Mô hinh nuôi giun quế hộ gia đình

Quy trình kỹ thuật nuôi giun quế quy mô hộ gia đình, cần phổ biến áp dụng mở rộng

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Xuân Hách, Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 12/2005.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

  1. MỤC TIÊU

– Tiếp thu kỹ thuật nuôi giun quế tại Trung tâm Sinh học thực nghiệm – Đại học Sư phạm I, Hà Nội để xây dựng mô hình nuôi giun qui mô hộ gia đình, bổ sung thức ăn có hàm lượng đạm cao, thay thế một phần thức ăn công nghiệp, cá, ốc,… góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất trong nuôi trồng thuỷ đặc sản.

– Hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi giun quế quy mô hộ gia đình, phổ biến áp dụng mở rộng.

  1. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
  2. Địa điểm, qui mô và thời gian thực hiện.

– Địa điểm: Mô hình được triển khai tại HTX dịch vụ nông nghiệp Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ.

– Quy mô: Triển khai tại 8 hộ dân tham gia trên tổng diện tích 200 m2.

– Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu nuôi ngày 26/4/2005; thời gian kết thúc 15/12/2005 (sau 1 – 2 tháng nuôi thu hoạch 1 lần cho đến 15/12/2005 kết thúc).

  1. Đặc điểm con giun quế.

– Giun quế có hàm lượng đạm cao, trong cơ thể chúng lượng đạm chiếm tới 70% trọng lượng khô.

– Là loại giun nhỏ, hai đầu nhọn, chiều dài thân 10 – 15 cm, thân mảnh hơi dẹt như que đan len, có đường kính vòng thân 1,5 – 2,0 mm; có mầu nâu tím ánh bạc; đếm kỹ thân có tới 120 đốt; phía gần đuôi có 1 cái đai, gọi là đai sinh dục, đai này nằm từ đốt thứ 18 đến đốt 22. Giun quế rất năng động, thường ẩn náu ở dưới những hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh các chuồng lợn hoặc chuồng trâu.

– Giun quế là loại ăn tạp, là loài giun đất ăn phân, chúng có thể hoàn toàn sống trong phân mà không cần có đất. Loại phân thích hợp nhất với giun quế là phân trâu, bò, ngựa. Phân lợn không hấp dẫn với giun quế bằng các loại phân trên. Phân gà công nghiệp không nên dùng vì hàm lượng lân có trong phân lớn, không phù hợp. Ngoài ra còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân, lá các loại cây không độc, không có tinh dầu ủ để cho giun ăn.

– Đặc điểm sinh lý: Sống ở nơi ấm áp, ẩm ướt, yên tĩnh, sợ ánh sáng, thích hợp gần cống rãnh, nơi có nhiều chất hữu cơ thối rữa. Nhiệt độ môi trường 20 – 300C, pH bằng 7, độ ẩm 60 -70%, sinh sản nhanh vào lúc 6 – 8 tuần tuổi.

  1. Kết quả thực hiện.

3.1. Tiếp thu kỹ thuật nuôi giun quế.

Trung tâm Ứng dụng TBKH đã cử các cán bộ kỹ thuật trực tiếp đi học tập tiếp thu công nghệ nuôi giun tại Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

3.2. Kết quả triển khai của mô hình nuôi giun quế.

– Số lượng giun giống được thả nuôi tại các hộ dân của mô hình là 400 kg/200 m2, được nuôi bằng nguồn phân thải trong chăn nuôi.

– Sinh trưởng và phát triển của giun quế: Số lượng giun trung bình được thả ban đầu vào là 195 – 200 con/m2 trên diện tích trung bình của một hộ dân là 25 m2. Kết quả cụ thể như sau:

+ Sau 60 ngày mật độ giun trung bình của các hộ dân là: 3.983 con/m2 (hộ cao nhất đạt 4.200 con/m2).

+ Sản lượng giun trung bình của 1 hộ sau 90 ngày là: 65,25 kg (hộ cao nhất đạt 105 kg).

+ Sản lượng giun trung bình của 1 hộ dân thu hoạch sau 8 tháng nuôi là: 144,12 kg (hộ cao nhất đạt 240 kg).

+ Tổng sản lượng thu hoạch của mô hình (không kể 400 kg lượng giun giống thả nuôi ban đầu) là: 1.153 kg, đạt trung bình 0,72 kg/m2/tháng.

– Qua quá trình triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã hoàn thiện qui trình kỹ thuật nuôi giun quế để phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Từ năm 2007 được nhân rộng ra một số xã khác như Lai Vu, huyện Kim Thành v.v… để xử lý phân rác chăn nuôi, bảo vệ môi trường nông thôn.

Thừa Thiên Huế có môi trường ít bị ô nhiễm, nuôi được quanh năm, vùng dân cư thưa thớt, to trung bình cao thích hợp với quy trình sản xuất.
1 Công nghệ:
Giống thuần (Bố mẹ): Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt luống mổi ngày 1 lần, sau 3 ngày chúng ta có thể trải 1 lớp chất nền khoảng 08cm và thả giống. Thông thường mổi m2 ta thả khoảng 2 – 3 kg trùn giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào luống, sau 1 giờ tự động trùn sẽ lẫn vào trong chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có thể cho trùn ăn ngay.

Trong thời gian qua, sau những thử nghiệm thành công trong việc nhân giống từ phần sinh khối trong luống đã cho ra một kết quả rất khả quan cho nghề nuôi trùn. Thay  vì trước nay chúng ta dùng trùn giống khoảng 80% để nhân giống, sau khoảng thời gian 1 tháng thì lượng sinh khối mới bắt đầu phát triển và sau 2 tháng thì chúng ta mới thu hoạch được và chi phí đầu tư con giống cũng cao hơn gấp rưỡi lần 300kg/100m2.

Nếu ta nhân luống bằng sinh khối thì chỉ cần sau 1 tháng chúng ta có thể thu hoạch được và chi phí cho con giống cũng thấp hơn rất nhiều – 2 tấn/100m2.
Phân tích: 3 – 5% trùn giống phần còn lại là kén trùn và phân, 15cm từ mặt luống.
Thế nào là sinh khối? Có thể gọi nom na là một ổ trùn, là nơi chúng sinh sống, giao phối và sinh sản, thời gian để có được sinh khối tốt ít nhất phải 2 tháng và phải được chăm sóc (ủ) thật cẩn thận để bảo quản phần kén trùn vì kén trùn là yếu tố quan trọng nhất trong sinh khối để chuồng mới sinh sôi và nẩy nở. Nếu sau 1 tuần lễ thả giống mà chúng ta không thấy những chú trùn con nhỏ, màu hồng trong cục phân bò tươi khi bẻ đôi, như vậy chúng ta mua không phải là sinh khối hoặc chúng chưa được ủ hoặc bảo quản đúng mức.

Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn  bị tồn đọng phía dưới luống  làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản.Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày.

Thu hoạch: Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén  trùn. Đối với bà con nuôi trùn vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuống chiếu” .Lấy phần phân còn lại ta có được phân trùn.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi dễ dàng hơn.  

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được, nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 – 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg – 1kg/1m2/lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: Gà, heo, ếch, cá… Trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch được.

Hiện nay việc tiêu thụ giun quế chủ yếu là tự tiêu thụ như cho tôm, cá, gà, vịt ăn.

K THUT NUÔI GIUN QUẾ

Mục đích: Nuôi giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, việc nuôi giun quế cũng đơn giản, ta có thể nuôi trong chum, chậu, những bể nước không còn sử dụng, và nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon.

  1. KỸ THUẬT LÀM TRẠI NUÔI:

Phải nghiên cứu xem vùng đất dự định làm trại nuôi không bị ngập nước vào mùa mưa, những nơi bị ngập úng  tuyệt đối không nên làm trại vì giun sẽ bị chết hoặc di chuyển đến những nơi khác.

Trại nuôi giun có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây công nghiệp, cây ăn quả

 

càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng.

Kích thước: Tuỳ theo diện tích đất mà thiết kế chuồng cho hợp lý, tuy nhiên thông thường xây chuồng theo các quy mô sau:

Diện tích 100m2: Ngang: 5m; dài: 20m; cao: 0,4m (luống); 2,5m (chuồng).

Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: Xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: Lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.

Diện tích 200-300m2: Ngang: 10m, dài: 20-30m, cao: 0,4m (luống)- 3,2m (chuồng).

Kỹ thuật làm chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống.

  1. II. NUÔI & CHĂM SÓC:
  2. Giống: Giun quế là loại giun phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.
  3. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian sinh sống, là nơi trú ẩn cho giun yêu cầu đất phải đạt các yếu tố sau: Tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng… hoặc dùng phân bò để nuôi giun.
  4. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC – 28oC.
  5. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm khoảng 65 – 80% trọng lượng cơ thể gi Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra  hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.
  6. Ánh Nắng: Giun rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng.
  7. Không khí: Khí CO­2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học trên gây bất lợi cho giun, chuồng trại.
  8. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì nên cho giun ăn, lượng thức ăn là phân bò mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén giun bị thối, nên cho ăn theo cụm); Sau đó sẽ tiếp tục cho giun ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn  bị tồn đọng phía dưới luống  làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản.
  9. Thu hoạch:

Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho giun ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càn g tốt . Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân giun bên trên lần lượt vì khi giun ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn giun. Chú ý rằng lớp phân giun bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối và giun sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén. Đối với việc nuôi giun vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuốn chiếu”.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chưa làm chuồng mới để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre để chắn giữ lại, dùng cọc tre để gin giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như s ữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, giun ngửi được mùi thức ăn mới và  chui qua phần chuồng cũ  để sống.

Sau 2 tháng nuôi thì thu hoạch, năng suất đạt 8-10kg/m2/tháng