Mọi điều cần biết về phương pháp dạy e-learning và kinh nghiệm dạy học e-learning cho thầy cô

E-Learning được đưa vào giảng dạy chưa lâu nên còn gây nhiều bỡ ngỡ cho thầy cô. Vậy hãy cùng Edulive tìm hiểu về phương pháp dạy học này nhé!

1. Phương pháp dạy e-learning là gì?

Hiện nay trên các trang thông tin có rất nhiều định nghĩa trả lời cho câu hỏi thế nào là phương pháp giảng dạy e-learning. Điều này đã khiến thầy cô bị rối khi tìm kiếm thông tin giải thích định nghĩa này.

E-learning theo nghĩa tổng quát thì đây là quá trình dạy học trực tuyến, nghĩa là sẽ dựa trên nền tảng thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… cùng với kết nối internet. Phương pháp dạy học e-learning cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác với nhau trên nền tảng số nên các bài học thường được thiết kế sinh động, thu hút.

phuong-phap-day-e-learning-la-gi

2. Đối tượng sử dụng phương pháp dạy học e-learning

Thông thường hầu như ai cũng nghĩ rằng phương pháp dạy học e-learning thường chỉ sử dụng cho các tổ chức giáo dục. Tuy nhiên thực tế, e-learning có thể ứng dụng sử dụng cho rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Tiêu biểu như:

  • Doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, e-learning hỗ trợ quá trình đào tạo nhân viên mới hoặc đào tạo nhân viên cũ nâng cao tính chuyên môn giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

  • Cơ quan nhà nước: Sử dụng phương pháp e-learning giúp tăng năng suất làm việc cao và hỗ trợ giảm chi phí đào tạo.

  • Trường học các cấp: Tổ chức giáo dục là đối tượng rất cần sử dụng phương pháp dạy học e-learning mà có lẽ ai cũng biết. Sử dụng e-learning trong trường học giúp giáo viên đổi mới hình thức giảng dạy vài giúp học sinh, sinh viên tiếp cận được nền công nghệ học tập cao.

  • Trung tâm đào tạo: Với đa dạng hình thức truyền tải nội dung, phương pháp dạy học e-learning giúp các trung tâm đào tạo nâng cao và mở rộng được chương trình đào tạo hiện đại. E-learning giúp các trung tâm đào tạo có thêm một công cụ dạy học mới vô cùng hữu ích.

yeu-cau-cua-phuong-phao-day-hoc-e-learning-sao-chep

3. Lợi ích khi sử dụng dạy học với phương pháp e-learning

Thời đại bùng nổ 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các giáo viên cần nhanh nhạy nắm bắt được xu thế công nghệ để ứng dụng vào công việc của mình nhằm giảm tải áp lực cũng như nâng cao trình độ. Việc dạy học bằng e-learning sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thầy cô nói riêng cùng việc dạy và học nói chung. 

Phương pháp dạy học hấp dẫn với các hình thức truyền tải thông tin đa dạng

Phương pháp dạy học e-learning không chỉ đưa ra thông tin bằng chữ mà còn kết hợp với âm thanh, hình ảnh, video minh hoạ nên các bài giảng sẽ vô cùng sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt, nguồn kiến thức của lớp học không còn chỉ gói gọn trong giáo án, trên bảng đen mà có thể mở rộng ra vô vàn tài nguyên trên internet nên không có trở ngại.

Sự đa dạng trong phương pháp truyền tải kiến thức khiến lớp học không nhàm chán, kích thích được tinh thần học tập của học sinh. Điều quan trọng hơn nữa là người học được tiếp cận thông tin dưới nhiều hình thức, tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ hơn là so với cách học truyền thống.

tang-su-chu-dong-cua-hoc-sinh-bang-phuong-phap-day-hoc-e-learning

E-learning có tính tương tác, tăng sự chủ động của học sinh

Khi dạy học theo e-learning sẽ bắt buộc người tham gia phải thực hiện các tương tác với bài giảng như: thao tác nhấp chuột, chọn câu trả lời, kéo thả,… và suy nghĩ khi có câu hỏi. Đặc biệt, giáo viên có thể dựa vào các nền tảng giáo dục e-learning để tạo các trò chơi, câu hỏi tình huống, các cuộc thi ngay trên nền tảng lớp học,… Điều này giúp người học có sự chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức, tăng hiệu quả học tập. 

Tiện lưu trữ, truy cập và sử dụng mọi lúc mọi nơi

Xóa bỏ khoảng cách về không gian và thời gian cho việc dạy và học chính là ưu điểm lớn của cách dạy học e-learning. Phương pháp e-learning tạo và lưu trữ trên môi trường số khiến giáo viên và học sinh có thể truy cập bài giảng ở bất kỳ đâu để sử dụng. Điều này giúp cho việc học không chỉ giới hạn ở trường lớp hay giảng đường mà còn có thể tổ chức trực tuyến, không mất công đi lại, chủ động được trong các trường hợp không thể dạy offline. Đặc biệt, e-learning đã chứng tỏ được vai trò vượt trội của mình trong việc tổ chức học trực tuyến từ xa trong quãng thời gian xảy ra đại dịch.

Chính vì sự tiện lợi này mà không chỉ được ứng dụng trong dạy học, phương pháp dạy học e-learning còn được các tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn trong đào tạo nhân viên, họp và theo dõi khi làm việc từ xa.

truy-cap-moi-noi-moi-luc

E-learning tiết kiệm thời gian và công sức cho người dạy và học

Phương pháp dạy học e-learning giúp giáo viên có thể tổ chức dạy học ở bất kỳ đâu. Hơn nữa, tài liệu và bài giảng cũng có thể tái sử dụng để dạy học các tiết học sau, từ đó giúp giáo viên bớt được thời gian và công sức tạo bài mới. Không còn mang vác cầu kỳ các thiết bị dạy học, chỉ với một chiếc máy tính là thầy cô có thể tạo được hàng kho bài giảng điện tử nhanh chóng. 

Việc linh động trong tổ chức dạy và học e-learning giúp người tham gia có thể tham gia ở bất kỳ đâu. Từ đó, không bỏ lỡ buổi học, không mất công di chuyển, tiết kiệm nhiều loại chi phí.

kinh-nghiem-soan-bai-va-day-hoc-e-learning

Nâng cao trình độ giảng dạy và kết quả học tập, được đánh giá cao hơn trong quá trình công tác

Chắc chắn, việc ứng dụng e-learning vào bài giảng sẽ giúp thầy cô nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như trình độ công nghệ thông tin của mình. Phương pháp giảng dạy e-learning thú vị, kích thích tinh thần người học sẽ mang lại kết quả học tập cao hơn. Điều này đồng thời cũng giúp cho hiệu quả dạy học tốt hơn. Giáo viên thường nhận được đánh giá cao hơn trong chuyên môn khi thành thạo sử dụng các phương pháp e-learning vào giảng dạy.

3. Yêu cầu về chất lượng của phương pháp dạy e-learning

Phương pháp dạy E-learning đã và đang là xu hướng được rất nhiều các cơ sở, tổ chức, trung tâm giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, để phương pháp e-learning phát huy được hết khả năng của nó thì cần phải có yêu cầu về chất lượng đánh giá phương pháp dạy e-learning. Cụ thể các yêu cầu này như sau:

Mang tính tương tác, khuyến khích học sinh tự giải quyết vấn đề

Khá nhiều học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học rất dễ bị phân tâm bởi các yếu tố ngoài bài học. Nhất là khi học trực tuyến việc giữ sự chú ý của học sinh lại càng khó. Vì vậy, khi xây dựng phương pháp học tập e-learning nói chung và thiết kế bài giảng nói riêng cần mang đủ sự hấp dẫn, khuyến khích học sinh tương tác với bài học, kích thích tìm tòi giải quyết vấn đề. Việc tương tác trực tiếp giúp học sinh đủ tập trung, được tiếp cập kiến thức theo nhiều chiều khiến cho việc ghi nhớ, hiểu bài trở nên dễ hơn.

Hài hoà về hình thức, đa dạng về cách truyền tải nội dung

Mỗi cá nhân đều có một cách tiếp nhận kiến thức riêng qua các hình thức khác nhau. Phương pháp dạy học e-learning cần được thiết kế phù hợp với các hình thức học tập của học sinh, đảm bảo tất cả đều có thể học tập hiệu quả với hình thức này.

Các hình thức giảng dạy trong phương pháp học e-learning thường được thiết kế đẹp mắt, sáng tạo, bổ sung nhiều hình ảnh âm thanh minh hoạ. Chúng được thường trau chuốt kỹ càng nên các slide cho dạy học e-learning thường có hình thức đẹp, hấp dẫn.

day-hoc-e-learning-sao-cho-hieu-qua

Mang tính sáng tạo, kích thích tinh thần người học

Các phần trong phương pháp dạy học e-learning cần có tính sáng tạo để thu hút sự chú ý và kích thích tinh thần của người học. Giáo viên có mở rộng nguồn kiến thức tham khảo ra ngoài sách giáo khoa, các hình thức trình bày bài giảng như video, trò chơi tương tác, các cuộc thi,… để giúp lớp học sôi động và thú vị hơn. Dĩ nhiên, các thông tin mở rộng vẫn phải đảm bảo tính chính xác về mặt kiến thức.

Việc thiết kế cũng được chú trọng vào tính sáng tạo, tùy thuộc vào khả năng của người giáo viên đối với slide. Những cải thiện về nội dung và hình thức vượt ra ngoài sách giáo khoa chắc chắn khiến cho việc học trở nên thú vị hơn đối với học sinh.

6. Một số kinh nghiệm khi thiết kế và dạy học với bằng phương pháp e-learning 

Để phương pháp e-learning phù hợp và mang lại nhiều lợi ích đối với cả giáo viên và người học tập thì bạn cần nắm chắc một số kinh nghiệm sau:

Kỹ năng khai thác thông tin từ nguồn internet

Bên cạnh nắm chắc chuyên môn và có những kỹ năng sử dụng công cụ soạn giảng thông thường, thầy cô cần biết cách chọn lọc để khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ trên internet. Điều này giúp chỉ giúp bài giảng có tính chính xác cao mà còn có chiều sâu nội dung.

Kết hợp kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa kèm theo minh hoạ đa dạng như: hình ảnh, video, infographic, bảng biểu,… cũng là những phương pháp dạy học rất hay bạn nên áp dụng. Việc này sẽ giúp kiến thức trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn rất nhiều. Thầy cô cần đảm bảo độ chính xác, chất lượng nội dung lẫn hình ảnh, chọn lọc kỹ càng để tránh xảy ra sai sót trong quá trình dạy học.

Làm đa dạng các hoạt động dạy học

Việc sử dụng thiết bị số trong dạy học hỗ trợ quá trình giảng dạy mang lại kết quả tốt nếu thầy cô biết cách vận dụng hiệu quả. Tuy nhiên ở một khác cạnh khác nó lại có thể khiến cho người học phân tâm. Vì vậy, các hoạt động dạy học như: các bài tập tương tác, game hoá bài tập, bài học,… cần được đổi mới và liên tục cập nhật làm mới để tăng sự trao đổi giữa các thành viên trong lớp học.

kinh-nghiem-soan-bai-va-day-hoc-e-learning

Bên cạnh đó, tính tương tác cũng là một điều cần được chú trọng trong phương pháp giảng dạy e-learning, cho hiệu quả dạy học vô cùng cao. Tính tương tác không chỉ thể hiện ở việc nghe, nhìn và trả lời câu hỏi mà còn thể hiện qua các thao tác trực tiếp với bài tập, bài giảng. Vì vậy thầy cô nên bổ sung thêm tính chất này vào các bài giảng thông qua các bài tập trắc nghiệm, trò chơi, cuộc thi,… để người học hào hứng hơn với quá trình học tập tiếp thu kiến thức.

Sử dụng hợp lý hình ảnh, video, phông chữ, hiệu ứng

Thế mạnh của e-learning chính là có thể kể hợp các kênh như audio, hình ảnh, video, sơ đồ,… vào bài giảng để làm phong phú nội dung và cách truyền thông tin. Thầy cô lưu ý tránh sử dụng những phông chữ rối, màu sắc loè loẹt, không “tham” quá nhiều hiệu ứng.

Các tài liệu minh hoạ cần đảm bảo thẩm mỹ, chất lượng hình ảnh, quan trọng nhất là tính chính xác của thông tin. Sử dụng hình ảnh kém chất lượng, mờ, vỡ nét, các phông chữ rối rắm, màu sắc mạnh vừa không mang lại hiệu quả truyền thụ kiến thức vừa học sinh bị mất tập trung thậm chí khó chịu.

Chuẩn bị kỹ càng thiết bị, kết nối internet và bài giảng

Phương pháp dạy học e-learning cái cơ bản nhất là cần phải có công nghệ hỗ trợ. Để một buổi học áp dụng theo phương pháp e-learning hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm các yếu tố như: Hình ảnh, âm thanh, video,… Và để làm được hết những điều đó, giáo viên cần chuẩn bị kỹ các thiết bị và tài liệu cần thiết trước khi diễn ra buổi học để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh xảy ra tình huống vượt kiểm soát.

Để lại dấu ấn cá nhân 

Tưởng chừng như đơn giản và ít ai để ý, nhưng đây lại là điều khiến thầy cô được học sinh ấn tượng. Khéo léo lồng ghép hình ảnh, phong cách riêng khi thiết kế các học liệu e-learning như một thương hiệu cá nhân cùng với phong cách dạy học cuốn hút có nét riêng là điều thầy cô nên làm trong mỗi buổi học đào tạo giáo dục phương pháp e-learning.