.

Lập danh sách trẻ khuyết tật báo về trường.

Vận động phụ huynh đưa trẻ khuyết tật ra lớp học.

2/ Tìm hiểu tâm lý và phân nhóm khuyết tật:

Kết hợp với phụ huynh để hiểu về trình trạng khuyết tật của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khuyết tật.

Kết hợp với y tế để biết rõ hơn về dạng khuyết tật.

3/ Đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ:

Lập kế hoạch năm, tháng, tuần, nhật ký cá nhân theo dõi tình trạng sức khỏe, sự chuyển biến của trẻ, đánh giá kết quả thông qua các hoạt động.

Tìm tòi nghiên cứu xây dựng môi trường lớp học và đưa ra các phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.

Làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật.

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cán bộ y tế cùng nhau giáo dục trẻ tốt hơn.

Theo dõi, quan tâm giúp đỡ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động.

Thường xuyên giáo dục trẻ trong lớp phải yêu thương giúp đỡ bạn .

Báo cáo, đề xuất với ban giám hiệu và phụ huynh về những nhu cầu cần thiết cho trẻ.

B/ PHẦN NỘI DUNG:

I/ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN:

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường Mầm Non ngay tại nơi trẻ sinh sống. GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm non là tạo cơ hội bình đẳng giáo dục.

Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để trẻ phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù Nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.

Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường Mầm Non vẫn còn những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật .
Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại, chưa có những trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.

Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng làm thế nào để trẻ khuyết tật hòa nhập trường Mầm Non được tốt, đây là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó hệ thống giáo dục đóng vai trò then chốt.

Trước thực trạng trên Trường Mẫu giáo Châu Pha 2 nằm trên địa bàn nông thôn, đời sống kinh tế của gia đình cũng như của địa phương còn khó khăn. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho giáo dục trẻ khuyết tật. Các phương tiện hỗ trợ chưa bảo đảm những yêu cầu phù hợp cho trẻ khuyết tật. Trình độ giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật còn hạn chế. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có kinh phí hỗ trợ , giải pháp triển khai thực hiện còn chung chung chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cán bộ chuyên trách về khuyết tật.

Nhưng với tinh thần trách nhiệm ,lòng yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt với tình yêu thương những đứa trẻ kém may mắn tôi đã không ngại khó khăn chăm sóc cháu, tìm tòi nghiên cứu qua mạng Internet , tham khảo tài liệu sách báođưa ra những biện pháp cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách có hiệu quả. Giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội những kiến thức quý báu làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng xã hội.

II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1/ Công tác điều tra:

Theo sự phân công của Ban Giám Hiệu , vào đầu tháng 8 tôi tiến hành điều tra trẻ trong độ tuổi. Kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong thôn ấp, cán bộ y tế, cán bộ Chăm Sóc Bà mẹ trẻ em để điều tra phát hiện trẻ khuyết tật trong địa bàn. Lập danh sách ,báo về cho nhà trường và đến gia đình vận động cháu ra lớp.

2/ Sơ lược về tâm lý của trẻ khuyết tật.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp hơn 10 năm nay , tôi đã nhận hòa nhập không ít trẻ khuyết tật. Có trẻ bị sốt teo cơ không đi được, có trẻ bị chậm phát triển, ngôn ngữ kém, bị tật về mắt, bị khiếm thính và hiện nay có cháu bị bại liệt ,khó khăn về vận động và ngôn ngữ

Đa số tâm lý trẻ đều bất ổn về tinh thần , trẻ thường chậm nói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin .Có trẻ thì hay nghịch phá, không biết vâng lời, thích tự ý làm những việc mà trẻ muốn

* Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật:

+ Cảm giác , tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.

+ Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.

+ Trí nhớ: Hiểu chậm , quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài.

+ Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc, thiếu tính bền vững.

+ Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói

Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau:

Trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Trẻ chậm phát triển.

Trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thị..

Trẻ khó khăn về vận động

Trẻ khó khăn về ngôn ngữ.

Trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.

* Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giáo viên dể dàng nhận biết trẻ ở dạng khuyết tật nào để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

3/ Quá trình thử nghiệm:

Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao tôi luôn kết hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh , đưa ra một số kinh nghiệm và biện pháp cụ thể để giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập vào trường Mầm Non .

Thử nghiệm trên lớp Lá 2 Trường Mẫu Giáo Châu Pha 2

Số cháu: 24 cháu. Có 1 cháu khuyết tật nặng:Bị bại liệt, chân tay yếu, ngôn ngữ kém, tư duy hạn chế.

a/ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ:

Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.

Bởi vì: Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của các tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nẩy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên cô giáo Mầm Non có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Trẻ mầm non là lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền , thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ cháu ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới , phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ , tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ ,thoải mái , tạo môi trường đẹp, thân thiện để trẻ được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.

<HÌNH ẢNH>Cháu bị khiêm thính đang chơi âm nhạc

b / Dạy mọi lúc, mọi nơi:

Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết . Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế . Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc,trò chuyên, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu

Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên , phải kiên trì , nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương , giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm ( Sao bạn buồn thế? hay bạn đau chỗ nào?),cùng chơi với bạnĐây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non.

c/ Phối hợp , tuyên truyền với phụ huynh:

Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa 2 lực lượng này là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Hằng ngày trong những giờ đón và trả trẻ tôi đều dành một thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về những chuyển biến của trẻ và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh tôi cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn luyện, uốn nắn trẻ.

* Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của xã hội đều có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Sự chăm lo của xã hội như: Phát động ngày vì trẻ em, cấp phiếu khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi , tặng quà ngày 1/6, ngày tết trung thuđã có nhiều tác động đến các bậc làm cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc giáo dục con cái.

d / Đầu tư sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi:

Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu tư sáng tạo làm đồ đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ khuyết tật. Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bị cần phải phù hợp với từng góc chơi theo từng chủ điểm. Đồ chơi phải đẹp, phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặt biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.

Để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi , nguyên vật liệu tôi đã lên kế hoạch phối hợp với nhà trường mua sắm những đồ chơi cần thiết .

Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm, đóng góp các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.

Tận dụng một số đồ dùng, đồ chơi , sản phẩm của hoạt động chung được lưu lại để thực hiện Hoạt động Góc.

* Sưu tầm và sáng tạo để làm một số đồ chơi theo chủ điểm.

Ví dụ: Theo chủ điểm gia đình tôi sưu tầm các hộp nhựa, hộp sữa, hũ sữa chua, vỏ hộp rau câu ,bình dầu ăn1lít làm thành bộ đồ chơi nấu ăn như: ấm trà, ca, ly, xoong nồi , chén bát, bàn ghế Dùng những quả bóng nhỏ , sợi len , chai nước rửa chén, vải vụn làm gia đình búp bê, làm rối các nhân vật trong chuyện

Chủ điểm Thế giới động vật tôi dùng các hộp sữa, chai nhựa các loại , nguyên liệu phế thải tôi đã tạo dáng thành các con vật ngộ nghĩnh như: con heo, con mèo, con voi , con gà, vịt Dùng vỏ trứng gà, trứng vịt tạo thành con thỏ, con gà, con vịt, con cá

Chủ điểm Phương tiện giao thông tôi dùng bình dầu ăn 5lít, chai nước khoáng, chai sữa , hộp nhựa làm xe ô tô khách, xe ô tô tải, tàu thuỷ, máy bay dùng các vỏ hộp giấy cho trẻ lắp ráp xe ôtô

Chủ điểm Trường tiểu học dùng mút bi tít làm cặp tắp, sưu tầm các đồ dùng của học sinh lớp 1, lấy vỏ hộp sữa làm hộp đựng bút

* Ngoài ra tôi còn dùng các loại lá, vỏ cây khô, cỏ khô, vỏ hạt dưa cùng với trẻ làm tranh trang trí theo từng chủ điểm.

* Kết hợp với chương trình Sữa học đường cho trẻ lấy cái lô gô ở vỏ hộp sữa dán vào tranh chủ điểm tạo hình cây xanh, ngôi nhà, đường đi.

<HÌNH ẢNH>Cháu Tân bị khuyết tật về mắt giúp cô làm tranh chủ điểm.

Dùng vỏ hộp sữa rửa sạch, cô cùng trẻ sáng tạo thành những đồ chơi ngộ nghĩnh như: hình chú Rôbốt đứng chào, dán các hộp sữa lại với nhau tạo thành các khối vuông, chữ nhật để xây nhà , xây Lăng Bác, xây hàng rào

Dán thêm tai, mắt, mũi miệng, đuôi vào hộp sữađể tạo thành những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương như: con mèo, con lợn, con thỏ cắt theo đường tròn của lô gô sữa học đường dán kết vào tạo thành con công có đuôi xoè trông rất đẹp mắt.

* Đối với trẻ khuyết tật tôi đầu tư nghiên cứu kỹ hơn làm những bộ đồ chơi phát triển trí tuệ phù hợp với trẻ ở các dạng khuyết tật.

+ Trẻ bị khuyết tật về mắt, trẻ chậm phát triển : Đồ dùng đồ chơi to, rõ, màu sắc đẹp như: Bộ tranh lô tô, đôminô động vật, thực vật, nghề nghiệp giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh, kích thích khả năng tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.

+ Trẻ bị khuyết tật bại liệt, khó khăn về vận động: Bộ đồ chơi cho trẻ to , có độ dày để trẻ dể cầm nắm.

Ví dụ : Tôi làm những bộ tranh lô lô về thế giới xung quanh, về chữ cái, chữ số dán lên những miếng mút bi tít có độ dày 1cm , tôi vận động các cháu trong lớp sưu tầm những hộp giấy có độ dày phù hợp như: ( hộp kẹo VitaminC ) để làm bộ lô tô toán, chữ cái giúp bạn Lan Phương vừa học vừa chơi như: nhận biết chữ cái, chữ số, tập đếm , có thể chơi xếp chồng, xếp nhà hoặc sáng tạo nhiều cách chơi khác.

Bộ đồ chơi chữ cái và chữ số

e/ Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động:

Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn.

* Ví dụ: Năm học vừa qua có Bé Lê Trọng Tấn , bé bị khuyết tật về mắt nhưng lại có năng khiếu hát rất hay. Bé bị hư mất 1 mắt phải đeo mắt giả nên không được bình thường. Vì thế nên bé thiếu tự tin, rất ngại khi đứng trước bạn bè. Tôi luôn gần gũi,đông viên khuyến khích tạo tình cảm gắn bó giữa cô và trò, giữa các bạn với nhau.Trong giờ hoạt động âm nhac tôi mời bé lên tham gia cùng với các bạn, những tràn pháo tay khen ngợi bé cảm thấy hứng thú và cô thường xuyên mời bé lên tham gia hát múa cùng cô. Dần dần bé tự tin, mạnh dạn xung phong lên hát múa cho các bạn xem. Cuối năm nhà trường tổ chức văn nghệ bé đã lên sân khấu hát cho các bạn múa.

Trong các hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức . Từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần tạo điều kiện về thời gian để trẻ được hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập,phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật.

* Ví dụ 2: Bé Vũ thị Lan Phương bị bại liệt chân tay yếu vận động kém. Trong các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động cô thường xuyên chú ý, quan tâm đến trẻ , nhắc nhỡ các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Cô giáo phải là chỗ dựa cho trẻ khuyết tật dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ

Trong giờ Hoạt động tạo hình, vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên rất khó khăn trong các vận động tinh. Tôi luôn nhắc nhỡ các cháu giúp đỡ bạn Phương , giáo dục cho các cháu luôn có tình cảm yêu thương bạn. Trong khi thực hiện cô luôn quan tâm giúp đỡ động viên , khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động hoàn thành sản phẩm của mình.

<HÌNH ẢNH>Cháu Phương đang làm tạo hình

Trong các hoạt động cô thường xuyên động viên, khuyến khích, gợi mở kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ lại vào người khác.

* Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật , tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoint để trẻ tiếp cận CNTT và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia.

Ví dụ: Tôi thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, trò chơi Ai đoán giỏi, hoặc trò chơi Ai đúng Ai sai nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh , nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, các loại rau quả và các trò chơi chữ cái , trò chơi với toán trong khi thiết kế tôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như: Bạn tài quá, bạn giỏi quá , đúng rồi xin chúc mừng bạn.. hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi..

Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong Phần mềm Vui học mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn . Trẻ rất hứng thú tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến bộ rõ rệt.

* Tóm lại:

Để GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non đạt kết quả tốt, cô giáo cần phải biết vận dụng đổi mới hình thức tổ chức, ứng dụng CNTT vào các hoạt động học tập, vui chơi, với phương phâm chơi mà học, học mà chơi. Dưới góc độ GDHN trẻ khuyết tật không phải chỉ chú ý đến trẻ khuyết tật mà phải quan tâm chung đến tất cả trẻ trong lớp. Muốn phương pháp này thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo, quan sát, theo dõi và xử lý tình huống kịp thời. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những yêu cầu gợi mở để trẻ trả lời và giao lưu với nhau, lôi cuốn trẻ tham gia vào việc tìm tòi, khám phá một cách tích cực, trẻ được chơi thoải mái, không gò ép, trẻ tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trong lúc chơi và phản ánh lại những kiến thức mà cháu đã tiếp thu được ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động.

g/Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật:

Trong quá trình chăm sóc giáo dục tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá.

Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể .

Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.

Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung , hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ.

Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần:

NHẬT KÝ THEO DÕI SỰ TIẾN BỘ

CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP

THÁNG 11 NĂM 2009

Họ và tên trẻ: Vũ Thị Lan Phương

Loại tật : Bại liệt ngôn ngữ kém

Giáo viên: Nguyễn Thị Yến Loan .

SttSự tiến bộ của trẻ theo tiêu chíTuần 1tuần 2tuần 3tuần 41Trẻ biết tự đi vệ sinh+_+_+_+_2Trẻ biết tự rửa tay.__+_+_3Trẻ biết tự ăn uống.__+_+_4Biết súc miệng chải răng.____5Biết tự mặc quần áo.____6Hiểu khi nghe cô và các bạn nói.++++7Biết chơi cùng nhau.+_+_+_+_8Biết phát âm, nói rõ câu, từ+_+_+_+_9Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm các đồ dùng.__+_+_10Biết tô màu, cầm bút____11Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.+_+_+_+_12Thực hiện các vận động thô.+_+_+_+_13Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình.___+_14Tuân theo các qui định của lớp.+_+_+_+

Lưu ý : Hàng tuần giáo viên Nhận xét đáng giá sự tiến bộ của trẻ.

Tốt: +

Chưa rõ rệt: +_

Chưa đạt:

GVCN

Nguyễn Thị yến Loan

III / Hiệu quả áp dụng::

Sau khi nghiên cứu và áp dụng chương trình GDHN trẻ khuyết tật. Bằng các biện pháp đổi mới, sáng tạo, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái , phát huy tính độc lập sáng tạo trong hoạt động cá nhân trẻ.

Qua trao đổi trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ lĩnh hội được một số kiến thức đơn giản, nhận biết được những hành vi cử chỉ đẹp, đặt biệt trẻ (nói chung) thể hiện rõ nét về tình cảm yêu thương bạn,về kỹ năng sống giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp, góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ.

Chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc. Trẻ bộc lộ rõ khả năng tư duy sáng tạo của mình và trẻ rất thích làm những đồ chơi bằng phế liệu.

Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động vui chơi, học tập bằng các biện pháp trên thì hiệu quả ở trẻ chuyển biến rất tốt. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, khả năng nhận thức ,ngôn ngữ, ghi nhớ của trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng có nhiều tiến bộ.

Chất lượng chuyên đề Giáo Dục Hòa nhập trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt.

C. KẾT LUẬN:

I . Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:

Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dục hòa nhập trong môi trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp GDHN trẻ khuyết tật có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

+ Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn.

+ Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa những trẻ bình thường và trẻ bị khuyết tật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.

+ Giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường.

+ Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn diện để sau này trở thành những người con có ích cho gia đình và cho xã hội.

V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài Một số kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường Mầm Non đã được BGH thống nhất tổ chức lên chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thực hiện tốt chuyên đề này.

Tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên theo dõi.

Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.

Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..

Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè.

Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ.

Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.

* Hướng phát triển:

Tiếp tục vận động tất cả trẻ khuyết tật ra lớp học .

Đầu tư nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp, trao dồi thêm kiến thức về hòa nhập trẻ khuyết tật để chuyên đề GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non ngày được nâng cao và có chất lượng tốt hơn.

2/ Kết luận chung và đề xuất:

Trên đây là một số kinh nghiệm GDHN trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non. Trong quá trình thực hiện tuy còn nhiều khó khăn. Nhưng bằng sự nổ lực phấn đấu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của BGH và PHHS . Tôi đã cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện tốt chương trình GD hòa nhập trẻ khuyết tật để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, phát triển tư duy sáng tạo góp phần phát triển toàn diện , hình thành nhân cách và hòa nhập với cộng đồng xã hội .

*Qua các biện pháp đã đưa ra khi thực hiện còn rất nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất , đồ dùng đồ chơi Vì vậy nên tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí,đồ dùng đồ chơi, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học và sự hướng dẫn của cán bộ chuyên trách về khuyết tật để giúp cho nhà trường chúng tôi thực hiện chương trình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày càng tốt hơn.

Châu pha, ngày 20 tháng 2 năm 2011.

Người viết

Nguyễn Thị Yến Loan

MỤC LỤC

Nội DungTrangA PHẦN MỞ ĐẦU:I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..1/ Cơ sở lý luận .2/ Cơ sở thực tiễn..II- MỤC ĐÍCH VÀ PP NGHIÊN CỨU:..III- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :..

IV- CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:..

V- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:.

B- PHẦN NỘI DUNG:

I- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN..

II- CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..

1/ công tác điều tra..

2/ Sơ lược về tâm lý trẻ khuyết tật..

3/ Qúa trình thử nghiệm

a>xây dựng môi trường lớp học

b>Dạy mọi lúc mọi nơi

c> Phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội

d> Sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi

e > Tổ chức tham gia vào hoạt động ..

g > Theo dõi- đánh giá sự tiến bộ.

III- HIỆU QUẢ ÁP DỤNG.

C- KẾT LUẬN:

I- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC

II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN

III- ĐỀ XUẤT

11+222+33

3

3

4

4

4

5

5

6

6

6

7+8

9

10+11

12

12

13

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STTTên tác giảTên sáchNhà xuất bảnNăm xuất bản1Truycập InternetChương trình giáo dục hòa nhậpBộ GD & ĐT20092TS: Lê Minh HàTài liệu hướng dẫn quản lý và can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ KT Mầm NonBộ GD & ĐT2007

Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CHUYỆN VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI
  • Tháng Ba 28, 2014
  • Trong “Lớp Chồi”
  • Đề tài: Tìm hiểu sự phát triển của cây từ hạt
  • Tháng Ba 29, 2014
  • Trong “Lớp Chồi”
  • KHÁM PHÁ KHOA HỌC Vì sao có mưa
  • Tháng Ba 28, 2014
  • Trong “Lớp Chồi”