Module 2 xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/11/2019 quy định về kế hoạch, bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Theo quy định tại thông tư thì các cơ sở giáo dục phổ thông bắt buộc phải cử giáo viên đi học bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo tiêu chí của nhà trường và đảm bảo đúng quy định của bộ giáo dục.
Nội dung chính
- Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định về các chương trình bồi dưỡng như thế nào?
- Thời lượng của chương trình bồi dưỡng giáo viên được quy định như nào?
- Nội dung của bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên bao gồm các nội dung gì?
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
- Câu 1: Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay. Những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Vì sao phải chú trọng giáo dục đạo đức?
- Câu 2: Thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường hiện nay
- Video liên quan
Kết thúc mỗi đợt bồi dưỡng thì các giáo viên đều phải thực hiện bài thu hoạch coi như là một cách tổng kết, báo cáo kết quả học tập và là căn cứ để đánh giá sếp loại giáo viên. Vậy bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên gồm những nội dung gì? Để giải đáp rõ điều này, chúng tôi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài viết sau.
Mục Lục
Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định về các chương trình bồi dưỡng như thế nào?
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm:
– Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông (gọi là Chương trình bồi dưỡng 01): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
– Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là Chương trình bồi dưỡng 02): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
– Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng 03): Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại Khoản 2 Mục IV của Chương trình này…”
Thời lượng của chương trình bồi dưỡng giáo viên được quy định như nào?
Theo quy định về bồi dưỡng thường xuyên thì mỗi giáo viên khi thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên phải đảm bảo thời lượng sau:
Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, thông thường trong chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, tại chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương.
Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học tức 40 tiết/năm học, với chương trình này hướng đến bồi dưỡng giáo viên về Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm
Lưu ý: Trong quá trình tham gia công tác, giảng dạy thì mỗi giáo viên sẽ tự chọn các module cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong từng năm nhưng cần tuyệt đối đảm bảo thời lượng theo quy định. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 03 chương trình bồi dưỡng được quy định tại mục III của Chương trình này.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03 của mỗi giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm);
Căn cứ Chương trình bồi dưỡng 03, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong từng năm đảm bảo thời lượng theo quy định.
Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện hàng năm theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Nội dung của bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên bao gồm các nội dung gì?
Tại Thông tư số 17 cũng quy định rõ, đối với chương trình bồi dưỡng số 1 và số 2 có thể cắt giảm nhưng riêng với chương trình số 3 không thể cắt giảm thời lượng bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng 03 là chương trình bồi dưỡng chứa 15 module chính, với chương trình này thì yêu cầu mỗi giáo viên sẽ lựa chọn một hoặc một số module phù hợp đảm bảo bồi dưỡng đúng nhu cầu thực tế của từng cá nhân cũng như theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ sở giáo dục mà vẫn đảm bảo thời lượng bồi dưỡng theo quy định.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về các module để Khách hàng quan tâm tham khảo:
Với chủ đề về Phẩm chất nhà giáo sẽ gồm 4 module đó là: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay, Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay, Phát triển chuyên môn của bản thân.
Với chủ đề về Chuyên môn nghiệp vụ sẽ gồm 03 module: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Với chủ đề về Xây dựng môi trường giáo dục gồm 04 module: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục, Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Với chủ đề về Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì gồm 05 module đó là: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông,
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Ví dụ: Với module về nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay thuộc chương trình bồi dưỡng, chủ đề nhắc đến là phẩm chất nhà giáo. Dựa vào chủ đề module mà khi viết bài thu hoạch giáo viên cần tập trung vào những kiến thức bồi dưỡng nhắc tới đạo đức của nhà giáo trong thời đại hiện nay.
Trong nội dung bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cần đề cập đến Tình hình thế giới và tình hình toàn xã hội Việt Nam hiện nay có những thành tựu, hạn chế tồn đọng gì, và từ đó chính là bài học là những thử thách không nhỏ cho lĩnh vực giáo dục.
Để đổi mới, để phù hợp với sự phát triển của thời đại, của giáo dục thì mỗi giáo viên bắt buộc phải đứng vững tư tưởng, lập trường để giữ được đạo đức nghề nghiệp giữa những thay đổi phức tạp của đời sống xã hội. Trong mỗi giáo viên phải làm sao để vừa theo kịp xã hội, vừa giữ vững một đạo đức nghề nghiệp trong sạch.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
Câu 1: Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay. Những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Vì sao phải chú trọng giáo dục đạo đức?
– Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay
Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của họ được duy trì thành nề nếp trong nhà trường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu, nguyên tắc của nghề dạy học. Với nghề dạy học người dạy học muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải luôn tinh thông về nghề nghiệp, tiêu biểu về tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống.
Một số hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp cũng như tìm hiểu được trên mạng internet cụ thể như:
Bé trai 10 tuổi, lớp 4/5 trường Quốc tế Á Châu cơ sở Cao Thắng, Quận 10 bị cô giáo dùng que chỉ bảng đánh bầm tím bắp tay.
UBND quận Tân Phú buộc thôi việc cô chủ nhiệm lớp 2/11 trường tiểu học Phan Chu Trinh do hành vi đánh học sinh.
Không ít người đã không thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ vật chất. Sự tha hóa về đạo đức trước sức hút của đồng tiền đã dẫn tới những hành động mù quáng như việc tiệm vàng của thầy giáo nguyễn Xuân Khôi – giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 4 mới đât là một minh chứng điển hình.
Một số giáo viên đã không kiềm chế được mình trước sự ngỗ ngược, chậm tiến của học trò. Mặc dù đã được đào tạo về nghiệp vụ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, nhiều sinh viên sư phạm sau khi ra trường tiếp nhận công tác còn tỏ ra non yếu về nghiệp vụ sư phạm, thiếu hụt những kiến thức về tâm lý sư phạm.
– Những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo
Ngày 11/06/2020 các trang báo mạng đồng loạt đưa tin tức Công an huyện U Minh Thượng nhận được đơn tố giác tội phạm. Theo đơn ông Châu đã có hành vi sàm sỡ hai học sinh này tại nhà vệ sinh của trường.
Một ngày sau khi hay tin mình bị tố cáo, ông Châu đã tự tử bằng thuốc diệt cỏ nhưng được người thân kịp thời cứu chữa, đến ngày 16/6 sức khỏe của ông đã hồi phục tốt nên lực lượng chức năng đã tiến hành làm việc với ông. Bước đầu khai nhận, ông Châu cho biết thấy hai cháu bé dễ thương nên đã dùng tay sờ vào vùng kín của hai cháu,…
Không chỉ chuyện dâm ô, xâm hại tình dục, nhiều giáo viên cũng nhẫn tâm đánh đạp, có những hình phạt học sinh đến mức gây thương tích. Vụ việc giáo viên phạt tát học sinh hơn hai trăm cái tát, đánh học sinh bầm tím, ép học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng,… Dẫu rằng đây chỉ là những hiện tượng cá biệt song những hành vi lệch chuẩn này đã làm mất đi hình ảnh cao đẹp của nhà giáo, làm giảm niềm tin của xã hội với nhành giáo dục.
Nhằm lên án những hành vi vi phạm của giáo viên gần đây GS.VS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&DT cho rằng, hiện nay cả nước có tới hơn một triệu giáo viên, học sinh cũng tới trên hai mươi tư triệu học sinh, với quy mô lớn như vậy, rất có thể sẽ nảy sinh ra các vi phạm của nhà giáo.
Tuy nhiên, dù thế nào thì giáo viên cũng không thể đổ lỗi cho sức ép nào đó mới dẫn đến hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí xâm hại, xúc phạm thân thể học sinh.
Những giáo viên cũng không thể đổ lỗi cho sức ép nào đó mới dẫn đến hành vi lệch chuẩn vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí xâm hại, xúc phạm thân thể học sinh. Những giáo viên vi phạm, căn cứ vào các quy định hiện nay để xem xét loại ra khỏi ngành gióa dục.
Để làm trong sạch môi trường giáo dục, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&DT: “Những trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo trong thời gian qua là những hiện tượng dị biệt, khó có thể chấp nhận được với những người như thế khi đứng trên bục giảng.
Dù chỉ là cá nhân, song liên tiếp xảy ra các vụ việc còn cho thấy một bộ phận giáo viên hiện nay đang suy thoái về đạo đức gây mất niềm tin trong xã hội. Những vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo phải xử lý nghiêm và cương quyết đưa ra khỏi ngành.”
– Vì sao phải chú trọng đạo đức?
Đó là sự nghiệp, vì cuộc sống của mình các em học sinh sau này, các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Người cho rằng, việc dạy trẻ cũng như trồng cây non. Cây non được trồng tốt thì sau này cây sẽ lên tốt.
Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các em sẽ thành người tốt. Theo Hồ Chí Minh tài phải đi đôi với đức, đức đi đôi với tài, nếu chỉ có tài mà không có đức thì là người vô dụng. “Vì tương lai của con em”, đó là khẩu hiệu và cũng là nhiệm vụ Người giao cho đội ngũ các thầy giáo, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục thế hện trẻ.
Ngày nay, chúng ta thấy rằng, có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập, nghe lời cha mẹ, thầy cô, song cũng còn nhiều em mải chơi, lười học, làm trái lời cha mẹ, sa vào những tệ nạn xã hội. Vì thế, giáo dục đạo đức cần phải được chú trọng. Đây là nhiệm vụ vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài của nền giáo dục nước nhà.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật nhào chế độ thực dân, phát xít và ngai vàng phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Song, những tư tưởng của chế độ cũ vẫn tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng khá nặng nề trong đầu óc của nhiều người, làm ảnh hưởng không tốt đến thế hệ trẻ. Vì vậy, Người cho rằng, phải dùng tinh thần và đạo đức mới để rửa gột những ảnh hưởng ấy.
Mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội có những tư tưởng và quan niệm khác nhau về đạo đức. Chế độ mới ở nước ta – chế độ dân chủ nhân dân cũng cần phải có đạo đức mới. Nói chuyện tại Trường Cán bộ tự vệ mang tên Người, Bác khẳng định: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới”.
Đạo đức mới để làm nên con người mới: con người xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nhà trường dưới chế độ dân chủ nhân dân là đào tạo nên những con người có đạo đức, có kiến thức, văn hóa, kỹ năng lao động nghề nghiệp chứ không phải đào tạo ra “một lũ cao bồi”.
Đồng thời, Người còn chỉ ra rằng, trong xã hội vẫn tồn tại tình trạng nhiều người có thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, do đó giáo dục đạo đức mới chính là nhằm cải hóa những tư tưởng không đúng đắn.
Giáo dục đạo đức học sinh còn là vì tương lai của dân tộc. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc ngày 19/02/1959, Người khẳng định rằng, công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc.
Câu 2: Thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường hiện nay
– Thực trạng vấn đề bạo lực học đường hiện nay
Ở việt Nam hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo số liệu thống kê, khoảng 5200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11000 học sinh thì có một em bị cho thôi học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với các mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015 đã xử lý hơn 2500 vụ vi phạm pháp luật hình sự với 42000 đối tượng. Trong đó hơn 75% là thanh niên học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn nhưng đứa trẻ khác.
– Cách phòng chống bạo lực học đường
Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.
Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng một lớp, cùng trường.
Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cùng một số nội dung liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, chưa hiểu rõ nội dung gì, vui lòng phản hồi cho chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu hơn.