Một Số Biện Pháp Làm Tốt Công Tác Chủ Nhiệm Lớp | Luận Văn 2S

Trong công tác giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm được ví như là “linh hồn” của lớp học. Là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp tổ chức, quản lý học sinh. Làm tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả dạy học và giáo dục của cả giáo viên và lớp học. Vậy nên, nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi người giáo viên chủ nhiệm là không ngừng phát triển, sáng tạo để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Và trong bài viết này sẽ chia sẻ một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hay, thực tế dành riêng cho các quý thầy cô giáo.

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Thực tế cho thấy, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là một nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng đồng thời cũng không kém phần khó khăn, nặng nề. Bởi đối với một người giáo viên chủ nhiệm, chỉ có trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt hiệu quả kiến thức môn học cho học sinh là chưa đủ. Bởi giáo viên chủ nhiệm còn có vai trò là người trực tiếp quản lý, tổ chức tất cả các hoạt động giáo dục trong lớp chủ nhiệm. Là người lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Là người xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em học sinh ngày càng trưởng thành, hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, kỹ năng sống… Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn để kịp thời nắm bắt các tình hình lớp học, học sinh trong lớp để có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Để làm tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm quả là không hề đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong phần tiếp theo nhé.

motsobienphaplamtotcongtacchunhiemluanvan2s
Chia sẻ một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm

>>> Xem thêm Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm tại đây:

https://luanvan2s.com/sang-kien-kinh-nghiem-ve-cong-tac-chu-nhiem-bid69.html

Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Hoàn thiện tổ chức lớp và xây dựng nề nếp học tập

Trước khi xây dựng nề nếp học tập, để đạt được hiệu quả tối đa người giáo viên cần nắm bắt được tình hình mọi mặt của các thành viên trong lớp. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm cần làm một cuộc “điều tra” nắm bắt các thông tin về học sinh lớp chủ nhiệm. Đặc biệt là các thông tin quan trọng như: học lực qua các năm học trước, hoàn cảnh gia đình, thông tin liên lạc gia đình qua các kênh thông tin như:

  • Điều tra học bạ năm học trước của học sinh

  • Tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm trước

  • Phiếu điều tra thông tin học sinh

Sau khi hoàn thiện công tác điều tra, tiến hành phân loại học sinh:

  • Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn

  • Học sinh khuyết tật

  • Học sinh cá biệt (học tập, phẩm chất)

  • Học sinh có năng lực học tập tốt, năng động, nhiệt tình trong các hoạt động lớp

  • Học sinh là cán sự lớp, hội đồng tự quản

Hoạt động phân loại này sẽ là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm lựa chọn học sinh có năng lực vào tổ chức cán sự lớp, đồng thời có cái nhìn tổng quan để đưa ra giải pháp phù hợp.

Hoàn thiện tổ chức lớp và lập sơ đồ lớp học

Để lựa chọn ban cán sự lớp, giáo viên cần xem xét nhiều góc độ. Cụ thể: hồ sơ học bạ, thông tin cá nhân của học sinh, sự tín nhiệm của các thành viên trong lớp và các biểu hiện ban đầu của học sinh như: tinh thần năng nổ, nhiệt tình, tính kỷ luật, gương mẫu, tự giác… giáo viên cần tìm đúng người, tránh việc thay đổi cán bộ lớp.

Tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm cũng cần phân công vai trò cụ thể của từng thành viên trong ban cán sự lớp, có thể bầu thêm các tổ trưởng, tổ phó để các bạn có thể phát huy tốt nhất khả năng tự quản. Trong quá trình chủ nhiệm, giáo viên cũng cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm cao đối với lớp, biết phê bình và tự phê bình cho đội ngũ cán bộ lớp. Thường xuyên họp định kỳ mỗi tháng 1 lần để tổng kết nhận xét phương pháp quản lý lớp, rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ cho ban cán sự.

Về vấn đề sắp xếp chỗ ngồi, giáo viên chủ nhiệm không nhất thiết phải bắt cặp học sinh nam, nữ ngồi xen kẽ nhau. Thay vào đó, hãy dựa trên các cơ sở như: tình trạng thị lực của học sinh, học lực của học sinh, vị trí ngồi phù hợp với nhiệm vụ của ban cán sự lớp…

Xây dựng tiêu chí thi đua

Dựa trên kết quả học tập của tập thể lớp trong các năm học trước thông qua quá trình phân loại học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa ra nhận định về tình hình của lớp ở hiện tại, và lập ra các tiêu chí thi đua, mục tiêu và phương pháp thực hiện để đạt hiệu quả đặt ra. Sau đó đưa ra biểu quyết và thông qua tại cuộc họp Chi đoàn, họp phụ huynh đầu năm, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.

Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè

Xây dựng tính đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tập thể lớp thể chính là yếu tố tiên quyết làm nên một tập thể vững mạnh. Tuy nhiên, để làm được điều này là không hề đơn giản. Ngay từ những ngày đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm cần biết cách tạo các hoạt động để các bạn học sinh có cơ hội tìm hiểu, giao lưu với nhau và với chính giáo viên chủ nhiệm thông qua việc dành thời gian để trò chuyện với các em, hỏi các em có những gì điều gì hay trong ngày, vui, buồn,.. chia sẻ với Cô và các bạn hay tổ chức các hoạt động, trò chơi tập thể… Dần dần các em sẽ trở nên dạn dĩ, biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn

Bên cạnh giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn cũng là những người trực tiếp giảng dạy cho lớp. , họ sẽ nắm được thái độ học tập, khả năng tiếp thu và kết quả học tập môn học của học sinh. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi, nắm bắt được tình hình, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân.

Xây dựng mối quan hệ giáo viên với phụ huynh học sinh

Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, ngoài việc xây dựng mối quan hệ với học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng cần kết hợp chặt chẽ với chi hội cha mẹ phụ huynh học sinh, gia đình học sinh. Cụ thể:

  • Giáo viên cần tổ chức và thực hiện tốt các kỹ họp phụ huynh định kỳ của nhà trường.

  • Cung cấp cho phụ huynh học sinh số điện thoại của giáo viên để phụ huynh có thể  liên hệ trong trường hợp cần thiết.

  • Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – phụ huynh thông qua điện thoại và sổ liên lạc.

  • Chủ động liên hệ với phụ huynh học sinh (mời phụ huynh đến trường trao đổi, đến thăm nhà hoặc gọi điện thoại) khi có trường hợp cần thiết.

Mong rằng với một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp này sẽ giúp ích cho các thầy, cô giáo trong hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm cá nhân cũng như trong thực tế giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.