Mở rộng thị trường là gì? Khái niệm và các chiến lược mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp giúp gia tăng thị phần, tiếp cận khách hàng mới và nâng cao cơ hội tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Tuy nhiên, với việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm triển khai mà việc mở rộng thị trường đối với nhiều doanh nghiệp lại trở thành thách thức.
Vậy thuật ngữ mở rộng thị trường là gì và các bước xây dựng như thế nào là hiệu quả? Cùng Bizfly tìm hiểu trong nội dung sau đây.
Mục Lục
Khái niệm mở rộng thị trường
Hiểu đơn giản thì mở rộng thị trường là việc mà doanh nghiệp tiến hành phân phối sản phẩm, dịch vụ ở thị trường hiện tại đến một thị trường mới có phạm vi rộng hơn hoặc khu vực địa lý khác. Mục đích là nhằm gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng và doanh số bán hàng của tổ chức.
Khái niệm mở rộng thị trường
Các bước mở rộng thị trường hiệu quả
Để mở rộng thị trường hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được các chiến lược nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực của sản phẩm cũng như thị trường để từ đó đưa ra được lựa chọn chính xác. Sau đây là quy trình cơ bản để tiếp cận mà mở rộng thị trường mà doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng
Trước khi bắt đầu mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu mà mình hướng đến là gì, sản phẩm mà mình cung cấp cho đối tượng khách hàng nào. Việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng thông qua các thông tin về nhân khẩu học, hành vi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng nhất đối tượng khách hàng cũng như mong muốn của họ về sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bước 2: Phân tích thị trường
Sau khi đã xác định được một vài thị trường tiềm năng để tiến hành nghiên cứu, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm đó là phân tích thị trường. Đây là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin về thị trường từ tốc độ tăng trưởng, nhu cầu cho đến những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn hay rào cản hội nhập.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết của các chuyên gia Bizfly tại đây: Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng và các bước phân tích thị trường hiệu quả
Bước 3: Đánh giá năng lực công ty
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi mở rộng thị trường cũng cần phải xác định được năng lực của nội bộ công ty là như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu để gia nhập vào một thị trường mới hay không. Một công ty có đầy đủ năng lực để mở rộng thị trường phải sở hữu một đội ngũ nhân lực giỏi và đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp diễn ra liên tục và hiệu quả.
Bước 4: Lựa chọn thị trường phù hợp
Doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn thị trường tiềm năng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp cũng như khả năng phục vụ khách hàng. Khi lựa chọn thị trường, các doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc về vấn đề sản phẩm của mình có đem lại giá trị, khác biệt cho khách hàng so với các đối thủ khác hay không và đặc biệt là khách hàng có sẵn lòng chi trả để sở hữu dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Lựa chọn thị trường phù hợp
Bước 5: Triển khai chiến lược gia nhập thị trường
Bước cuối cùng trước khi thâm nhập thị trường để mở rộng thị phần, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch.
Lưu ý khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường
Để mở rộng thị trường một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số đặc điểm khi tiển khai như sau:
- Khả năng tiếp cận thị trường: Khi hướng đến một thị trường tiềm năng mới doanh nghiệp cần phải xác định được khả năng phân phối của sản phẩm, số lượng cũng như nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm hết sức mà mình có và chắc chắn phải có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu triển khai
- Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng: Một chiến lược gia nhập thị trường thành công phải mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Quảng bá sản phẩm, tiếp thị: Để mở rộng thị trường, bên cạnh chiến lược về sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Việc tìm kiếm và sử dụng kênh truyền thông phù hợp sẽ giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn từ đó gia tăng khả năng bán hàng cho tổ chức.
Chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk
Vinamilk là một trong những đế chế trong ngành sữa tươi không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc triển khai các chiến lược thị trường giúp cho doanh thu nội địa của thương hiệu này tăng trưởng đều đặn và đạt đến mức tăng trưởng hơn 12%/năm. Vậy bí quyết thành công của họ là như thế nào?
Chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk
Đầu tiên khi xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, Vinamilk triển khai theo hai hướng: Tạo ra thương hiệu sữa nhiều gia trị nhất Đông Nam á và công ty đi đầu trong việc đổi mới các sản phẩm từ sữa ở các nước phát triển. Chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk được triển khai như sau:
- Gia tăng thị phần: Vinamilk hợp tác với nhiều đối tác là các nhà máy sản xuất sữa tại nhiều tỉnh thành lớn tại Việt Nam. Đồng thời nhập khẩu sản phẩm ngoại trên thị trường để đa dạng hóa sản phẩm.
- Tăng số lượng thị trường: Vào năm 2018, số lượng thị phần xuất khẩu các sàn phẩm làm từ sữa của Vinamilk đã lên đến con số 43 quốc gia trong đó có một số quốc gia có yêu cầu vô cùng khắt khe về chất lượng sản phẩm đó là Mỹ, Nhật, Úc, Thái hay gần nhất có Bangladesh và Myanmar…
- Thâm nhập thị trường cao cấp: Cùng với việc triển khai mở rộng rất nhiều thị trường thì Vinamilk cũng dành một phân khúc sản phẩm cho thị trường cao cấp với việc kết hợp với nhất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, điển hình là tập đoàn sữa lớn nhất Châu âu Campina vào tháng 3 năm 2012, đánh dấu sự ra đời sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cao cấp.
Việc mở rộng thị trường không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp phát triển thị phần mà còn giúp nâng cao hình ảnh thưởng hiệu của sản phẩm trên thị trường hiệu quả. Với kiến thức mà Bizfly chia sẻ bạn đã nắm rõ hơn về khái niệm mở rộng thị trường, lưu ý và các bước triển khai hiệu quả.