Mô hình kinh tế thị trường xã hội là gì? Đặc điểm và vai trò?

Mô hình kinh tế thị trường xã hội là gì? Đặc điểm mô hình kinh tế thị trường xã hội? Vai trò của mô hình kinh tế thị trường xã hội?

    Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh tế khác nhau, trong đó mô hình kinh tế thị trường xã hội đã được các chuyên gia đánh giá là tối ưu nhất và hiện đang được các quốc gia theo đuổi. Dù có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị, điều kiện phát triển,… thì việc nghiên cứu sự phát triển của mô hình kinh tế thị trường xã hội vẫn luôn được quan tâm.

    1. Mô hình kinh tế thị trường xã hội là gì?

    Mô hình kinh tế thị trường xã hội được xây dựng và thừa nhận các yếu tố cơ bản phổ biến của kinh tế thị trường, nhưng khác với mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế thị trường xã hội coi các mục tiêu xã hội và phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi cho người nghèo và cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân,…) là mục tiêu chính của quá trình phát triển kinh tế thị trường và nhà nước cần dẫn dắt nền kinh tế để nhằm mục đích đạt được các mục tiêu này.

    Xem thêm: Tích lũy tư bản là gì? Bản chất và quy luật tích lũy tư bản?

    2. Đặc điểm mô hình kinh tế thị trường xã hội:

    Mô hình kinh tế thị trường xã hội đã đề cao vai trò điều tiết của nhà nước để thúc đẩy phát triển không chỉ cho mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà còn cho cả nhiệm vụ phát triển xã hội và con người.

    Việc triển khai mô hình kinh tế thị trường xã hội trên thực tế đã mang lại những kết quả phát triển tích cực, không chỉ ở một vài nước, tại một vài thời điểm riêng lẻ mà kéo dài trong nhiều thập niên. Điều này xác nhận ưu điểm của mô hình kinh tế thị trường xã hội.

    Đối với mô hình kinh tế thị trường xã hội được thực hiện thành công ở khá nhiều nước Tây Bắc Âu, điển hình là Đức (khởi nguồn của mô hình kinh tế thị trường xã hội), Thuỵ Điển, Na Uy hay Phần Lan. Xét theo tính chất đặc trưng, mô hình kinh tế thị trường xã hội còn có mặt ở một số nước khác như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ với những mức độ khác nhau.

    Xem thêm: Thể chế kinh tế là gì? Vai trò và chức năng của thể chế kinh tế thị trường?

    3. Vai trò của mô hình kinh tế thị trường xã hội:

    Nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân để nhằm mục đích để bảo đảm các lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh đó đã loại bỏ lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói.

    – Nền kinh tế thị trường xã hội đề cao quyền tự do cá nhân. Trên góc độ kinh tế,tự do cá nhân là cơ sở nhằm để tạo lập những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và tạo điều kiện để thị trường hoạt động trôi chảy và mạnh mẽ.

    – Nền kinh tế thị trường xã hội coi trọng sự công bằng xã hội. Quy luật của thị trường là quy luật của sự lạnh lùng và tàn nhẫn, vốn không tương thích với khái niệm đạo đức và nhân đạo. Về mặt xã hội, nó tạo ra một đội ngũ đông đảo những ngời cần được giúp đỡ là ngời già, trẻ em, ngời thất nghiệp,… Chính vì thế, nhà nước cần phải thông qua chính sách tài chính, chính sách xã hội để phân phối lại và giúp đỡ những người này.

    – Nền kinh tế thị trường xã hội giúp khắc phục các khủng hoảng chu kỳ. Nền kinh tế thị trường tự do thường lâm vào khủng hoảng chu kỳ mà hậu quả của nó là sản xuất bị đình trệ và năng lực sản xuất không được khai thác hết. Chính vì thế mà nhà nước ta cần có các chính sách được ban hành để nhằm khắc phục hậu quả xấu, làm nhẹ các khủng hoảng chu kỳ, đặc biệt là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.

    – Nền kinh tế thị trường xã hội đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận. Bên cạnh đó, phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật đồng bộ và khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hoá năng lực sản xuất.

    – Cạnh tranh có hiệu quả là yếu tố trung tâm của nền kinh tế thị trường xã hội. Muốn cạnh tranh có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nớc, cần phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp đều có những cơ hội thành công và những rủi ro bất trắc.

    Xem thêm: Nền kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm và nền kinh tế thị trường hiện đại?

    4. Khái quát về kinh tế thị trường:

    Kinh tế thị trường được hiểu như sau:

    Kinh tế thị trường là nền kinh tế tôn trọng các qui luật của thị trường. Trong đó, các quyết định kinh tế được thực hiện một cách phi tập trung bởi các cá nhân người tiêu dùng và công ty. Việc định giá hàng hóa và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, về cơ bản, được tiến hành theo qui luật cung cầu.

    Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

    Kinh tế thị trường ra đời khi nào?

    Kinh tế thị trường bắt đầu xuất hiện trong xã hội nô lệ và được hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

    Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.

    Những đặc điểm của kinh tế thị trường:

    Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ thì kinh tế thị trường có rất nhiều hình thức khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa…

    Đặc điểm kinh tế thị trường bao gồm:

    – Nhà nước ta quản lý nền kinh tế thị trường bằng luật pháp, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho thị trường này hoạt động, điều tiết toàn bộ nền kinh tế bằng các công cụ kinh tế hợp pháp và từ đó đã khắc phục những thất bại của thị trường.

    – Hàng hóa, lao động, dịch vụ phải được tự do trao đổi trên thị trường, các công cụ điều tiết thụ trường như tỷ giá ngoại tệ, tiền lương, giá cả, lãi suất ngân hàng cần phải được hình thành trên cơ sở thị trường.

    – Các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của thị trường dưới sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Thị trường hoạt động cầm phải đảm bảo bình đẳng và tự chủ của các thành phần kinh tế tham gia thị trường, quyền lợi như nhau trong việc tham gia, rút khỏi, tự do kinh doanh.

    – Thị trường còn là cơ sở cho việc phân bố hiệu quả các nguồn lực kinh tế, khác biệ hẳn với nền kinh tế hiến vật hay kế hoạch hóa tập trung.

    – Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa. Hàng hoá sẽ được trao đổi dựa trên nguyên tắc thị trường và theo giá cả thị trường.

    Ưu điểm của nền kinh tế thị trường:

    Nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình.

    Nền kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thải những nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao.

    Kinh tế thị trường liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.

    Các nền kinh tế thị trường có xu hướng cung cấp nhiều việc làm hơn và tạo ra công ăn việc làm cho người dân.

    Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

    Nền kinh tế thị trường sẽ dẫn tới phân chia giai cấp: thiểu số là người giàu nắm quyền lực cai trị xã hội, còn đa số là người nghèo có đời sống khó khăn. Chênh lệch giàu nghèo quá mức sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội khi người nghèo đấu tranh (nhiều khi bằng bạo loạn, lật đổ) để có cuộc sống tốt hơn.

    Sau một thời gian cạnh tranh thì các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất lớn mạnh hơn thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh, họ sẽ thâu tóm phần lớn các ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế sẽ chỉ do một vài nhà tài phiệt nắm quyền thao túng. Kinh tế thị trường sẽ dần biến thành kinh tế độc quyền chi phối. Các doanh nghiệp độc quyền không có đối thủ cạnh tranh nên tùy ý chi phối thị trường, nếu Nhà nước không can thiệp thì họ sẽ cố ý tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận, gây ra tổn thất cho xã hội và người tiêu dùng.

    Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất liên tục, sớm muộn sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa cung và cầu.

    Nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến vấn đề về sự sai và sót trong thông tin có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Bởi vì một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp và lạm phát.

    Trong một số tình huống cụ thể, thị trường tự do sẽ đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Việc quá đề cao tính thị trường mà không có sự điều tiết của Nhà nước sẽ tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân, vì lợi ích cá nhân mà vô cảm cộng đồng, nhất là trong những tình huống ngặt nghèo thì sẽ có những người vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho xã hội.