Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học – Tài liệu text
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 24 trang )
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Lĩnh vực: Công tác Đội
Cấp học: Tiểu học
Năm học 2016 – 2017
1
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
MỤC LỤC
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………………………………………..4
1.1. KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?……………………………………………………………………………………5
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ………………………………………………………………..6
CHƯƠNG 2……………………………………………………………………………………………………………………..7
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN……………………………………………………………………………….7
2.1. THỰC TRẠNG……………………………………………………………………………………………………..7
2.2. NGUYÊN NHÂN…………………………………………………………………………………………………..9
CHƯƠNG 3……………………………………………………………………………………………………………………10
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………………………………………………………….10
3.1. BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH…………………10
3.2. THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG………………….11
3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ, TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH……………………………………………………………………………..12
3.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG……………………………………….12
3.5. VÍ DỤ MINH HỌA………………………………………………………………………………………………14
CHƯƠNG 4……………………………………………………………………………………………………………………19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN:………………………………………………………………….19
CHƯƠNG 5……………………………………………………………………………………………………………………20
TIỂU KẾT……………………………………………………………………………………………………………………..21
PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………22
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………………….24
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế
hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần
thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã
hội. Bản thân là một giáo viên Tiểu học có nhiều năm công tác và giảng dạy khối
lớp 5 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác với nhiều bức xúc trước học sinh chưa có
kinh nghiệm kỹ năng sống. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có
năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học
sinh, bởi giáo viên đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi , phẩm chất và
2
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
năng lực được hình thành ở nhà trường, đặc biệt là cấp Tiểu học. Hơn nữa giáo viên
Tiểu học là người trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung
cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết
thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và
phòng chống các tệ nạn xã hội,…để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn
toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức
cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống đó là:
Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau
chung sống.
Năm học 2016 – 2017 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là một trong những nội dung của phong trào. Vì thế, nhà trường cần chú trọng
hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
Để thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của
giáo viên là nghiên cứu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, xây dựng
mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp vào hoàn cảnh, điều
kiện dạy học cụ thể của lớp, của trường và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo
với nhu cầu, trình độ của học sinh. Với những kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tiễn sẽ
góp phần xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện
trong nhà trường. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp
giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”
3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phương pháp giáo dục Phổ thông đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung
giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo
dục. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học còn thông qua nhiều
4
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
chương trình, dự án như:
Giáo bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống
HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội
dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là:
– Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp,
hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ
những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và các
hoạt động hằng ngày.
– Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
– Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích
cực, xây dựng cho các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu
phát triển toàn diện nhân cách người học.
1.1. KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống:
– Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi
thích ứng và tích cực , giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và
thác thức của cuộc sống hằng ngày.
– Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành
hành vi mới. Các tiếp cận này có sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái
độ và kĩ năng.
– Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,
ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;
5
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;
Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng
định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
Tóm lại kỹ năng sống rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người
để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ
– Trong thực tế cuộc sống cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại,
phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ
mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm như : rửa chân tay, mặc quần áo,…
– Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh, đến 9, 10 tuổi
hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và bộ óc của các em đang phát triển
đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người
thân của các em cần chú ý để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm
hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn
trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Người lớn không được mắng, doạ dẫm, đe
nạt các em, vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác
hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em.
– Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ
những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho
trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà,
không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin
phép cô khi ra vào lớp,…
– Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,… của các nhân
vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt
6
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng
nhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
Các mối quan hệ của trẻ em là: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em – Đồ vật; Trẻ em –
Nhà trường; Trẻ em – Xã hội. Ở tiểu học, uy tín của người thầy giáo, cô giáo các
quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của thầy, cô thường là những
mẫu mực cho hành vi của học sinh. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy,
cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo
mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp;
những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển
nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1. THỰC TRẠNG
Thực trạng ở trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh, một số học sinh còn thiếu kỹ
năng sống như: thiếu tính tự lập; chưa tự giác, thiếu tự tin trước tập thể, chưa biết
cách ứng xử phù hợp. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô,
gọi bạn bằng mày, tao …vv. Để giúp học sinh có kỹ năng sống tốt, tôi đã tiến hành
khảo sát thực tế một số kỹ năng của các lớp như sau:
• Khảo sát HS lớp 1 A1 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:
•
TSHS
Nội dung khảo sát: Tự mặc quần áo. Tự giác ngồi học bài
Tự mặc quần áo
Tự giác ngồi học bài
7
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Tự mình mặc Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác,
quần áo
24
giúp mặc quần cần nhắc nhở
bố
mẹ
phải
áo
nhắc nhở nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
14
58,3
10
41,7
10
41,7
14
58,3
• Khảo sát lớp 2A 2 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:
•
Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hành
thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.
TSHS
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
25
14
56,0
11
44,0
* Khảo sát lớp 5/3 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:
* Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể.
Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách
đội đánh giá HS:
TSHS
30
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
hợp
SL
22
%
73,3
SL
8
%
26,7
Từ thực trạng trên, qua nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học số 3 Phổ
Thạnh tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến các em học sinh chưa có kỹ năng
sống tốt là:
8
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
2.2. NGUYÊN NHÂN
2.2.1.Về phía giáo viên:
– Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh, mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó
tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất
sự hứng thú của học sinh.
2.2.2. Về phía học sinh:
– Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, chưa
có tính sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
– Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong
cuộc sống kém, thiếu sự tự tin trước đông người.
– Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô, gọi bạn bằng
mày, tao,…
2.2.3. Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, chỉ khuyến
khích con em tìm kiến thức mà quên hướng dẫn cho con em mình làm tốt hoạt
động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Một số gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng
hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Ngoài ra do ảnh hưởng của môi trường sống, các em bắt chước nói tục, chưởi
thề.
2.2.4. Về phía nhà trường
Trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh là một trường thuộc vùng ven biển, điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa cao so với các xã
ở thị trấn của huyện. Phần lớn người dân làm nghề đánh cá nên thường nói tục,
chưởi thề do đó ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Vì thế trong hoạt động
chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao
9
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú
trọng đến việc “Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Giáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt là
đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Giáo dục kỹ năng sống là việc cần được tiến
hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh,
hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Tiểu học tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
3.1. BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Nội dung giáo dục kỹ năng sống ở Tiểu học hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ
em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập… Và mục đích quan trọng
nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Vì vậy khi tổ chức các
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần:
– Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các
nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học.
– Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng
sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt
động giáo dục.
10
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
– Tạo ra động lực cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình
thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,
kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc…
3.2. THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng sống là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được
khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì thế
GV cần nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. :
3.2.1. Tương tác:
Kỹ năng sống được hình thành tốt trong quá trình học sinh tương tác với
bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến
của mình và xem xét ý kiến của người khác… Do vậy, giáo viên cần tổ chức các
hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để
giáo dục kỹ năng sống cho các em.
3.2.2. Trải nghiệm:
Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và
nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó. Vì thế giáo viên cần phải có thiết kế và
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh được hoạt động thực, có
cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống.
3.2.3. Tiến trình:
Là một quá trình từ nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. Do
vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà cả một quá trình.
3.2.4. Thay đổi hành vi:
Giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống
thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động
của mình.
3.2.5. Thời gian – môi trường giáo dục:
11
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi; giáo dục
trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối
đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.
Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh GV
phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục.
3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ, TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội
dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp học sinh thực hiện một
cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu
cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của cá nhân
học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi
ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Rèn
luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao
tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể
với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và
công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể
và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên
và xã hội. Vì vậy cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
– Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, vào các hoạt động
giáo dục khác.
– Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi
các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động
12
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong
khi xử lí các tình huống với bạn bè.
– Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp
học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rèn
một số kỹ năng như: cầm chổi quét, nhặt rác, tưới cây, tỉa lá,…; thông qua đó HS
biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động.
– Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học.
Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh chăm sóc cây xanh
– Học sinh tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy
giáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năng
sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.
– Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm,
13
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,…; biết lựa chọn phối kết
hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động
học tập, học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp
tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong nhóm, kỹ năng xử lý tình
huống,…
– Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại.
– Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể (Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh).
3.5. VÍ DỤ MINH HỌA
3.5.1. Dạy bài tập đọc “ Người gác rừng tí hon ” ( Tiếng việt 5 – tuần 13 ) giáo
viên giáo dục các kĩ năng sống: Ứng phó với căn thẳng ( linh hoạt, thông minh
trong các tình huống bất ngờ; Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng cho học sinh
qua các hoạt động :
a .Luyện đọc :
+ Học sinh được đọc cá nhân tức là các HS trong lớp sẽ được nhận xét,
giúp đỡ bạn hoặc học tập cách đọc của bạn mình .
+ Học sinh đọc cặp đôi cùng bàn tức là đã giúp học sinh sữa chữa lẫn nhau,
tự tin giao tiếp, tương tác với nhau .
+ Học sinh đọc thi đua tức là giúp học sinh nâng cao năng lực khẳng định
mình, rút kinh nghiệm cho bản thân, học tập điều hay từ bạn, …
b .Tìm hiểu bài :
giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng hệ thống câu hỏi gợi ý phù
hợp, học sinh sẽ được tự mình nghiên cứu, được phát biểu suy nghĩ của bản thân,
được lĩnh hội kiến thức bằng việc chủ động phát huy tính tích cực của bản thân
mình . Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh,
động viên, khuyến khích, hỗ trợ, bổ sung cho học sinh, tránh chê bai hoặc nói “ sai
” mà phải là “ ai bổ sung cho bạn, ý kiến khác,… ” .
14
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
– Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm :
+ Kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người : Thông minh ; Dũng cảm
Từng thành viên sẽ được nêu ý kiến cá nhân mình, được giao tiếp trao đổi
cùng bạn để đi đến thống nhất chung .
– Cho học sinh trao đổi thảo luận với bạn trong lớp ( nhóm 4 ) :
+ Vì sao bạn nhỏ trong bài tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
* Nhiều học sinh được nêu suy nghĩ của mình. Giáo viên động viên, khuyến
khích, tôn trọng ý kiến của các em .
c. Liên hệ thực tế :
– Cho học sinh được nói lên nguyện vọng,suy nghĩ, tình cảm của mình :
+ Nếu em là bạn nhỏ trong bài, em sẽ làm gì ?
– Học sinh sẽ được trao đổi, thảo luận với bạn, nêu lên ý kiến cá nhân mình:
Qua bài, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước, với
địa phương; trách nhiệm của mỗi học sinh đối với trường – lớp của mình ?
Giáo viên là người tóm tắt các ý kiến, định hướng, giáo dục học sinh bằng
các việc làm cụ thể .
3.5.2. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp :
– Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các buổi giao lưu học tập, là các tiết sinh hoạt
Đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt múa hát tập thể, các hoạt động ngoại
khoá,… .Thông qua các buổi sinh hoạt này, học sinh được chủ động tham gia các
hoạt động mình yêu thích, được tương tác với bạn bè, được giao lưu với nhiều
15
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
thành viên khác. Vì vậy, giáo viên cần linh động tổ chức các hoạt động trên dưới
nhiều hình thức khác nhau :
– Hàng tuần dành thời gian cho tiết sinh hoạt lớp cuối tuần để tạo kĩ năng
giao tiếp, cho học sinh và nắm bắt nguyện vọng, ý kiến . Từ đó, học sinh sẽ được
bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình, đề xuất cá nhân .
– Tổ chức tốt các hình thức trò chơi ( vui khỏe và dân gian ) trong các tiết
hoạt động tập thể, giao lưu để tạo không khí sôi nổi, hào hứng để mọi học sinh
đều được “ chơi ”, được tương tác, giúp đỡ nhau, tạo sự tự tin cho. ví dụ : Mèo bắt
chuột, giành cờ chiến thắng, nhảy bao, kéo co,…
– Cuối mỗi tháng tổ chức giao lưu học tập và sinh hoạt tập thể trong lớp nhằm
tạo môi trường học hỏi, giao tiếp, tương tác . Phát huy việc “ nói ”, thể hiện mình
của những học sinh còn rụt rè, thụ động. Học sinh tự sưu tầm, tìm hiểu những câu
chuyện, câu đố, bài thơ hay, đoạn văn hay,… làm đề tài để trao đổi, thảo luận, phát
biểu ý kiến cá nhân …
– Giáo viên tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ trước lớp ( hát đơn ca, tốp
ca, múa hát tập thể, đóng kịch,… ) để học sinh tập dần sự mạnh dạn, tự tin trước
tập thể .
– Giáo viên tổ chức cho học sinh một số hoạt động ngoại khoá như : Thăm
Mẹ Việt Nam Anh hùng; viếng Nghĩa trang liệt sĩ; trồng và chăm sóc cây, hoa; lao
động công ích ( làm vệ sinh …) . Qua đó, cho học sinh phát biểu suy nghĩ của
mình về việc đã làm, viết bài nói về cảm nhận của em .
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần định hướng, khơi
gợi, giúp đỡ, khích lệ tinh thần cho học sinh; uốn nắn dần cho học sinh cách diễn
đạt cá nhân, học tập điều hay từ bạn, rút kinh nghiệm cho bản thân mình .
16
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
3.5.3. Trong các hoạt động gia đình
Học sinh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giao tiếp trong gia đình, chịu
ảnh hưởng của truyền thống và văn hoá của gia đình . Có học sinh được sự cưng
chiều thái quá của ông bà, cha mẹ đã trở nên “ ngang ngược ” . Vì thế, cần phối
hợp với phụ huynh, gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh sống, nắm bắt kịp
thời đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để giúp học sinh hiểu được : Giao tiếp trong
gia đình là “ Trên kính – dưới nhường ”, học sinh cần :
+ Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ .
+ Vâng lời, giúp đỡ bố mẹ ; nhường nhịn em nhỏ .
+ Biết ứng xử với mọi người trong gia đình, biết nói “ cảm ơn ”, “ xin lỗi ”, “
vâng, ạ, dạ, thưa ” … với cả những người thân thiết trong gia đình, biết dùng từ
ngữ phù hợp, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh đồng thời phải biết lắng nghe, tôn
trọng ý kiến mọi người ngay cả khi bất đồng quan điểm, cả khi việc không theo ý
mình .
* VÍ DỤ MINH HỌA: Một học sinh không làm bài về nhà, giáo viên cần
để học sinh nêu được :
+ Lí do vì sao em không làm bài về nhà ?
Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, yêu cầu bố mẹ học sinh tìm hiểu lí
do, khuyến khích rằng con có khả năng làm được việc đó hơn là la mắng, đánh đập,
học sinh sẽ cảm thấy tự tin, có cơ hội được trình bày vấn đề của mình .
Giáo viên cần định hướng cho học sinh trong giao tiếp hàng ngày:
+ Lời đề nghị khi yêu cầu, mong muốn được giúp đỡ .
17
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
+ Lời từ chối khi không đồng ý, không muốn hoặc không thể thực hiện
đúng yêu cầu của người khác .
+ Lời xin lỗi khi làm phiền, khi mắc lỗi, khi không làm đúng, khi từ chối,
– Để giao tiếp tế nhị, khéo léo; giáo viên cần định hướng cho học sinh biết cách
xác định các nhân tố giao tiếp :
Xác định nhân vật giao tiếp; xác định nội dung giao tiếp; xác định khả năng
của em ; xác định ngữ cảnh; xác định phương tiện biểu đạt .
* VÍ DỤ MINH HỌA: Lời đề nghị yêu cầu muốn được giúp đỡ
– GV đưa tình huống cụ thể : “ Nhờ một người cùng trang lứa đóng giúp
cửa sổ khi ngồi học ”
– Học sinh có thể nêu lên một số ý kiến cá nhân :
+ Bạn có thể đóng giúp tớ cửa sổ được không ?
(*)
+ Phiền bạn đóng hộ tớ cái cửa sổ !
+ Đóng cửa sổ lại đi !
+ Bạn hãy đóng cái cửa sổ lại nhé !
Từ đó HS sẽ thấy được tác dụng, hiệu quả của việc dùng lời nói lịch sự, tế
nhị và giáo viên định hướng để HS dùng ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp .
Tóm lại : Thông qua giao tiếp, học sinh tự chấn chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp, văn minh, lịch sự hơn ; mạnh dạn, tự tin, hoà đồng trong mọi trường
hợp, học sinh biết nói nhiều lời hay – làm nhiều việc tốt, có thể là từ những việc
nhỏ nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân học sinh .
18
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN:
– Sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh,
và sinh hoạt chuyên môn ở các trường bạn, tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp
dụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong và ngoài trường đồng tình ủng hộ. Kết
quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện
được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp. Cụ thể:
– Khảo sát: HS lớp 1 A1 phân hiệu trung tâm cuối năm học 2013 – 2014:
Tự mặc quần áo
Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình mặc Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác,
TSHS
24
quần áo
giúp mặc quần cần nhắc nhở
bố mẹ phải nhắc
áo
nhở nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
22
91,7
2
8,3
20
83,3
4
16,7
* Khảo sát lớp 2A 2 phân hiệu trung tâm cuối năm học 2013 – 2014:
* Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hành
thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.
TSHS
25
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
SL
24
ra khỏi nhóm
SL
1
%
96,0
%
4,0
19
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
* Khảo sát lớp 5/3 phân hiệu trung tâm năm học 2014 – 2015:
* Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể.
Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách
đội đánh giá HS:
TSHS
30
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
hợp
SL
29
%
96,7
SL
1
%
3,3
– Sau sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm nhiều
biện pháp giáo dục kỹ năng sống để các năm học 2014 – 2015 và các năm học tiếp
theo giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt nhiều kết quả tốt hơn.
CHƯƠNG 5
20
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
TIỂU KẾT
Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường
Tiểu học số 3 Phổ Thạnh. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn
luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng
xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự
cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực
hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò,
sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa
vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của
người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người
thầy. Vì vậy, “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một
chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc,
mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và
mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn
cảnh của nhà trường, địa phương.
21
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
PHẦN III: KẾT LUẬN
” Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” là một việc làm vô cùng cần
thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn
hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học mà tôi đã đúc kết được
từ thực tiễn giảng dạy là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô,
Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh học sinh
Chính vì thế, nhà trường cần tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động
trong các ngày lễ khai giảng, 22/12, 30/4, thể dục, múa hát tập thể sân trường, hội
diễn văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân … tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo
vệ môi trường, vệ sinh trường lớp, viết bài dự thi tìm hiểu môi trường, tổ chức các
hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, uống nước nhớ nguồn, đi tìm địa chỉ
đỏ…Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học
sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh
thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường
đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học
sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để
liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết
22
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo
cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống…. Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ
nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc
hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Để có thể giáo dục kỹ năng sông tốt cho học sinh cần phải có sự phối hợp cả
gia đình, nhà trường và xã hội. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí
quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có
thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích
cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình.
Sáng kiến kinh nghiệm chắc có lẽ còn có nhiều thiếu sót . Tôi mong rằng
Thầy cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụ
thể các biện pháp Giáo dục kỹ năng sống trong trường Tiểu học, nhằm xây dựng
nhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện tích cực, gíúp các em phát triển
toàn diện và trở thành một công dân tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
23
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp
4, lớp 5 – Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học – Bộ Giáo dục và
Đào tạo- Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Báo giáo dục và thời đại
5. Sách giáo viên – Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5- Bộ Giáo dục và Đào tạo
24
3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ, TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCKỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH……………………………………………………………………………..123.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG……………………………………….123.5. VÍ DỤ MINH HỌA………………………………………………………………………………………………14CHƯƠNG 4……………………………………………………………………………………………………………………19KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN:………………………………………………………………….19CHƯƠNG 5……………………………………………………………………………………………………………………20TIỂU KẾT……………………………………………………………………………………………………………………..21PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………22TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………………….24PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀTrong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thếhệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cầnthiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xãhội. Bản thân là một giáo viên Tiểu học có nhiều năm công tác và giảng dạy khốilớp 5 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác với nhiều bức xúc trước học sinh chưa cókinh nghiệm kỹ năng sống. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, cónăng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với họcsinh, bởi giáo viên đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi , phẩm chất vàMột số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcnăng lực được hình thành ở nhà trường, đặc biệt là cấp Tiểu học. Hơn nữa giáo viênTiểu học là người trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cungcấp kiến thức, văn hoá còn dạy các học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiếtthực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường vàphòng chống các tệ nạn xã hội,…để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàntoàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thứccơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống đó là:Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhauchung sống.Năm học 2016 – 2017 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh là một trong những nội dung của phong trào. Vì thế, nhà trường cần chú trọnghơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.Để thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhiệm vụ đầu tiên củagiáo viên là nghiên cứu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, xây dựngmục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp vào hoàn cảnh, điềukiện dạy học cụ thể của lớp, của trường và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạovới nhu cầu, trình độ của học sinh. Với những kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tiễn sẽgóp phần xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diệntrong nhà trường. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện phápgiáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcPHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNPhương pháp giáo dục Phổ thông đang đổi mới theo hướng phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cườngkhả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dunggiáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáodục. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học còn thông qua nhiềuMột số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcchương trình, dự án như:Giáo bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chốngHIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tai nạn thươngtích. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nộidung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là:- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp,hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏnhững hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và cáchoạt động hằng ngày.- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình vàphát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tíchcực, xây dựng cho các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêuphát triển toàn diện nhân cách người học.1.1. KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống:- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vithích ứng và tích cực , giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu vàthác thức của cuộc sống hằng ngày.- Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thànhhành vi mới. Các tiếp cận này có sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành tháiđộ và kĩ năng.- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹnăng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcHọc làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, tự khẳngđịnh, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thôngHọc để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặtmục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;Tóm lại kỹ năng sống rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngườiđể cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ- Trong thực tế cuộc sống cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại,phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụmà lẽ ra chính trẻ phải tự làm như : rửa chân tay, mặc quần áo,…- Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh, đến 9, 10 tuổihệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và bộ óc của các em đang phát triểnđi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, ngườithân của các em cần chú ý để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìmhãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìntrật tự nơi công cộng và trong lớp học. Người lớn không được mắng, doạ dẫm, đenạt các em, vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây táchại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em.- Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từnhững buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí chotrẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà,không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xinphép cô khi ra vào lớp,…- Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,… của các nhânvật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắtMột số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcchước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũngnhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môitrường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.Các mối quan hệ của trẻ em là: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em – Đồ vật; Trẻ em –Nhà trường; Trẻ em – Xã hội. Ở tiểu học, uy tín của người thầy giáo, cô giáo cácquan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của thầy, cô thường là nhữngmẫu mực cho hành vi của học sinh. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy,cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáomình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp;những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triểnnhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN2.1. THỰC TRẠNGThực trạng ở trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh, một số học sinh còn thiếu kỹnăng sống như: thiếu tính tự lập; chưa tự giác, thiếu tự tin trước tập thể, chưa biếtcách ứng xử phù hợp. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô,gọi bạn bằng mày, tao …vv. Để giúp học sinh có kỹ năng sống tốt, tôi đã tiến hànhkhảo sát thực tế một số kỹ năng của các lớp như sau:• Khảo sát HS lớp 1 A1 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:TSHSNội dung khảo sát: Tự mặc quần áo. Tự giác ngồi học bàiTự mặc quần áoTự giác ngồi học bàiMột số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcTự mình mặc Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác,quần áo24giúp mặc quần cần nhắc nhởbốmẹphảiáonhắc nhở nhiềuSLSLSLSL1458,31041,71041,71458,3• Khảo sát lớp 2A 2 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hànhthảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.TSHSThực hành thảo luận nhómBiết cách lắng nghe, hợp tácChưa biết cách lắng nghe, hay táchra khỏi nhómSLSL251456,01144,0* Khảo sát lớp 5/3 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2016 – 2017:* Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể.Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ tráchđội đánh giá HS:TSHS30Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thểBiết cách ứng xử hài hoà khá phù Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơihợpSL2273,3SL26,7Từ thực trạng trên, qua nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học số 3 PhổThạnh tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến các em học sinh chưa có kỹ năngsống tốt là:Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học2.2. NGUYÊN NHÂN2.2.1.Về phía giáo viên:- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh, mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khótìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mấtsự hứng thú của học sinh.2.2.2. Về phía học sinh:- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, chưacó tính sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trongcuộc sống kém, thiếu sự tự tin trước đông người.- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô, gọi bạn bằngmày, tao,…2.2.3. Về phía phụ huynh:Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, chỉ khuyếnkhích con em tìm kiến thức mà quên hướng dẫn cho con em mình làm tốt hoạtđộng đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.Một số gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưnghô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.Ngoài ra do ảnh hưởng của môi trường sống, các em bắt chước nói tục, chưởithề.2.2.4. Về phía nhà trườngTrường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh là một trường thuộc vùng ven biển, điềukiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa cao so với các xãở thị trấn của huyện. Phần lớn người dân làm nghề đánh cá nên thường nói tục,chưởi thề do đó ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Vì thế trong hoạt độngchuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng caoMột số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcchất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừngđổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chútrọng đến việc “Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh.CHƯƠNG 3BIỆN PHÁP THỰC HIỆNGiáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt làđối với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Giáo dục kỹ năng sống là việc cần được tiếnhành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh,hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTiểu học tôi đã thực hiện các biện pháp sau:3.1. BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINHNội dung giáo dục kỹ năng sống ở Tiểu học hết sức đơn giản, gần gũi với trẻem, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập… Và mục đích quan trọngnhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Vì vậy khi tổ chức cáchoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần:- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt cácnội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học.- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năngsống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạtđộng giáo dục.10Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học- Tạo ra động lực cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hìnhthành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc…3.2. THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGKỹ năng sống là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có đượckhả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì thếGV cần nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. :3.2.1. Tương tác:Kỹ năng sống được hình thành tốt trong quá trình học sinh tương tác vớibạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiếncủa mình và xem xét ý kiến của người khác… Do vậy, giáo viên cần tổ chức cáchoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đểgiáo dục kỹ năng sống cho các em.3.2.2. Trải nghiệm:Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế vànó có kĩ năng khi các em được làm việc đó. Vì thế giáo viên cần phải có thiết kế vàtổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh được hoạt động thực, cócơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống.3.2.3. Tiến trình:Là một quá trình từ nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. Dovậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà cả một quá trình.3.2.4. Thay đổi hành vi:Giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sốngthúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành độngcủa mình.3.2.5. Thời gian – môi trường giáo dục:11Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcGiáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi; giáo dụctrong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tốiđa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh GVphải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục.3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ, TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNGGIÁODỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINHHoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nộidung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp học sinh thực hiện mộtcách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêucầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của cá nhânhọc sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành viứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Rènluyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giaotiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thểvới tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động vàcông tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thểvà hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộcsống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiênvà xã hội. Vì vậy cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh.3.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG- Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, vào các hoạt độnggiáo dục khác.- Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơicác trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động12Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcrèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹnăng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trongkhi xử lí các tình huống với bạn bè.- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớphọc, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rènmột số kỹ năng như: cầm chổi quét, nhặt rác, tưới cây, tỉa lá,…; thông qua đó HSbiết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động.- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học.Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh chăm sóc cây xanh- Học sinh tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầygiáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năngsống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.- Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tíchcực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm,13Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcphương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,…; biết lựa chọn phối kếthợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt độnghọc tập, học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợptác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong nhóm, kỹ năng xử lý tìnhhuống,…- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại.- Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể (Đội thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh).3.5. VÍ DỤ MINH HỌA3.5.1. Dạy bài tập đọc “ Người gác rừng tí hon ” ( Tiếng việt 5 – tuần 13 ) giáoviên giáo dục các kĩ năng sống: Ứng phó với căn thẳng ( linh hoạt, thông minhtrong các tình huống bất ngờ; Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng cho học sinhqua các hoạt động :a .Luyện đọc :+ Học sinh được đọc cá nhân tức là các HS trong lớp sẽ được nhận xét,giúp đỡ bạn hoặc học tập cách đọc của bạn mình .+ Học sinh đọc cặp đôi cùng bàn tức là đã giúp học sinh sữa chữa lẫn nhau,tự tin giao tiếp, tương tác với nhau .+ Học sinh đọc thi đua tức là giúp học sinh nâng cao năng lực khẳng địnhmình, rút kinh nghiệm cho bản thân, học tập điều hay từ bạn, …b .Tìm hiểu bài :giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng hệ thống câu hỏi gợi ý phùhợp, học sinh sẽ được tự mình nghiên cứu, được phát biểu suy nghĩ của bản thân,được lĩnh hội kiến thức bằng việc chủ động phát huy tính tích cực của bản thânmình . Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh,động viên, khuyến khích, hỗ trợ, bổ sung cho học sinh, tránh chê bai hoặc nói “ sai” mà phải là “ ai bổ sung cho bạn, ý kiến khác,… ” .14Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học- Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm :+ Kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người : Thông minh ; Dũng cảmTừng thành viên sẽ được nêu ý kiến cá nhân mình, được giao tiếp trao đổicùng bạn để đi đến thống nhất chung .- Cho học sinh trao đổi thảo luận với bạn trong lớp ( nhóm 4 ) :+ Vì sao bạn nhỏ trong bài tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?* Nhiều học sinh được nêu suy nghĩ của mình. Giáo viên động viên, khuyếnkhích, tôn trọng ý kiến của các em .c. Liên hệ thực tế :- Cho học sinh được nói lên nguyện vọng,suy nghĩ, tình cảm của mình :+ Nếu em là bạn nhỏ trong bài, em sẽ làm gì ?- Học sinh sẽ được trao đổi, thảo luận với bạn, nêu lên ý kiến cá nhân mình:Qua bài, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước, vớiđịa phương; trách nhiệm của mỗi học sinh đối với trường – lớp của mình ?Giáo viên là người tóm tắt các ý kiến, định hướng, giáo dục học sinh bằngcác việc làm cụ thể .3.5.2. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp :- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các buổi giao lưu học tập, là các tiết sinh hoạtĐội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt múa hát tập thể, các hoạt động ngoạikhoá,… .Thông qua các buổi sinh hoạt này, học sinh được chủ động tham gia cáchoạt động mình yêu thích, được tương tác với bạn bè, được giao lưu với nhiều15Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcthành viên khác. Vì vậy, giáo viên cần linh động tổ chức các hoạt động trên dướinhiều hình thức khác nhau :- Hàng tuần dành thời gian cho tiết sinh hoạt lớp cuối tuần để tạo kĩ nănggiao tiếp, cho học sinh và nắm bắt nguyện vọng, ý kiến . Từ đó, học sinh sẽ đượcbày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình, đề xuất cá nhân .- Tổ chức tốt các hình thức trò chơi ( vui khỏe và dân gian ) trong các tiếthoạt động tập thể, giao lưu để tạo không khí sôi nổi, hào hứng để mọi học sinhđều được “ chơi ”, được tương tác, giúp đỡ nhau, tạo sự tự tin cho. ví dụ : Mèo bắtchuột, giành cờ chiến thắng, nhảy bao, kéo co,…- Cuối mỗi tháng tổ chức giao lưu học tập và sinh hoạt tập thể trong lớp nhằmtạo môi trường học hỏi, giao tiếp, tương tác . Phát huy việc “ nói ”, thể hiện mìnhcủa những học sinh còn rụt rè, thụ động. Học sinh tự sưu tầm, tìm hiểu những câuchuyện, câu đố, bài thơ hay, đoạn văn hay,… làm đề tài để trao đổi, thảo luận, phátbiểu ý kiến cá nhân …- Giáo viên tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ trước lớp ( hát đơn ca, tốpca, múa hát tập thể, đóng kịch,… ) để học sinh tập dần sự mạnh dạn, tự tin trướctập thể .- Giáo viên tổ chức cho học sinh một số hoạt động ngoại khoá như : ThămMẹ Việt Nam Anh hùng; viếng Nghĩa trang liệt sĩ; trồng và chăm sóc cây, hoa; laođộng công ích ( làm vệ sinh …) . Qua đó, cho học sinh phát biểu suy nghĩ củamình về việc đã làm, viết bài nói về cảm nhận của em .Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần định hướng, khơigợi, giúp đỡ, khích lệ tinh thần cho học sinh; uốn nắn dần cho học sinh cách diễnđạt cá nhân, học tập điều hay từ bạn, rút kinh nghiệm cho bản thân mình .16Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học3.5.3. Trong các hoạt động gia đìnhHọc sinh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giao tiếp trong gia đình, chịuảnh hưởng của truyền thống và văn hoá của gia đình . Có học sinh được sự cưngchiều thái quá của ông bà, cha mẹ đã trở nên “ ngang ngược ” . Vì thế, cần phốihợp với phụ huynh, gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh sống, nắm bắt kịpthời đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để giúp học sinh hiểu được : Giao tiếp tronggia đình là “ Trên kính – dưới nhường ”, học sinh cần :+ Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ .+ Vâng lời, giúp đỡ bố mẹ ; nhường nhịn em nhỏ .+ Biết ứng xử với mọi người trong gia đình, biết nói “ cảm ơn ”, “ xin lỗi ”, “vâng, ạ, dạ, thưa ” … với cả những người thân thiết trong gia đình, biết dùng từngữ phù hợp, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh đồng thời phải biết lắng nghe, tôntrọng ý kiến mọi người ngay cả khi bất đồng quan điểm, cả khi việc không theo ýmình .* VÍ DỤ MINH HỌA: Một học sinh không làm bài về nhà, giáo viên cầnđể học sinh nêu được :+ Lí do vì sao em không làm bài về nhà ?Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, yêu cầu bố mẹ học sinh tìm hiểu lído, khuyến khích rằng con có khả năng làm được việc đó hơn là la mắng, đánh đập,học sinh sẽ cảm thấy tự tin, có cơ hội được trình bày vấn đề của mình .Giáo viên cần định hướng cho học sinh trong giao tiếp hàng ngày:+ Lời đề nghị khi yêu cầu, mong muốn được giúp đỡ .17Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học+ Lời từ chối khi không đồng ý, không muốn hoặc không thể thực hiệnđúng yêu cầu của người khác .+ Lời xin lỗi khi làm phiền, khi mắc lỗi, khi không làm đúng, khi từ chối,- Để giao tiếp tế nhị, khéo léo; giáo viên cần định hướng cho học sinh biết cáchxác định các nhân tố giao tiếp :Xác định nhân vật giao tiếp; xác định nội dung giao tiếp; xác định khả năngcủa em ; xác định ngữ cảnh; xác định phương tiện biểu đạt .* VÍ DỤ MINH HỌA: Lời đề nghị yêu cầu muốn được giúp đỡ- GV đưa tình huống cụ thể : “ Nhờ một người cùng trang lứa đóng giúpcửa sổ khi ngồi học ”- Học sinh có thể nêu lên một số ý kiến cá nhân :+ Bạn có thể đóng giúp tớ cửa sổ được không ?(*)+ Phiền bạn đóng hộ tớ cái cửa sổ !+ Đóng cửa sổ lại đi !+ Bạn hãy đóng cái cửa sổ lại nhé !Từ đó HS sẽ thấy được tác dụng, hiệu quả của việc dùng lời nói lịch sự, tếnhị và giáo viên định hướng để HS dùng ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp .Tóm lại : Thông qua giao tiếp, học sinh tự chấn chỉnh hành vi của mìnhcho phù hợp, văn minh, lịch sự hơn ; mạnh dạn, tự tin, hoà đồng trong mọi trườnghợp, học sinh biết nói nhiều lời hay – làm nhiều việc tốt, có thể là từ những việcnhỏ nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân học sinh .18Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcCHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN:- Sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh,và sinh hoạt chuyên môn ở các trường bạn, tôi đã điều tra nghiên cứu và thử ápdụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong và ngoài trường đồng tình ủng hộ. Kếtquả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiệnđược cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp. Cụ thể:- Khảo sát: HS lớp 1 A1 phân hiệu trung tâm cuối năm học 2013 – 2014:Tự mặc quần áoTự giác ngồi học bài ở nhàTự mình mặc Cần người lớn Tự giác không Chưa tự giác,TSHS24quần áogiúp mặc quần cần nhắc nhởbố mẹ phải nhắcáonhở nhiềuSLSLSLSL2291,78,32083,316,7* Khảo sát lớp 2A 2 phân hiệu trung tâm cuối năm học 2013 – 2014:* Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hànhthảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.TSHS25Thực hành thảo luận nhómBiết cách lắng nghe, hợp tácChưa biết cách lắng nghe, hay táchSL24ra khỏi nhómSL96,04,019Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học* Khảo sát lớp 5/3 phân hiệu trung tâm năm học 2014 – 2015:* Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể.Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ tráchđội đánh giá HS:TSHS30Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thểBiết cách ứng xử hài hoà khá phù Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơihợpSL2996,7SL3,3- Sau sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm nhiềubiện pháp giáo dục kỹ năng sống để các năm học 2014 – 2015 và các năm học tiếptheo giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt nhiều kết quả tốt hơn.CHƯƠNG 520Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcTIỂU KẾTTừ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trườngTiểu học số 3 Phổ Thạnh. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rènluyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứngxử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tựcảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thựchiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò,sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩavụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách củangười thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của ngườithầy. Vì vậy, “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, mộtchiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc,mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng vàmang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linhhoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàncảnh của nhà trường, địa phương.21Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcPHẦN III: KẾT LUẬN” Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” là một việc làm vô cùng cầnthiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạnhơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học mà tôi đã đúc kết đượctừ thực tiễn giảng dạy là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô,Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh học sinhChính vì thế, nhà trường cần tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận độngtrong các ngày lễ khai giảng, 22/12, 30/4, thể dục, múa hát tập thể sân trường, hộidiễn văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân … tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảovệ môi trường, vệ sinh trường lớp, viết bài dự thi tìm hiểu môi trường, tổ chức cáchoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, uống nước nhớ nguồn, đi tìm địa chỉđỏ…Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em họcsinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinhthần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trườngđã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, họcsinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học đểliên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết22Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họctự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áocho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống…. Ngoài ra, em còn giúp bố mẹnhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nângcao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việchoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Để có thể giáo dục kỹ năng sông tốt cho học sinh cần phải có sự phối hợp cảgia đình, nhà trường và xã hội. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị tríquan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em cóthể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có íchcho xã hội, hiếu thảo trong gia đình.Sáng kiến kinh nghiệm chắc có lẽ còn có nhiều thiếu sót . Tôi mong rằngThầy cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụthể các biện pháp Giáo dục kỹ năng sống trong trường Tiểu học, nhằm xây dựngnhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện tích cực, gíúp các em phát triểntoàn diện và trở thành một công dân tốt.Xin chân thành cảm ơn!23Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu họcTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp4, lớp 5 – Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học – Bộ Giáo dục vàĐào tạo- Nhà xuất bản Giáo dục.3. Phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học- Bộ Giáo dục và Đào tạo.4. Báo giáo dục và thời đại5. Sách giáo viên – Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5- Bộ Giáo dục và Đào tạo24