Mô tả công việc vị trí Kỹ sư mạng – Network Engineer
Trong thời đại công nghệ số ngày nay công nghệ thông tin là một ngành vô cùng quan trọng, bở lẽ hầu hết các công ty lớn nhỏ đều cần ít nhất một nhân viên quản trị mạng, kỹ sư mạng hoặc cả một bộ máy IT. Do đó, vai trò của kỹ sư mạng ngày càng được coi trọng. Nghề kỹ sư mạng đang ngày càng “hot”, được sự quan tâm lớn của các bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề bởi nó mang lại thu nhập cao, không bị lỗi thời và cơ hội việc làm rộng mở.
Hãy cùng vieclam247pro.vn tìm hiểu kỹ sư mạng là gì, làm những công việc gì và yêu cầu công viêc là gì thông qua mô tả công việc vị trí kỹ sư mạng – Network Engineer dưới đây nhé!
Kỹ sư mạng là chuyên gia công nghệ có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, cuộc gọi, video và các dịch vụ mạng bao gồm mạng không dây. Network engineer có khi còn được gọi là network architect. Công việc của network engineer bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và thực hiện toàn bộ mạng máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của một kỹ sư hệ thống mạng chính là cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo mật và đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng cuối.
Ngoài ra, kỹ sư hệ thống mạng còn có đảm bảo tất cả các hệ thống hoạt động đúng như những gì đã được định trước. Tùy thuộc vào yêu cầu của các công ty hoặc độ phức tạp của mạng, đôi khi các công ty sẽ có các global network engineer làm việc xuyên quốc gia nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ đồng nhất trong toàn công ty. Hình thức này có thể giúp tăng hiệu quả chi phí đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dùng và doanh nghiệp.
Tùy vào quy mô công ty mà bạn có thể chỉ làm một số mảng nhất định theo sự phân công chuyên môn hóa hoặc bạn phải làm tổng hợp tất cả công việc mà một kỹ sư mạng cần phải làm. Công việc của network engineer là khác nhau theo yêu cầu của từng công ty. Các loại hình, vị trí khác nhau trong ngành network engineering bao gồm: network technician, network analyst, wireless network engineer, network security engineer, network administrator, network manager… Mỗi vị trí có một bản mô tả công việc riêng biệt và các engineer muốn ứng cử với các công việc này cần có các kỹ năng và trình độ đặc biệt cho vị trí ứng cử. Sau đây là mô tả công việc chung của một kỹ sư mạng – Network Engineer:
1. Cài đặt tất cả phần cứng mới, hệ thống, và phần mềm cho các mạng.
2. Cài đặt, cấu hình, duy trì mạng lưới dịch vụ, thiết bị và các thiết bị.
3. Hỗ trợ quản lý các máy chủ và các cụm máy chủ.
4. Quản lý tất cả các hệ thống sao lưu và khôi phục giao thức.
5. Lập kế hoạch và hỗ trợ mạng và cơ sở hạ tầng thông tin.
6. Thực hiện phân tích xử lý sự cố máy chủ, máy trạm và hệ thống liên quan.
7. Xây dựng tài liệu mạng và giải pháp các vấn đề để tham khảo trong tương lai.
8. Giám sát hiệu suất hệ thống và thực hiện điều chỉnh phù hợp.
9. Quản lý tài khoản người dùng, điều khoản, email, chống virus, chống spam.
10. Giám sát phần mềm và bảo mật mạng.
Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí công việc đều có những yêu cầu riêng đảm bảo sự phù hợp, kỹ sư mạng cũng vậy. Ví dụ kỹ sư mạng cần sự nhanh nhạy, đa nhiệm có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc nhưng bạn lại là người chỉ có thể tập trung giải quyết một việc thì thật sự không phù hợp với công việc này. Yêu cầu về kỹ năng, kỹ thuật đối với kỹ sư mạng là:
1. Chứng chỉ: MCSE, CCNA, CCNP, CCIE.
2. Đào tạo: Cử nhân Khoa học Máy tính, Công nghệ thông tin hoặc tương đương.
3. Hệ thống: Windows, hệ thống Cisco, UNIX, Linux, Novell.
4. Kết nối mạng: Switch, Router, Hub, máy chủ, Cables, Racks, tường lửa, mạng LAN, WAN, TCP / IP, DNS, UDP, VoIP, QoS, EIGRP, BGP, OSPF, NHRP, ATM, PPP, MPLS.
Ngoài ra còn có những yêu cầu về kỹ năng mềm như:
– Kỹ năng phân tích: Rất cần thiết để đánh giá hiệu suất, các vấn đề xảy ra đối với hệ thống mạng. Từ đó xác định được những thay đổi cần hoặc giải pháp cần thiết.
– Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ làm việc với đội ngũ IT, Network engineer còn phải làm việc với những người liên quan khác trong công ty.
– Làm việc đa nhiệm: Việc phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề và nhiệm vụ là khá thường xuyên với một kỹ sư mạng
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Việc hệ thống mạng ngưng hoạt động hoặc gặp sự cố là không cho phép trong các doanh ghiệp. Vì vậy kỹ sư hệ thống mạng cần phải giải quyết các sự cố nhanh nhất có thể, và trong vòng thời gian cam kết (Service Level Agreement – SLA).
Hy vọng những thông tin vieclam247pro.vn cung cấp sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về những công việc mà một kỹ sư mạng phải làm, những kĩ năng, kiến thức cần có để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn và công việc sắp tới.