Một Số Khái Niệm Cơ Bản Trong Kinh Doanh

Đã có khá nhiều entry nói đền nhiều khía cạnh của một doanh nghiệp, entry này nhằm múc đích tổng hợp các khái niệm cơ bản trong một doanh nghiệp một cách hệ thống. Do có rất nhiều khái niệm khác nhau trong một doanh nghiệp nên entry này sẽ được cập nhật liên tục.

1. Doanh thu (Revenue)

Một doanh nghiệp sẽ 3 nhóm doanh thu là:

  • Doanh thu từ bán hàng hóa;

  • Doanh thư từ hoạt động đầu tư khác;

  • Doanh thu từ hoạt động tài chính. Hàng hóa có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nếu như một công ty thương mại dạng T-H-T‘, có nghĩa dùng tiền mua hàng ở đầu vào sau đó bán cho khách hàng ở đầu ra lấy lại tiền thì doanh thu sẽ bằng số lượng hàng bán ra nhân với giá tiền bán ra hoặc có thể tính bằng tổng giá trị đơn hàng ở đầu ra.

Đối với công ty dịch vụ kiểu như cửa hàng ăn thì cách tính cũng tương tự, bằng tổng các hóa đơn thanh toán của khách hàng. Đối với các công ty dịch vụ kiểu như thuê quét dọn, thuê bảo vệ thì doanh thu sẽ bằng tổng giá trị các đơn hàng bán ra.

Doanh thu từ họat động tài chính: có thể tại một giai đoạn nào đó doanh nghiệp không dùng hết số vốn chủ sở hữu của mình thì họ sẽ cho vay lấy lãi.

Doanh thu từ họat động đầu tư khác như là đầu tư vào thị trường chứng khoán, vàng, nhà đất,..túm lại là các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư chính của DN.

Chú ý doanh thu là doanh thu trước thuế VAT. Ví dụ như ta bán được 11 tỷ tiền hàng, thuế VAT 10%; thì doanh thu của ta là 10 tỷ chứ không phải 11 tỷ. Tương tự, chi phí phải là chi phí trước thuế.

2. Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,….). Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm.

Một số nhà cung cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế má…vào giá bán chúng ta. Như vậy giá vốn hàng bán sẽ tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ thể như thế nào.

Ví dụ: Tôi mở một cửa hàng bán đĩa với số vốn chủ sở hữu là 100 triệu, giá vốn của đĩa CD trắng tôi sẽ bán là 1000 đồng/ chiếc, là giá mà nhà cung cấp mang hàng tới tận nơi.

3. Chi phí

Doanh nghiệp có các loại chi phí bao gồm:

  • Chi phí quản lý: là lương thưởng, điện, nước, văn phòng phẩm

  • Chi phí thuê nhà xưởng, văn phòng

  • Chi phí tài chính: là lãi ngân hàng của số vốn vay phục vụ kinh doanh

  • Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí kể từ khi hàng từ kho tới khách hàng. Bao gồm chi phí tiếp khách, vận chuyển hướng dẫn,…

  • Chi phí mua nguyên vật liệu

Có nhiều loại chi phí khác nhau, cách thức gộp các loại chi phí vào một mục lớn cũng tùy vào đặc thù doanh nghiệp, cái này không fix.

Nếu đứng trên góc độ kế toán quản trị để phục vụ phân tích điểm hòa vốn, định giá bán,… thì chi phí được phân ra làm Chi phí cố định và Chi phí biến đổi. Sẽ bàn rõ hơn tại mục Doanh thu hòa vốn.

4. Lợi nhuận gộp ( Income)

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng giá vốn hàng bán. Ví dụ như ta doanh thu 10 triệu do bán mặt hàng A, giá vốn của mặt hàng A là 8 triệu đồng, thì lợi nhuận gộp là 2 triệu đồng.

5. Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận thuần) (Net Income)

Lợi nhuân ròng = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý… (các loại chi phí khác mà DN phải bỏ ra).

6. Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận thuần – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ như thuế thu nhập của DN VN là 25% (đang có hướng xuống 20%).

8. Tài sản (Assets)

Doanh nghiệp đương nhiên phải có Tài sản, cụ thể, = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn:

  • Tài sản ngắn hạn: bao gồm tiền và các khoản tương đương với tiền, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

  • Tài sản dài hạn: bao gồm tài sản cố định (máy móc,…), bất động sản, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Tài sản dài hạn khác là khoản phải thu dài hạn, dự phòng nợ khó đòi.

9. Nguồn vốn

Nguồn vốn là số tiền doanh nghiệp phục vụ vào mục đích sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn = Tổng Nợ  + Vốn chủ sở hữu. Nợ = Nợ ngắn hạn +  Nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Nợ dài hạn là các khoản vay dài hạn, quỹ dự phòng và các khoản phải trả khác.

Vốn chủ sở hữu = Vốn đầu tư của chủ sở hữu + lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

10. Bảng cân đối kế toán

Là bảng được lập tại một thời điểm thể hiện Tài sản = Nguồn vốn. Tài sản sẽ luôn bằng nguồn vốn, vì vậy mới gọi là  cân bằng. Chú ý rằng bảng cân đối mang tính chất thời điểm, thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp tại một thời điểm lập bảng.

Ví dụ:

Ta có 100 triệu và ta muốn mở một cửa hàng băng đĩa. Tại thời điểm ban đầu ta có tài sản tiền mặt = 100 triêu, vốn chủ sở hữu của ta là 100 triệu, nợ của ta = “0” – > Tài sàn = nguồn vốn = 100 triệu

Tại thời điểm t bất kỳ, ta có các thông tin sau:

  • Ta có 2 máy tính giá trị 20 triệu (nguyên giá): thuộc về tài sản cố định

  • Ta có 1000 cái đĩa CD trị giá 20 triệu: thuộc Hàng tồn kho

  • Ta có 20 triệu khách hàng đã lấy hàng nhưng chưa tới thời hạn trả tiền: thuộc Khoản phải thu ngắn hạn

  • Ta vẫn còn tiền mặt là 40 triệu và ta chưa vay nợ ai

Như vậy ta sẽ có bảng cân đối là 40 tr tiền mặt + 20 tr khoản phải thu + 20 tr hàng tồn kho + 20 tr tài sản cố định là máy tính.

Dần dần, công việc kinh doanh thuận lợi, số vốn của ta không đủ ta sẽ vay ngân hàng theo thời hạn 3 tháng hoặc 1 năm. Ta có thể bán cổ phần để thêm chủ sở hữu. Ta có thể huy động vốn dài hạn tại thị trường chứng khóan thông qua việc niêm yết, hoặc bán trái phiếu công ty,… Lúc đó bảng cân đối kế toán của ta sẽ dày đặc.

11. Phân tích Bảng cân đối kế toán

Nhìn Bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy tài sản nhiều chưa chắc đã tốt, mà nợ nhiều chưa chắc đã xấu. Xấu hay tốt sẽ căn vào số liệu cụ thể. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các chỉ số sau là quan trọng:

  • Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản/ Tài sản cố định

  • Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

  • Tỷ suất nợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

  • Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

  • Khả năng thanh tóan nhanh = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

Thông qua định nghĩa ta có thể dễ dàng suy ra thế nào là tốt thế nào là xấu.

12. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ROA (Return of Assets)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản.

Vì Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn nên công thức sau cũng vẫn đúng ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng nguồn vốn.

Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà ROA khác nhau, vì vậy chỉ có thể so sánh các doanh nghiệp có cùng đặc thù kinh doanh, hoặc cùng ngành. Ví dụ như công ty A có doanh số là 100 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ thì ROA = 10%; Công ty B có doanh số là 30 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 6 tỷ thì ROA = 20%. Điều này nói lên việc công ty B sử dụng nguồn vốn tốt hơn, có thể do giá bán của nó tốt hơn hoặc chi phí của nó thấp hơn,…

13. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return of Common Equity)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số này là quan trọng nhất trong các loại chỉ số. Nó thể hiện số tiền mang lại từ mỗi đồng đầu tư. Trong trường hợp công ty A ở trên nếu vốn chủ sở hữu của nó là 20 tỷ thì ROE = 10tỷ/20 tỷ=50%. Giả sử như  công ty B có vốn chủ sở hữu cũng là 20 tỷ thì ROE = 6/20= 30%. Như vậy mặc dù ROA của B hơn A nhưng ROE của A lại hơn B, điều đó có nghĩa là công ty A hoạt động tốt hơn.

Như vậy ROE sẽ phải lớn hơn lãi gửi ngân hàng hiện nay là 8% thì mới bõ đầu tư vì gửi ngân hàng an toàn trong khi kinh doanh thì có thể lỗ.

14. Lợi nhuận sau thuế trên mỗi nhân viên

Chỉ số náy phản ánh số tiền trung bình mà mỗi nhân viên kiếm được. Chỉ số càng cao thì đương nhiên là càng tốt vì nó thể hiện được hiệu suất làm việc. Nhưng việc so sánh cũng phải diễn ra trong cùng một ngành thì mới có thể nói chỉ số đó là tốt hay xấu. Năm 2012 Vietcombank có khoảng 12.000 người; như vậy trung bình mỗi nhân viên mang lại lợi nhuận khoảng 120 triệu.

Các biến thể khác như Doanh thu trên mỗi nhân viên, Lợi nhuận trên mỗi nhân viên bán hàng,…

15. Phân tích điểm hòa vốn

Định nghĩa chung: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận tạo ra bằng với chi phí cố định.

Giả sử như một công ty sản xuất  3 mặt hàng A, B và C. Cho dù có sản xuất hay không thì công ty vẫn chịu một khoản chi phí hàng tháng gọi là chi phí cố định như nhà xưởng, máy móc, nhân công, thuế môn bài,… đó gọi là chi phí cố định.

Lợi nhuận ròng của mỗi mặt hàng tương ứng là A1, B1, C1. Chi phí cố định phân bổ vào từng mặt hàng là A2, B2, C2. Lợi nhuận ròng = Giá – Chi phí biến đổi trung bình.

Điểm hòa vốn của A = A1/A2.

Ví dụ chi phí cố định của A là 1 triệu; giá bán của A là 10.000 đ; chi phí biến đổi của A là 8 000 đ => lợi nhuận của A là 10.000 – 8.000 = 2.000 đ => Điểm hòa vốn của A = 1 triệu / 2000 đ = 500 đơn vị sản phẩm. Có nghĩa là chúng ta phải bán được 500 mặt hàng A mới tới điểm hoà vốn, sau đó bán càng nhiều càng tốt vì ta đã không còn phải trừ chi phí cố định nữa.

Trước khi tung sản phẩm ra thị trường công ty sẽ phải nắm được điểm hoà vốn. Nếu như dung lượng thị trường < 500 cái thì không nên đầu tư vào A làm gì.

Một công ty thương mại thì sẽ có nhiều sản phẩm nhập vào bán ra vì vậy khó tính được như vậy.Thường ta sẽ tính Doanh số hoàn vốn:

Ví dụ:

Gọi doanh số tại điểm hòa vốn là X

Lợi nhuận trung bình là 20%

Chi phí cố định là 8 tỷ:

Vì doanh số tại điểm hoà vốn là điểm mà tại đó Lợi nhuận sinh ra từ doanh số = Chi phí cố định

=> Điểm hòa vốn X = 8 tỷ/ 20% = 40 tỷ.

16. Nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường = Doanh số khách hàng cũ + Doanh số khách hàng mới.

Ví dụ như năm 2012 một doanh nghiệp có doanh số từ khách hàng cũ là 20 tỷ, doanh số từ khách hàng mới là 5 tỷ. Thì tổng nhu cầu thị trường của công ty đó là 25 tỷ. Giả sử như năm 2011 nhu cầu thị trường của DN đó là 20 tỷ thì có nghĩa là thị trường đó đang có tăng trưởng, công ty có thể tiếp tục đầu tư. trường hợp ngược lại năm 2011 là 30 tỷ thì có nghĩa là nhu cầu thị trường đang giảm. Lý do giảm có thể rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tín hiệu giảm là tín hiệu cảnh báo.

17. Nhu cầu thị trường tiềm năng

Là con số mang tính dự báo về tổng nhu cầu thị trường. Người ta có thể mua số liệu từ các công ty chuyên về thống kê hoặc tự tính toán lấy. Ví dụ thông qua đặc điểm sử dụng, tần suất thay thế, số lượng người ở lứa tuổi dùng, dân số của vùng địa lý bán hàng, thói quen mua sắm, mức thu nhập của khách hàng hướng tới, sản phẩm thay thế,…

Trước khi một doanh nghiệp nào đó khởi nghiệp kinh doanh hoặc tung ra một sản phẩm mới thì đầu tiên phải xác định phân khúc của mình sẽ tham gia, phân khúc đó hiện có dung lượng bao nhiêu, phân chia miếng bánh đó đang ra sao, khả năng tăng trưởng như thế nào, lợi thế cạnh tranh của ta là gì để cạnh tranh với đối thủ,… Nếu như dung lượng thị trường thấp, đối thủ nhiều thì đó là thị trường khó khăn.

Để hiểu sâu hơn cần phải nghiên cứu thêm cả quan hệ cung cầu và giá. Giá tăng thì cầu giảm, cung tăng. Giá giảm thì cầu tăng cung giảm. Đôi khi doanh nghiệp có thể giảm lợi nhuận để tăng lợi thế về giá, người chưa có nhu cầu mua ở mức giá P1 có thể sẽ mua ở mức giá P2 thấp hơn.

18. Định giá hàng bán

Định giá hàng bán là việc doanh nghiệp phân tích để xác định giá bán ra cho một mặt hàng nào đó.

Thông thường ta sẽ thấy mấy chiến lược định giá sau:

  • Hớt váng: áp dụng khi nhu cầu lớn nhưng cung ít. Chiến lược này được apple đặc biệt sử dụng để đạt lợi nhuận > 30% trên mỗi sản phẩm.

  • Thâm nhập thị trường: áp dụng khi sản phẩm vào thị trường mới, nhiều đối thủ, doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận ít để cho khách hàng chấp nhận. Chú ý nếu như doanh nghiệp bán giá dưới chi phí làm ra sản phẩm đó thì gọi là phá giá, phạm luật.

  • Căn vào chi phí : doanh nghiệp tính ra tổng chi phí sau đó cộng thêm lợi nhuận mong muốn.

  • Căn vào giá trị sử dụng: doanh nghiệp tính giá trị tạo ra bằng tiền trong toàn bộ vòng đời sản phẩm mà người sử dụng có được. Thông thường doanh nghiệp luôn muốn bán giá bằng với Giá trị sử dụng nhưng cũng phải căn vào giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận dược.

  • Căn vào lợi nhuận: Ví dụ như doanh nghiệp cần đạt ROE là x, thông qua số lượng có thể bán, chi phí cố định và biến đối để tính ra giá bán có thể đạt được lợi nhuận từng đó.

  • Định giá khi người tiêu dùng đánh đồng giữa chất lượng và giá: Nhiều người nghĩ rằng giá cao thì sản phẩm chắc chất lượng. Người bán sẽ căn vào suy nghĩ này để bán giá cao, đặc biệt là với những hàng hóa đặc thù khó đo đếm giá trị làm ra.

Việc định giá còn phải căn vào Nhu cầu thị trường nữa vì vòng đời sản phẩm chỉ có giới hạn nhất định. Nếu như hết vòng đời mà chưa đạt tới điểm hòa vốn thì định giá có vấn đề, hoặc chất lượng sản phẩm khiến không thể định giá cao hơn.

19. Quan hệ nhân quả giữa chi phí quảng cáo và doanh số bán hàng

Có nhiều mặt hàng mà không quảng cáo thì không bán được hàng đặc biệt là hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể tính được mỗi phút quảng cáo trên tivi mang lại bao nhiêu doanh số tăng trường. Tương tự với các hình thức quảng cáo khác như internet, báo chí, gọi điện thoại, gửi tờ rơi… Mỗi một đặc thù mặt hàng sẽ phù hợp với các loại hình quảng cáo khác nhau, nếu tính được quan hệ nhân quả giữa mỗi loại hình quảng cáo đối với sản phẩm mình đang bán sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quyết định.

20. Mối quan hệ giữa doanh số và vị trí, diện tích trưng bày

Các siêu thị đặc biệt quan tâm tới thông số này. Thông qua thống kê bán hàng mà hiện nay đều tự động, họ sẽ tính được mặt hàng nào bán chạy và vì sao. Họ sẽ tính được vị trí nào trong siêu thị mà để hàng cơ hội bạn sẽ cao hơn. Thông thường họ sẽ để hàng bán chạy ở cuối cùng để khách hàng phải đi qua những mặt hàng bán không chạy để tới đó, biết đâu khi đi qua những mặt hàng này khách hàng lại xuất hiện nhu cầu.

Các mặt hàng có doanh số ít thì phải thử nhiều cách khác nữa như là tăng diện tích bán hàng, giảm lợi nhuận để giảm giá, mua 1 đổi 1… Nếu như cuối cùng doanh số vẫn thấp không bù đắp được chi phí cố định thì siêu thị sẽ dẹp mặt hàng đó đi.

Theo chienluocsong.com

—————————-

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí – Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,446 lượt xem