Mô hình kinh doanh là gì? 55 mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới – B Coaching

Điều này có thể gây sốc cho bạn, nhưng thực tế, một trong những sai lầm khi cạnh tranh trên thương trường là cạnh tranh bằng giá rẻ, sản phẩm tốt. Đơn giản là bởi vì các đối thủ cũng có khả năng làm như thế một cách dễ dàng. Những hoạt động như giảm giá, nâng cao chất lượng, thêm tính năng, mở rộng bảo hành, gia tăng quảng cáo v.v đều dễ dàng bắt chước! Vì dễ dàng thực hiện nên cạnh tranh bằng sản phẩm tốt, giá rẻ là đi theo lối mòn mà hằng hà đa số các doanh nghiệp chạy theo. Hậu quả là việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Vậy có cách thức cạnh tranh nào khác không? Câu trả lời đó chính là “Cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh” – một trong những cách thức cạnh tranh bền vững và tạo giá trị. Trong bài viết này, B Coaching sẽ tiết lộ đến bạn bí quyết trong kinh doanh và 55 mẫu mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (hay còn gọi là Business Model) là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào (hoặc cá nhân đang tự kinh doanh) vì nó mô tả cách thức kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác, mô hình kinh doanh là công thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói một cách cụ thể hơn, để phát triển một mô hình kinh doanh, doanh nghiệp bạn cần tạo ra giá trị cho các bên liên quan (có thể là khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên của bạn,…) . “Giá trị” là cái giúp bạn kiếm ra tiền.

Một mô hình kinh doanh là tập hợp tất cả các mảnh ghép tạo ra giá trị và có sự liên kết với nhau. Sự liên kết này đủ chặt chẽ thì nó tạo ra cách kinh doanh bền vững. Đó là lý do vì sao các công ty có mô hình kinh doanh tốt thì thành công.

Lấy một ví dụ đơn giản như thế này cho dễ hiểu, hãy tưởng tượng xem nấu phở giống như là 1 việc kinh doanh. Bạn muốn nấu 1 tô phở ngon thì bạn cần phải có “công thức nấu phở”, còn doanh nghiệp bạn muốn thành công thì cần phải có “công thức kinh doanh” hay còn gọi là “Mô hình kinh doanh”.

Nguồn gốc của thuật ngữ Mô hình kinh doanh

nguồn gốc thuật ngữ mô hình kinh doanhnguồn gốc thuật ngữ mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh được dịch từ “business model” và “business models”.

Internet được phát triển lần đầu vào tháng 7 năm 1969, nhưng trước đó thuật ngữ mô hình kinh doanh cũng đã được biết đến rồi. Khi internet chứng minh được khả năng thương mại của mình và sự xuất hiện của những bong bóng dot-com đã khơi dậy các nhu cầu về mô hình kinh doanh sáng tạo.

Có rất nhiều công ty ra đời trong thời đại bong bóng dot-com đã sử dụng Internet như một kênh phân phối mới nhưng họ vẫn dùng cách kinh doanh cũ.

Khi bong bóng dot-com sụp, những công ty vẫn giữ cách kinh doanh cũ cũng sụp đổ theo. Chỉ một vài công ty vẫn trụ vững nhờ kịp thời đổi mới mô hình kinh doanh và họ trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ thống trị internet, như là Amazon, Google, Ebay,…

Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh cái nào có trước?

Trong Mô hình kinh doanh, doanh nghiệp phải biết rất rõ mình bán cái gì (SẢN PHẨM & DỊCH VỤ), cho ai (PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU). Tuy nhiên điều quan trọng hơn là phải thấu hiểu rõ lý do vì sao khách hàng mua của mình mà không mua của đối thủ cạnh tranh – đó chính là GIÁ TRỊ khách hàng nhận được. Giá trị chắc hẳn không phải từ trên trời rơi xuống. Vậy thì ta phải có các HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ TRỊ bằng những NĂNG LỰC CỐT LÕI của doanh nghiệp. Hữu xạ không tự nhiên hương, để khách hàng biết đến giá trị và chấp nhận nó thì chúng ta phải THU HÚT, DUY TRÌ và PHÁT TRIỂN khách hàng trong HÀNH TRÌNH QUẢN TRỊ KHÁCH HÀNG. Để có được lợi nhuận thì chúng ta phải có MÔ HÌNH TÀI CHÍNH trong đó chúng ta phải xác định CƠ CHẾ GIÁ và DOANH THU lớn hơn CHI PHÍ  thì chúng ta mới thành công bền vững.

Còn Chiến lược kinh doanh thì dựa trên cơ sở của mô hình kinh doanh. Chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi NÊN và KHÔNG NÊN LÀM GÌ trên cơ sở định hình rõ MỤC TIÊU của từng thời điểm. Ta muốn gì khi theo đuổi chiến lược này? Chiến lược kinh doanh là chọn THỊ TRƯỜNG & PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG nào, lựa chọn làm gì trong tập hợp GIÁ TRỊ mang đến cho khách hàng. Chiến lược kinh doanh cũng trả lời câu hỏi làm thế nào (CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH) để có thể chiến thắng. Để chiến thắng cần phải có NĂNG LỰC gì? và HỆ THỐNG QUẢN TRỊ sẽ phải được xây dựng như thế nào để không ngừng gia tăng NĂNG LỰC từ đó giúp THỰC THI câu hỏi LÀM THẾ NÀO để chiến thắng trong THỊ TRƯỜNG & PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG đã chọn. Vạch chiến lược cần tỉnh táo đánh giá các ĐIỀU KIỆN CẦN & ĐỦ để thành công trong thương trường khi xem xét tính chất NGÀNH, GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG mong muốn, VỊ THẾ TƯƠNG ĐỐI của ta với ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.

Mô hình kinh doanh như là KHUNG SƯỜN, cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ tổng quan thì chiến lược kinh doanh cho ta biết CON ĐƯỜNG và CÁCH THỨC (HOW) đi đến thành công.

Khởi nghiệp có cần đến Mô hình kinh doanh hay không?

khởi nghiệp có cần đến mô hình kinh doanh hay kokhởi nghiệp có cần đến mô hình kinh doanh hay ko

“Khởi nghiệp là một ý tưởng tìm kiếm mô hình kinh doanh”

(Steve Blank)

Đại đa số công ty khởi nghiệp đều không chịu nổi cú va chạm thị trường đầu tiên và chỉ sau một thời gian ngắn đau đớn nhận ra rằng những giả định ban đầu để tạo nên ý tưởng kinh doanh “tuyệt vời” ấy sai be bét.

Đơn giản chỉ vì “Cái khách cần ta không có, cái ta có khách không cần”. Đó là bởi vì họ tập trung quá nhiều vào sản phẩm mà không biết mang lại giá trị hoặc giá trị ấy có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không.

Không chỉ riêng gì khởi nghiệp mới cần đến mô hình kinh doanh. Mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải cần đến mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh giúp cho ta 1 tầm nhìn tổng thể cách thức kinh doanh một cách bền vững.

“Mô hình kinh doanh: Mô tả giá trị mà công ty cung cấp cho khách hàng cũng như khả năng và nguồn lực để xây dựng, tiếp thị và chuyển giao giá trị ấy và tạo nên lợi nhuận bền vững” A. Osterwalder.

Những cách hiểu sai về mô hình kinh doanh

Sai lầm #1: Mô hình kinh doanh là kế hoạch kinh doanh

“Nếu không kiểm định các giả thiết trong mô hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ là một bản copywriting sáng tạo mà thôi” – Steve Blank

Rất nhiều người nghĩ mô hình kinh doanh như là một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh là kế hoạch các hành động sẽ giả định về doanh nghiệp của bạn. Nó cũng bao gồm các dự báo tài chính về doanh nghiệp trong 1-3 năm tới. 

Còn mô hình kinh doanh mô tả cách thức công ty của bạn sẽ tạo ra những gái trị gì, chuyển giao các giá trị ấy đến cho khác hàng nư thế nào và từ đó có được doan thu gì. Mô hình kinh doanh mô tả tổng quan , là định hướng cho hoạt động kinh doanh. Còn bản kế hoạch kinh doanh là để triển khai chi tiết chiến lược kinh doanh. 

Sai lầm #2 – Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu là một

Một quan niệm sai lầm khác về mô hình kinh doanh là nhầm lẫn chúng với chiến lược kiếm tiền hoặc mô hình doanh thu của một công ty. Mặc dù đây là một mảnh ghép thiết yếu, nhưng nó chỉ là một trong các thành tố của một mô hình kinh doanh thành công.

Bên cạnh mô tả cách thức kiếm tiền thì một mô hình kinh doanh bao gồm cách yêu tố khác như khách hàng, sản phẩm, cách thức vận hành v.v

Trong một mô hình kinh doanh sẽ có một thành tố đóng vai trò quan trọng hơn so với cách thành tố khác. Ví dụ, thành tố quan trọng trong mô hình kinh doanh Coca-Cola là chiến lược phân phối.

Ví dụ một công ty khác như McDonald’s, chìa khóa thành công trong mô hình kinh doanh của họ là mô hình nhượng quyền thương mại sản phẩm và kinh doanh bất động sản đã giúp công ty mở rộng quy mô trên toàn thế giới.

Mỗi công ty sẽ phát triển một mô hình duy nhất trong số nhiều loại mô hình kinh doanh.

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp

tầm quan trọng của việc thiết kế mô hình kinh doanhtầm quan trọng của việc thiết kế mô hình kinh doanh

Mục tiêu chính của mô hình kinh doanh là tạo ra một chuỗi bền vững, có thể tạp ra giá trị cho một số người tham gia trong một thị trường, ngành hoặc thị trường ngách.

Do đó, chuỗi giá trị này sẽ bắt đầu từ 1 giá trị đề xuất, một lời hứa mà bạn đưa ra với những người tham gia và đối tác chính trong thị trường.

Ví dụ: khi PayPal tham gia thị trường kinh doanh, họ không có vẻ thống trị toàn bộ thị trường. Họ bắt đầu từ một thị trường ngách. Pether Thiel có viết trong cuốn sách Zero to One:

Các công ty thành công nhất thực hiện bước tiến cốt lõi — trước tiên chiếm lĩnh một thị trường ngách cụ thể và sau đó mở rộng sang các thị trường lân cận.

PayPal đã bắt đầu xác định khách hàng tiềm năng của mình trong thị trường ngách mà họ đã chọn. Thay vì tập trung vào việc cung cấp dịch vụ một cách chung chung cho mọi người, PayPal tập trung vào việc thu hút càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt.

Khách hàng tiềm năng của PayPal xuất hiện chủ yếu ở trên eBay. Do đó, PayPal đã tập trung toàn bộ nỗ lực của mình vào việc thu hút họ từ eBay, 1 cách nhanh chóng!

Chỉ sau khi PayPal đã phát thảo, thử nghiệm và đưa ra một giá trị đề xuất rõ ràng cho một nhóm nhỏ những khách hàng tiềm năng, thì PayPal mới có thể tiếp tục chiếm lĩnh các phân khúc ngày càng lớn hơn của thị trường đó.

Mô hình kinh doanh là thực nghiệm chứ không phải thí nghiệm

Các nhà khoa học thì có phòng thí nghiệm, nơi họ có thể sản xuất và thực hiện các thí nghiệm. Các doanh nhân có thế giới thực như một cách để đo lường các giả định của họ.

Tuy nhiên, Phòng thì nghiệm là nơi một nhà khoa học có thể tìm kiếm chân lý lâu dài, còn một doanh nhân tìm kiếm một mô hình kinh doanh tại thời điểm cụ thể trong thực tế. Một mô hình kinh doanh có thể được phác thảo trên một trang giấy và chúng sẽ được thực hiện trong thế giới thực.

Trước khi một mô hình kinh doanh được ứng dụng vào thực tế, nó sẽ đòi hỏi rất nhiều tư duy, thử nghiệm và mày mò có tính chiến lược và cân nhắc. Đó là quá trình hình thành của một mô hình kinh doanh thành công.

Điều đó nghĩa là một doanh nhân thường phải thiết kế nhiều biến thể của cùng một mô hình kinh doanh và thử nghiệm những mô hình đó trên thị trường.

Ví dụ: nếu bạn đã xây dựng một công ty cung cấp phần mềm nhưng bạn chọn mô hình freemium. Bạn có thể nhận ra rằng mô hình này sẽ không hoạt động được trong trường hợp của bạn, vì vậy bạn sẽ cần chuyển mô hình doanh thu thường thành mô hình doanh thu cao cấp, nơi khách hàng mục tiêu của bạn sẵn sàng trả nhiều hơn và bạn chuyển từ B2C sang B2B. Do đó, bạn phải thay đổi phân khúc thị trường hiện tại của mình sang một thị trường ngách cụ thể. Tất nhiên, điều đó sẽ giới hạn số lượng khách hàng mà bạn có thể tiếp cận; đồng thời, nó sẽ cho phép bạn tìm thấy sản phẩm / thị trường phù hợp.

Đổi mới công nghệ vs đổi mới mô hình kinh doanh

Đổi mới mô hình kinh doanh là việc gia tăng sự thành công của một tổ chức với các sản phẩm và công nghệ hiện có bằng cách tạo ra một giá trị đề xuất hấp dẫn có thể thúc đẩy một mô hình kinh doanh mới để mở rộng quy mô khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài. Và tất cả bắt đầu bằng việc chăm sóc kỹ những khách hàng chủ chốt.

Tuy nhiên, đổi mới công nghệ hoàn toàn khác với đổi mới mô hình kinh doanh. Đó là bởi vì sự đổi mới công nghệ thường xảy ra trong các phòng thí nghiệm hoặc trung tâm nghiên cứu (sử dụng internet) thay vì tại các công ty hoặc trong bối cảnh thị trường.

Nói tóm lại, đổi mới công nghệ đòi hỏi một lượng lớn nguồn lực và các nhà nghiên cứu có thể không tuân theo các mục tiêu kinh doanh mà thay vào đó là thử nghiệm tự do với các ý tưởng cần thời gian để hoàn thiện.

Ngoài ra, ngay cả khi một công nghệ cụ thể trở nên khả thi về mặt thương mại cũng có thể sớm được phổ thông hóa.

Do đó, bản thân công nghệ khó trở thành một lợi thế cạnh tranh. Việc kết hợp công nghệ cùng với những cách thức mới để phục vụ khách hàng, một chiến lược phân phối mạnh mẽ và chiến lược kiếm tiền sáng tạo có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Đó là dấu hiệu của sự đổi mới mô hình kinh doanh bắt đầu.

Tại sao đổi mới mô hình kinh doanh lại quan trọng đến vậy?

Fred Wilson, trong một bài đăng, ông ấy đã nhấn mạnh một số điều mà ngày nay nhiều người vẫn còn thiếu:

Tôi tin rằng đổi mới mô hình kinh doanh mang tính đột phá hơn đổi mới kỹ thuật.

Fred Wilson có giải thích thêm:

Sự chuyển dịch từ máy tính để bàn sang internet. Chúng tôi đã chứng kiến sự gián đoạn lớn khi chúng tôi chuyển từ mô hình kinh doanh phần mềm được cấp phép sang mô hình kinh doanh quảng cáo (advertising-supported business model), mô hình này đã phát triển thành mô hình kinh doanh freemium quảng cáo (advertising/subscription freemium business model).

Khi công nghệ mới, mang tính cách mạng được áp dụng rộng rãi, đó là giai đoạn đổi mới mô hình kinh doanh lớn xảy ra. Chúng ta có thể đang xem xét một sự thay đổi tương tự và sự nở rộ của các mô hình kinh doanh mới với sự ra đời của các mô hình kinh doanh dựa trên Blockchain và tiền điện tử.

Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh là gì và tại sao phải cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh

CẠNH TRANH BẰNG MÔ HÌNH KINH DOANHCẠNH TRANH BẰNG MÔ HÌNH KINH DOANH

B Coaching định nghĩa khái niệm cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh như sau: “Cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh là thiết kế công thức giải bài toán cạnh tranh trong kinh doanh”.

Một trong những sai lầm khi cạnh tranh trên thương trường là cạnh tranh bằng giá rẻ, sản phẩm tốt. Đơn giản là bởi vì các đối thủ cũng có khả năng làm như thế một cách dễ dàng. Những hoạt động như giảm giá, nâng cao chất lượng, thêm tính năng, mở rộng bảo hành, gia tăng quảng cáo v.v đều dễ dàng bắt chước! Vì dễ dàng thực hiện nên cạnh tranh bằng sản phẩm tốt, giá rẻ là đi theo lối mòn mà hằng hà đa số các doanh nghiệp chạy theo. Hậu quả là việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.

Để có thể đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ dựa vào 1 vài yếu tố mà phải là một tập hợp của nhiều yếu tố trong mô hình kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa là phải cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh – Cách thức đột phá trong kinh doanh.

Unilever – tập đoàn hàng tiêu dùng số 1 thế giới – tuyên bố trong tầm nhìn của mình “Là công ty hàng đầu thế giới trong kinh doanh bền vững. Chúng tôi sẽ chứng minh cách mà một MÔ HÌNH KINH DOANH hướng đến mục tiêu, phù hợp với tương lai mang đến thành quả vượt trội, liên tục tạo ra kết quả tài chính nằm trong top 3 của ngành”

Có rất nhiều công ty cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh.

McDonald’s cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh bất động sản với thức ăn nhanh. Google, Facebook đạt lợi thế cạnh tranh trong ngành quảng cáo với Mô hình kinh doanh đột phá của mình.

Những yếu tố quyết định sự thành công của một mô hình kinh doanh

Cho dù bạn sử dụng công cụ gì để xây dựng Mô hình kinh doanh, thì cũng luôn có 9 thành phần chính để bất kỳ mô hình kinh doanh nào thành công:

  • Key partners: Đối tác chính

  • Key activities: Hoạt động chính

  • Value proposition : Giải pháp giá trị
  • Customer relationship: Mối quan hệ khách hàng

  • Customer segment: Phân khúc khách hàng

  • Key resource: Nguồn lực chính

  • Distribution channel: Kênh

  • Cost structure: Cơ cấu chi phí

  • Revenue stream: Dòng doanh thu

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn sử dụng Mô hình kinh doanh

Sử dụng công cụ gì để xây dựng Mô hình kinh doanh?

Một vài công cụ có thể giúp doanh nghiệp bạn xây dựng mô hình kinh doanh cho riêng doanh nghiệp của mình

  • Winning Business Model Canvas

  • Lean Startup Canvas 

  • Blitzscaling Canvas

  • VTDF Framework

  • BMI Framework

  • RTVN Model

  • FourWeekMBA Business Model Framework

  • 3C Business Model

Cho dù bạn quyết định sử dụng công cụ nào đi chăng nữa, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được toàn diện về doanh nghiệp của mình. Nghĩ về mô hình kinh doanh như là chìa khóa để đạt được sự hiểu biết đó. B Coaching đã phát triển công cụ Business Model Map dựa trên việc cải tiến BMC để giúp bạn có cái nhìn tổng quát và có liên kết, để từ đó đánh giá xem doanh nghiệp của bạn hoặc mô hình kinh doanh của công ty mà bạn đã thiết kế có tất cả các yếu tố để mở rộng quy mô hay không.

Trên thế giới thì có rất nhiều công ty thành công nhờ cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh, nhưng bên cạnh đó cũng có những thất bại trong kinh doanh chỉ vì chọn sai mô hình kinh doanh (biểu hiện của việc không thấu hiểu khách hàng). B Coaching có tổng hợp bên dưới 55 mẫu mô hình kinh doanh để bạn có thể xem xét và tham khảo những mẫu hợp với doanh nghiệp của bạn.

4 bước để tạo dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả

Để xây dựng được một mô hình kinh doanh hiệu quả, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi dưới đây:

  • Làm thế nào để khách hàng mục tiêu ( customer profile ) gắn kết với chúng ta nhiều hơn đối thủ cạnh tranh?

Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải thấu hiểu khách hàng thông qua Việc cần làm (Jobs to be done).

  • Làm thế nào để cạnh tranh bằng giá trị ( Value proposition )? Không đơn thuần dựa vào giá thấp hoặc chất lượng tốt hơn. (điều mà hầu hết doanh nghiệp đang làm trong một đại dương đỏ ngầu)

Đối với khách hàng B2C thì bạn có thể sử dụng Tháp 30 Giá trị cho khách hàng B2C.

Đối với khách hàng B2B thì bạn có thể sử dụng Tháp 40 Giá trị cho khách hàng B2B.

  • Làm thế nào để cạnh tranh bằng nguồn lực nhằm thực hiện lời hứa của mình với khách hàng?

Một doanh nghiệp có 7 nguồn lực sau:

Nhân lực

Vật lực

Tài lực

Trí lực

Hợp lực

Thương lực

Hệ lực

  • Làm thế nào để cạnh tranh bằng mô hình doanh thu sáng tạo?

Bạn có thể tham khảo qua bài viết của B Coaching về Cách đột phá bằng Mô hình tài chính.

Mô hình kinh doanh chiến thắng là gì?

Winning Business Model – Mô hình kinh doanh chiến thắng – đây là công cụ do B Coaching phát triển, công cụ này là sự kết hợp những ưu điểm của 2 công cụ về thiết kế MHKD rất nổi tiếng trên thế giới: Business Model Canvas & Business Model Navigator

WBM bao gồm 4 thành phần chính trả lời 4 câu hỏi then chốt của MHKD

  • Thành phần thứ nhất: Khách hàng mục tiêu (Who)

  • Thành phần thứ hai: Giải pháp giá trị (What)

  • Thành phần thứ ba: Những năng lực chính mà doanh nghiệp cần phải có (How)

  • Thành phần thứ tư: Mô hình tài chính (How much)

4 thành phần này liên kết với nhau bởi 6 mối liên kết:

  • Liên kết 1: Sự liên kết giữa GPGT và khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm

  • Liên kết 2: Sự liên kết giữa Năng lực chính và giải pháp giá trị thông qua những hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng

  • Liên kết 3: Sự liên kết giữa giữa Năng lực chính và Khách hàng mục tiêu là Hành trình quản trị cho khách hàng, cách thức một doanh nghiệp thiết lập một hệ thống sales và marketing

  • Liên kết 4: Sự liên kết giữa Mô hình tài chính và Năng lực chính là Cơ cấu chi phí

  • Liên kết 5: Sự liên kết giữa Mô hình tài chính và GPGT là Cơ chế giá

  • Liên kết 6: Sự liên kết giữa Khách hàng và Mô hình tài chính là Dòng doanh thu

Các bạn có thể sử dụng bảng Winning Business Model này để xây dựng MHKD của mình bằng cách sử dụng các giấy note màu để dán lên khi thiết kế mô hình kinh doanh.

54 Mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

1.  Add-on:

Tiện ích mở rộng

Ở mô hình này, những dịch vụ với những tính năng rất cơ bản được định ở mức giá thấp. Trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng thêm những tính năng mở rộng thì phải móc hầu bao chi trả thêm. Vì thế về tổng thể mức giá cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ được đẩy lên cao. Kết quả là khách hàng có thể phải trả nhiều tiền hơn so với dự tính lúc đầu. Tuy nhiên, khách hàng được hưởng lợi từ việc chọn giá linh hoạt phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Phần mềm SAP: Một phần của chức năng cơ bản của phần mềm Quản trị được cung cấp với một mức giá cạnh tranh. Khi khách hàng muốn sử dụng những tính năng khác thì sẽ trả thêm không ít chi phí.

2. Affiliation:

Tiếp thị liên kết

Trọng tâm của mô hình này nằm ở việc hỗ trợ những người khác bán các sản phẩm và hưởng lợi trực tiếp từ giao dịch đó. Các đối tác liên kết thu lợi nhuận (hoa hồng) theo giá trị của sản phẩm bán được hoặc giá trị cho 1 lần hiển thị. Mặt khác, các công ty có thể truy cập được vào cơ sở dữ liệu chứa tệp khách hàng tiềm năng phong phú mà không cần phải thông qua các hoạt động bán hàng hay tiếp thị.

Chương trình Affilliate Program của Amazon: Những người dùng trực tuyến có thể đặt các đường link liên kết đến các sản phẩm trên Amazon và kiếm tiền từ các chi phí quảng cáo cho những lần giao dịch thành công.

3. Aikido

Aikido là 1 môn võ thuật của Nhật Bản. Theo đó, võ sĩ sử dụng sức mạnh và chuyển động của đối thủ để chống lại chính họ bằng cách chuyển hướng tấn công và thay đổi trọng tâm của đối thủ.

Áp dụng nguyên lý này vào mô hình kinh doanh, mô hình Aikido cho phép 1 doanh nghiệp đưa ra các hình ảnh, suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với đối thủ cạnh tranh đang có trên thị trường. Sự độc đáo này đã thu hút được những khách hàng, những người mà thích các ý tưởng hoặc khái niệm trái ngược với xu hướng thông thường.

Swatch: Swatch có nghĩa là “Second Watch” (chiếc đồng hồ thứ hai). Trước đây, đồng hồ được xem như là vật quý giá, bền. Nhưng Swatch đã làm thay đổi quan niệm bằng cách tung ra đồng hồ bình dân, dễ thay đổi đối lập hoàn toàn với quan niệm cũ.

aikidoaikido

4. Auction:

Bán đấu giá

Mô hình Bán đấu giá có nghĩa là bán 1 sản phẩm/dịch vụ cho người trả giá cao hơn. Mức giá cuối cùng được chốt là khi hết thời gian của phiên đấu giá hoặc là không nhận được 1 đề nghị nào khác cao hơn. Điều này cho phép công ty bán sản phẩm/dịch vụ cho vị khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao nhất. Đối với khách hàng, họ sẽ có lợi từ việc tác động lên mức giá và giành được món hàng giá trị họ muốn.

Google AdWords: Để mỗi lượt quảng cáo đủ điều kiện hiển thị trong phần tìm kiếm, chúng sẽ phải trải qua phiên đấu giá quảng cáo nhằm xác định xem mẩu quảng cáo này có được hiển thị hay không và nếu được hiển thị thì sẽ được hiển thị ở vị trí nào trong tìm kiếm.

5. Barter: Mô hình trao đổi hàng hóa

Mô hình Trao đổi là phương pháp mà trong đó hàng hóa được đưa cho khách hàng mà không cần giao dịch bằng tiền mặt. Đổi lại, họ cung cấp lại một thứ có giá trị cho bên đã tài trợ món hàng đó. Việc trao đổi này thì không cần phải hiển thị bất cứ 1 kết nối trực tiếp nào và được đánh giá, định giá khác nhau giữa các bên.

Pepsi: Sản phẩm nước ngoài đầu tiên được bán tại Liên Xô vào năm 1972 là Pepsi. Theo thỏa thuận đổi hàng, PepsiCo đã cung cấp đồ uống Pepsi-Cola cho Liên Xô để đổi lấy quyền xuất khẩu của Stolichnaya vodka sang Mỹ, nơi họ được cấp quyền bán hàng độc quyền trên thị trường Mỹ. Chiến lược này cũng làm tăng sự tiếp xúc của thương hiệu Pepsi-Cola và tính sẵn có của sản phẩm, đặc biệt là ở Liên Xô.

6. Cash Machine:

Máy rút tiền

Trong mô hình Máy rút tiền, khách hàng sẽ trả trước 1 khoản tiền cho các sản phẩm được bán, công ty sẽ dùng số tiền đó để trang trải các chi phí liên quan. Điều này dẫn đến tính thanh khoản tăng, có thể được dùng để khấu hao nợ hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Netflix: Khách hàng đăng kí Netflix, trả trước phí hàng tháng. Điều này giúp công ty tăng thêm tính thanh khoản và có thêm nhiều người dùng.

7. Cross Selling:

Bán chéo

Sản phẩm hoặc dịch vụ từ ngành khác, doanh nghiệp khác được chào bán. Đặc biệt trong bán lẻ, các công ty có thể dễ dàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ sung không liên quan đến ngành chính. Do đó nguồn doanh thu thêm được tạo ra mà có ít sự thay đổi trong cơ sở hạ tầng hiện có, nhu cầu của khách hàng tiềm năng thì được đáp ứng.

American Airlines: Doanh thu chủ yếu của American Airlines đến từ việc bán vé máy bay nhưng họ sử dụng chiến thuật bán chéo để tăng doanh thu trên mỗi ghế. Ví dụ như mua sắm trên máy bay, cung cấp các dịch vụ du lịch phụ trợ như cho thuê xe hoặc khách sạn.

8. Crowdfunding:

Góp vốn cộng đồng

Một sản phẩm, dự án hoặc start-up được tài trợ bởi 1 đám đông các nhà đầu tư muốn hỗ trợ ý tưởng cơ bản, điển hình là thông qua internet. Nếu đạt điểm “Khối lượng tới hạn”, thì ý tưởng đó sẽ được thực hiện và nhà đầu tư sẽ nhận được 1 khoản lợi ích đặc biệt, thường tỉ lệ thuận với số tiền họ cung cấp.

Brainpool: Brainpool đã thành công trong việc gây quỹ cho việc sản xuất bộ phim điện ảnh Stomberg. Mỗi nhà đầu tư góp vốn thì kiếm được tiền từ bộ phim.

9. Crowdsourcing:

Dịch vụ đám đông

Giải pháp cho 1 nhiệm vụ hoặc vấn đề được thông qua bởi 1 đám đông ẩn danh, thường là thông qua Internet. Những người đóng góp nhận được 1 phần thưởng nhỏ hoặc có cơ hội giành giải thưởng nếu giải pháp của họ được chọn để sản xuất hoặc bán. 

Cisco: Cisco đã triển khai dịch vụ cộng đồng tại công ty của mình thông qua việc thiết lập giải thưởng I-Prize. I-Prize là một sáng kiến khuyến khích cho các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới gởi những ý tưởng sáng tạo trong công nghệ và kinh doanh cho Cisco để phát triển thêm.

10. Customer Loyalty:

Lòng trung thành của khách hàng

Khách hàng được giữ chân và đảm bảo lòng trung thành bằng cách cung cấp giá trị vượt ra ngoài sản phẩm hoặc dịch vụ chính, tức là thông qua các chương trình dựa trên ưu đãi. Mục tiêu là gia tăng sự trung thành của khác hàng bằng cách kết nối cảm xúc hoặc đơn giản là bằng các chương trình ưu đãi đặc biệt. Khách hàng tự nguyện ràng buộc với công ty, giúp tăng doanh thu.

American Airlines: có chương trình lớn để tri ân khách hàng, thưởng cho các hành khách bay và chi tiêu cùng hãng. Tùy mức trung thành, khách hàng có thể đạt được có thêm các lợi ích như quyền truy cập phòng chờ, nâng cấp và ưu tiên cũng như tích điểm để mua hàng.

11. Digitization:

Số hóa

Mô hình này dựa trên khả năng biến các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có thành các biến thể kỹ thuật số và do đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm hữu hình, ví dụ: phân phối dễ dàng hơn, nhanh hơn. Lý tưởng nhất là số hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện mà không giảm giá trị cung cấp cho khách hàng. Nói cách khác: phương pháp số hóa đạt hiệu quả và nhân giá trị, không làm giảm giá trị mà khách hàng cảm nhận được.

Google: Google đang thúc đẩy nổ lực số hóa sách. Dịch vụ Google sách cho phép tìm kiếm toàn bộ sách và tạp chí Google đã quét và chuyển đổi thành văn bản bằng cách sử dụng nhận dạng kí tự quang học.

12. Direct Selling: Bán trực tiếp

Bán trực tiếp là các sản phẩm của công ty được bán trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Bằng cách này công ty bỏ qua chi phí bán hàng trung gian. Những khoản tiết kiệm này có thể được chuyển đến khách hàng. Ngoài ra, làm tăng thêm mối liên hệ trực tiếp với khách hàng.

Nike: Nike vận hành các cửa hàng thương hiệu của mình để giới thiệu các sản phẩm mới nhất của họ. Những cửa hàng này giúp công ty định hình trực tiếp hình ảnh thương hiệu và thiết kế trải nghiệm xung quanh các sản phẩm của họ. Các cửa hàng cũng có những đơn hàng đặc biệt làm theo yêu cầu.

13. E-commerce: Thương mại điện tử

Các sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống chỉ được phân phối thông qua các kênh trực tuyến, do đó loại bỏ các chi phí liên quan đến việc vận hành các cơ sở hạ tầng ở các chi nhánh. Khách hàng được hưởng lợi từ có sẵn và tiện lợi hơn, trong khi công ty có thể tích hợp bán hàng và phân phối với các quy trình nội bộ khác.

eBay: Năm 2018, sau 23 năm thành lập, eBay vẫn được xếp hạng là 1 trong 5 trang web thương mại điện tử hàng đầu trên toàn thế giới. Người bán có thể liệt kê các sản phẩm của họ với chi phí nhỏ hoặc thậm chí là miễn phí, trong khi người mua có thể khám phá sản phẩm, đặt và mua sản phẩm. Ebay phát triển hệ thống thanh toán thông qua nền tảng của họ.

14. Experience Selling:

Bán hàng Trải nghiệm

Giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ được tăng lên cùng với trải nghiệm của khách hàng. Điều này mở ra cơ hội cho nhu cầu khách hàng cao hơn và tăng giá tương xứng.Điều này có nghĩa là trải nghiệm của khách hàng phải được điều chỉnh phù hợp, ví dụ, bằng cách tăng cường khuyến mãi hoặc các phụ kiện.

Starbucks: hàng ngàn các cửa hàng của Starbucks trên toàn thế giới cung cấp hàng loạt các thực phẩm và đồ uống, bao gồm cà phê, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, trà, bánh sandwich và các mặt hàng đóng gói sẵn. Ngoài ra Starbuck cung cấp thêm 1 loạt các tính năng, sản phẩm dịch vụ cùng nhau để tạo nên những trải nghiệm độc đáo của Starbucks (ví dụ: Wifi, âm nhạc thư giãn, bầu không khí ấm cúng và nội thất tiện nghi).

15. Flat Rate:

Giá cố định

Trong mô hình này, một khoản phí cố định được tính cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, không liên quan đến thời gian và thực tế sử dụng nó. Người dùng được hưởng lợi từ cấu trúc chi phí đơn giản trong khi công ty được hưởng lợi từ dòng doanh thu không đổi.

LinkedIn: LinkedIn giới hạn việc sử dụng đối với 1 số người dùng. Họ vẫn có quyền truy cập vào hàng loạt các chức năng nhưng bị hạn chế trong một số yếu t­ố nhất định. Ví dụ: khả năng tìm kiếm 1 vài hồ sơ bị giới hạn đối với người dùng miễn phí. Người dùng cao cấp trả phí hàng năm hoặc hàng tháng thì có thể tìm kiếm các hồ sơ mà không bị giới hạn.

mẫu mô hình kinh doanhmẫu mô hình kinh doanh

16. Fractional Ownership:

Sở hữu một phần

Sở hữu phân quyền mô tả việc chia sẻ sở hữu một loại tài sản nhất định giữa một nhóm chủ sở hữu. Thông thường, tài sản là có gái trị cao nhưng chỉ thỉnh thoảng sử dụng. 

HomeBuy: Homebuy cho phép các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Anh mua nhà. Do đó, chính phủ và một nhà phát triển nhà ở, cung cấp một phần vốn cần thiết để mua nhà và khách hàng chỉ chi trả/ nhận thế chấp cho giá trị còn lại của căn nhà. Người đầu tư sở hữu một phần của căn nhà, nhưng khách hàng có toàn quyền sống trong căn nhà.

17. Franchising:

Nhượng quyền

Bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu, sản phẩm, hình ảnh công ty, và những thứ này được cấp phép cho bên nhận nhượng quyền, những người chịu trách nhiệm rủi ro kinh doanh. Doanh thu được tạo ra như từ phí nhượng quyền và đơn đặt hàng của bên được nhượng quyền. Những người được nhượng quyền hưởng lợi từ việc sử dụng các thương hiệu nổi tiếng, bí quyết kinh doanh và sự hỗ trợ.

Subway: Subway là một trong những thương hiệu nhượng quyền phát triển nhanh nhất thế giới, tính đến tháng 6 năm 2017, có khoảng 45.000 cửa hàng đặt tại hơn 100 quốc gia. Hơn một nửa số cửa hàng được đặt tại Hoa Kỳ. Subway thu phí bản quyền định kỳ và phí nhượng quyền trả trước từ các nhà khai thác cửa hàng độc lập.

18. Freemium

Phiên bản cơ bản được tặng miễn phí với hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng trả tiền cho phiên bản cao cấp. Việc cung cấp miễn phí có thể thu hút lượng khách hàng cao nhất có thể cho công ty. Một số lượng ít hơn ‘khách hàng trả tiền’ tạo ra doanh thu tài trợ cho việc cung cấp miễn phí.

SlideShare: Sau khi được LinkedIn mua lại vào năm 2012, Slideshare chuyển hóa từ Freemium sang mô hình Miễn phí. Trong mô hình Freemium, quảng cáo đã được hiển thị, với tùy chọn người dùng đăng ký các loại tài khoản PRO khác nhau với phí hàng tháng là $ 19 hoặc $ 49.

19. From Push-to-pull:

Từ đẩy sang kéo

Mô hình này mô tả chiến lược của một công ty để phân cấp và do đó thêm tính linh hoạt để tập trung hơn vào khách hàng. Để đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt các nhu cầu của khách hàng, bất kỳ phần nào của chuỗi giá trị bao gồm sản xuất hoặc thậm chí nghiên cứu và phát triển đều tham gia.

Toyota: Hệ thống sản xuất của Toyota sản xuất theo nhu cầu, hàng tồn kho nội bộ được giảm đến mức tối thiểu. Sự ra đời của Hệ thống sản xuất Toyota buộc công ty phải tổ chức lại toàn bộ chuỗi giá trị của mình theo cách giảm  lãng phí và chi phí, đồng thời duy trì sự tập trung vào khách hàng.

20. Guaranteed Availability:

Đảm bảo có sẵn

Trong mô hình này, tính sẵn có của một sản phẩm hoặc dịch vụ được đảm bảo, dẫn đến thời gian chết gần như bằng không. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, giúp giảm thiểu tổn thất do thời gian chết. Công ty sử dụng chuyên môn và lợi thế quy mô để giảm chi phí hoạt động và đạt được các mức độ sẵn có này.

Netflix: Do tính chất kỹ thuật số Netflix thì có sẵn 24/7, cho phép nó mở rộng quy mô cơ sở người dùng một cách nhanh chóng.

21. Hidden Revenue:

Doanh thu ẩn

Quan điểm người dùng trả tiền trực tiếp cho doanh nghiệp không còn nữa. Thay vào đó, nguồn doanh thu chính đến từ bên thứ ba, nơi cung cấp tài chính chéo cho dù cung cấp miễn phí hay giá rẻ đều thu hút người dùng. Một trường hợp rất phổ biến của mô hình này là tài trợ thông qua quảng cáo, nơi thu hút khách hàng. Khái niệm này tạo điều kiện cho ý tưởng “tách biệt giữa doanh thu và khách hàng”.

SlideShare: SlideShare được LinkedIn mua lại vào năm 2012. Sau đó, nó bắt đầu mang đến cho các nhà quảng cáo cơ hội chạy Quảng cáo nội dung, cho phép họ tiếp cận đối tượng mục tiêu trên LinkedIn.

22. Ingredient Branding:

Hợp tác thương hiệu

Hợp tác thương hiệu mô tả lựa chọn cụ thể của một thành phần, thương hiệu từ một nhà cung cấp cụ thể, sẽ được đưa vào trong một sản phẩm khác. Sản phẩm này bổ sung thêm thương  hiệu hợp tác và quảng cáo với các sản phẩm hợp tác thương hiệu, cộng thêm giá trị cho khách hàng. Việc này giúp gia tăng sự hấp dẫn của sản phẩm cuối cùng.

Microsoft: Microsoft nổi tiếng với phần mềm hệ điều hành máy tính cá nhân và là thương hiệu được biết đến rộng rãi. Do đó, trên các máy tính dùng hệ điều hành Microsoft thì có nhãn hiệu để báo hiệu cho khách hàng biết phần mềm nào đang cài đặt. Điều này rất quan trọng vì hệ điều hành đối với nhiều khách hàng cũng quan trọng như thông số kỹ thuật thực tế của thiết bị.

23. Integrator: Nhà tích hợp

Một nhà tích hợp kiềm soát phần quan trọng trong quy trình tạo giá trị. Mức đô hiệu quả cao, lợi thế quy mô và sự phụ thuộc thấp hơn từ các nhà cung cấp dẫn đến chi phí giảm và làm tăng sự ổn định của việc tạo ra giá trị.

Amazon Store: Đối với các sản phẩm được bán trực tiếp bởi Amazon trong cửa hàng trực tuyến của mình, Amazon kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị bắt đầu từ thời điểm sản xuất thành phẩm. Các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng cho phép công ty xác định giá cả và tính sẵn có trong cửa hàng của mình và cũng cho phép quảng bá ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu riêng với tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

24. Layer Player:

Chuyên biệt

Công ty tập trung vào việc cung cấp  giá trị chuyên biệt cho các chuỗi giá trị khác nhau. Giá trị này cung cấp cho một loạt các thị trường và ngành công nghiệp khác nhau. Công ty được hưởng lợi từ lợi thế quy mô và sản xuất hiệu quả. Hơn nữa, công ty có năng lực chuyên môn đặc biệt dẫn đến quá trình chất lượng cao hơn.

Intel: Intel tập trung nỗ lực hoàn toàn vào chip bán dẫn và là nhà cung cấp hàng đầu thị trường cho các công ty điện tử. Các khách hàng của Intel sử dụng bộ xử lý của họ trong các sản phẩm của riêng họ như điện thoại và máy tính và bán chúng cho khách hàng cuối cùng.

25. Leverage Customer Data:

Tận dụng dữ liệu khách hàng

Giá trị mới được tạo ra bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng và chuẩn bị nó theo những cách có lợi cho việc sử dụng nội bộ hoặc các bên thứ ba quan tâm.Doanh thu được tạo ra bằng cách bán dữ liệu này trực tiếp cho người khác hoặc tận dụng nó cho mục đích riêng, tức là, để tăng hiệu quả của quảng cáo.

YouTube: Dữ liệu được thu thập qua YouTube được chia sẻ với Alphabet / Google và ngược lại. Điều này cải thiện hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của công ty hoặc bên thứ ba.

mẫu mô hình kinh doanh tận dung dữ liệu khách hàngmẫu mô hình kinh doanh tận dung dữ liệu khách hàng

26. License:

Cấp phép

Tài sản trí tuệ được cấp phép cho các nhà sản xuất khác. Do đó, mô hình này không dựa vào việc hiện thực hóa và sử dụng kiến ​​thức dưới dạng sản phẩm, mà cố gắng biến những hàng hóa vô hình này thành tiền. Điều này cho phép một công ty tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Nó cũng cho phép cung cấp kiến ​​thức, nếu không sẽ không được sử dụng và có khả năng có giá trị đối với bên thứ ba.

Ford: Ford sử dụng logo hình bầu dục màu xanh biểu tượng của mình để cấp phép sử dụng cho các lĩnh vực sản phẩm khác ngoài ô tô và đã tạo ra một doanh thu đáng kể trong lĩnh vực này. Giấy phép bao gồm các danh mục như cửa hàng hậu mãi, đại lý, hàng hóa, đồ chơi hoặc trò chơi video. Tuy nhiên, ý định đằng sau nó không chỉ là tạo thêm doanh thu mà còn mở rộng phạm vi của thương hiệu và còn mang lại thương hiệu nơi người tiêu dùng là (ví dụ: cửa hàng tiện lợi).

27. Lock-in:

Khóa

Khách hàng bị khóa trong dãy sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp. Nếu khách hàng muốn sử dụng một nhà cung cấp khác sẽ  phát sinh chi phí chuyển đổi đáng kể. Mô hình này giúp bảo vệ công ty khỏi mất khách hàng.Việc khóa này được tạo ra bởi các cơ chế công nghệ hoặc sự phụ thuộc đáng kể của sản phẩm hoặc dịch vụ.

LinkedIn: LinkedIn có một số cơ chế để giữ liên lạc và trao đổi giữa những người dùng trên nền tảng của họ. Một ví dụ là không thể gửi địa chỉ email trong các yêu cầu liên hệ ban đầu cho người dùng miễn phí. Ngoài ra, giá trị nền tảng cho người dùng cá nhân tăng lên cùng với mạng của nó, tăng rào cản chuyển sang mạng khác.

28. Long Tail:

Đuôi dài

Thay vì tập trung vào các sản phẩm bán chạy, phần lớn doanh thu chính được tạo ra thông qua một “đuôi dài” của các sản phẩm ngách. Nhu cầu về các sản phẩm này không cao nhưng có  lợi nhuận cao. 

YouTube: 10.113 video trên YouTube đã tạo ra hơn 1 tỷ lượt xem. Nhưng có hơn 5 tỷ lượt xem các video khác mà rất nhiều trong số đó chỉ được xem ít lần.

29. Make More Of It:

Tận dụng thêm

Bí quyết và các tài sản có sẵn có khác trong công ty không chỉ được sử dụng để xây dựng các sản phẩm của riêng họ, mà còn được cung cấp cho các công ty khác. Do đó, tài nguyên dư này được sử dụng để tạo thêm doanh thu bên cạnh những nguồn được tạo trực tiếp từ giải pháp giá trị cốt lõi của công ty.

Dịch vụ web của Amazon: Amazon với các khoản đầu tư lớn vào máy chủ, bắt nguồn từ tài sản chính của họ, nền tảng thương mại điện tử Amazon.com, cung cấp các tài nguyên này cho các bên thứ ba. Khách hàng từ hơn 190 quốc gia sử dụng Dịch vụ web của Amazon cho điện toán đám mây và các dịch vụ liên quan.

30. Mass Customization:

Tùy chỉnh hàng loạt

Tùy chỉnh sản phẩm thông qua sản xuất hàng loạt dường như rất khó thực hiện. Tuy nhiên cách tiếp cận của các sản phẩm mô-đun và hệ thống sản xuất đã cho phép cá nhân hóa sản phẩm hiệu quả. Kết quả là, nhu cầu của khách hàng cá nhân có thể được đáp ứng trong hoàn cảnh sản xuất hàng loạt và với giá cả cạnh tranh.

Dell: Trong mô hình bán hàng trực tiếp máy tính cá nhân của họ, Dell đã xác định trước các bộ phận của máy tính có thể được cá nhân hóa/ cấu hình và sau đó đẩy các tùy chọn/ cấu hình được xác định trước của sản phẩm cho khách hàng. Sau đó, khách hàng có thể cá nhân hóa sản phẩm của họ bằng cách chọn một trong những tùy chọn đó. Điều này cho phép công ty cho phép mọi khách hàng cá nhân hóa máy tính của họ nhưng hạn chế tác động đến chuỗi cung ứng bằng cách xác định trước các lựa chọn có thể.

31. No Frills:

Cơ bản

Cung cấp các giá trị cơ bản nhất có thể. Tiết kiệm chi phí được chia sẻ với khách hàng, thường dẫn đến nhóm khách hàng có sức mua thấp hơn hoặc sẵn sàng mua.

Thiết kế cửa hàng H & M: đơn giản và được chuẩn hóa trên tất cả các cửa hàng. Quần áo được đặt trên giá đỡ đơn giản và kệ. Nhân viên có mặt, tuy nhiên không có nghĩa là để hỗ trợ khách hàng trong trải nghiệm mua hàng của họ mà là để nạp thêm giá đỡ và kệ.

32. Open Business Model:

Mô hình kinh doanh mở

Trong các mô hình kinh doanh mở, sự hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái trở thành một nguồn tạo ra giá trị trung tâm. Các công ty theo đuổi mô hình kinh doanh mở tích cực tìm kiếm những cách thức mới để làm việc cùng với các nhà cung cấp, khách hàng hoặc người bổ sung để mở và mở rộng kinh doanh.

Valve Corporation: Ngoài việc tạo ra một số trò chơi đạt giải thưởng cao, Valve còn là nhà phát triển các công nghệ hàng đầu bao gồm công cụ trò chơi Source và Steam, nền tảng trò chơi trực tuyến hàng đầu. Valve cho phép các nhà phát triển trò chơi từ khắp nơi trên thế giới xuất bản trò chơi của họ trên nền tảng Steam, để đổi lấy 10 đến 40 phần trăm doanh thu.

33. Open Source:

Nguồn mở

Trong công nghệ phần mềm, mã nguồn của sản phẩm phần mềm không được giữ độc quyền, nhưng có thể truy cập miễn phí cho bất kỳ ai. Điều này có thể được áp dụng cho bất kỳ công nghệ nào, bất kỳ sản phẩm nào.Những người khác có thể đóng góp cho sản phẩm, nhưng cũng sử dụng nó miễn phí như một người dùng riêng. Tiền thường kiếm được từ dịch vũ bổ sung, chẳng hạn như tư vấn và hỗ trợ.

Google: Google đã thiết lập một cổng thông tin riêng cho các dự án nguồn mở. Điều này cho phép các bên thứ 3 sử dụng và phát triển hơn nữa các công nghệ của Google. Một tính năng quan trọng là cộng đồng, cho phép thảo luận xung quanh các dự án nguồn mở và cộng tác về sự phát triển của chúng. Các dự án bao gồm từ các ứng dụng cho hệ điều hành điện thoại thông minh Android của họ cho đến các công cụ web và công nghệ khoa học máy tính khác nhau.

34. Orchestrator:

Điều phối dàn nhạc

Trong mô hình này, công ty tập trung vào các năng lực cốt lõi trong chuỗi giá trị. Các phân khúc chuỗi giá trị khác được thuê ngoài và phối hợp tích cực.Điều này cho phép công ty giảm chi phí và lợi ích từ quy mô kinh tế của nhà cung cấp.Hơn nữa, tập trung vào năng lực cốt lõi có thể tăng hiệu suất.

Nike: Năng lực cốt lõi của Nike nằm ở khâu thiết kế và tiếp thị trang phục thể thao. Do đó, nó tập trung vào các bước này trong chuỗi giá trị. Sản phẩm được gia công tại các khu vực chi phí thấp ví dụ như Đông Nam Á.

35. Pay Per Use:

Trả theo mức độ sử dụng

Trong mô hình này, việc sử dụng thực tế của một dịch vụ hoặc sản phẩm được đo lường. Khách hàng thanh toán trên cơ sở những gì họ tiêu thụ. Công ty có thể thu hút những khách hàng muốn hưởng lợi từ các giá trị bổ sung, có thể được định giá cao hơn.

Google: Sản phẩm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google cho phép khách hàng đặt ngân sách cho một khoảng thời gian nhất định sau đó được sử dụng để hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, khách hàng chỉ thanh toán khi tìm kiếm thực tế và hiển thị quảng cáo của họ, dẫn đến mô hình thanh toán dựa trên kết quả.

mẫu mô hình kinh doanh trả theo số lần sử dụngmẫu mô hình kinh doanh trả theo số lần sử dụng

36. Pay What You Want:

Tự chọn giá

Người mua trả bất kỳ số tiền mong muốn cho một hàng hóa nhất định, đôi khi thậm chí bằng không.Trong một số trường hợp, giá sàn tối thiểu có thể được đặt và/ hoặc giá đề xuất có thể được chỉ định để dẫn hướng người mua.Khách hàng được phép chọn giá, trong khi người bán được hưởng lợi từ số lượng khách hàng bị thu hút cao hơn, vì sự sẵn sàng trả tiền của cá nhân được đáp ứng. Dựa trên sự tồn tại của các chuẩn mực xã hội và đạo đức, điều này chỉ hiếm khi được sử dụng chủ yếu dùng để thu hút khách hàng mới.

Panera Bread Bakery: Năm 2010 Panera Bread Bakery đã mở những quán cà phê trả tiền đầu tiên mà bạn muốn, những quán cà phê phi lợi nhuận, trong đó mọi món ăn trong thực đơn đều được trả bằng tiền quyên góp. Khái niệm đằng sau điều này là những khách hàng có khả năng chi trả nhiều tiền hơn chi phí cho các bữa ăn, cho phép những khách hàng có thể mua đủ các bữa ăn cũng được hưởng lợi. Những quán cà phê này vẫn mang lại lợi nhuận được tái đầu tư vào các chương trình đào tạo nghề trong các quán cà phê.

37. Peer-to-peer: Ngang hàng

Mô hình này dựa trên sự hợp tác trung gian giữa các cá nhân ngang hàng. Nó thường được viết tắt là P2P. Công ty cung cấp một điểm gặp gỡ, tức là cơ sở dữ liệu và dịch vụ truyền thông trực tuyến kết nối những cá nhân này (có thể bao gồm việc cung cấp các đối tượng cá nhân để cho thuê, cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm).

Pinterest: Trên nền tảng Pinterest, người dùng đến với nhau để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, chủ yếu thông qua hình ảnh. Thông qua các bài viết được ghim, người dùng có thể bày tỏ sự quan tâm của họ và tham gia bỏ phiếu ngang hàng, lần lượt lướt các bài đăng có liên quan nhất đến những người dùng có cùng chí hướng.

38. Performance-based Contracting:

Hợp đồng dựa trên hiệu suất

Giá của sản phẩm không dựa trên giá trị vật lý, mà dựa trên hiệu suất hoặc kết quả có giá trị mà sản phẩm mang lại. Các nhà thầu dựa trên hiệu suất thường tích hợp sâu vào quá trình tạo ra giá trị của khách hàng của họ. Chuyên môn đặc biệt và lợi thế quy mô dẫn đến chi phí sản xuất và bảo trì sản phẩm thấp hơn.

Rolls-Royce: Nhà sản xuất hàng không vũ trụ Rolls-Royce đã gặt hái thành công trong những năm 1980 với mô hình “Năng lượng theo giờ” của họ cho các động cơ máy bay. Khách hàng không phải mua động cơ máy bay mà trả tiền cho năng lượng sử dụng động cơ. Rolls-Royce vẫn sở hữu và bảo trì động cơ. Mô hình này hiện chiếm 70% doanh thu của Rolls-Royce.

39. Razor And Blade:

Dao cạo và lưỡi

Các sản phẩm cơ bản có giá rẻ hoặc miễn phí. Các thành phần tiêu hao cần thiết để sử dụng hoặc vận hành nó, có giá cao và được bán ở mức lợi nhuận cao. Giá sản phẩm ban đầu làm giảm rào cản mua hàng của khách hàng, trong khi doanh số bán hàng định kỳ tiếp theo tài trợ chéo. Thông thường, các sản phẩm này được liên kết về mặt công nghệ với nhau để tăng cường hơn nữa hiệu ứng này.

Nestlé Nespresso: Hệ thống cà phê Nespresso được bảo vệ bởi hơn 100 bằng sáng chế. Điều này cho phép công ty ngăn các đối thủ bán viên nang cà phê tương thích với hệ thống Nespresso tương tự như các công ty máy in. Các máy pha cà phê thường có giá thấp với một lượng lớn viên nang thử nghiệm từ Nespresso. Trong suốt vòng đời của thiết bị, khách hàng thường chi nhiều hơn cho các viên nang cà phê có lợi nhuận cao.

40. Rent Instead Of Buy:

Thuê thay vì mua

Khách hàng không mua sản phẩm mà thay vào đó thuê nó.Điều này làm giảm vốn đầu tư để sử dụng sản phẩm. Công ty tự hưởng lợi từ lợi nhuận cao hơn trên mỗi sản phẩm, vì nó được trả trong suốt thời gian thuê. Cả hai bên đều được hưởng lợi từ hiệu quả sử dụng sản phẩm cao hơn.

Car2Go: Người dùng Car2Go có thể sử dụng bất kỳ chiếc xe nào của công ty với mức phí tính theo phút sau khi đăng ký dịch vụ. Do đó, người dùng không cần mua và sở hữu xe. Công ty được hưởng lợi từ việc sử dụng xe nhiều hơn.

41. Revenue Sharing:

Chia sẻ doanh thu

Công ty chia sẻ doanh thu với các bên liên quan, đối tác hoặc thậm chí là đối thủ. Do đó, trong mô hình kinh doanh này, các đặc tính có lợi được hợp nhất để tạo hiệu ứng cộng sinh trong đó lợi nhuận bổ sung được chia sẻ với các đối tác tham gia vào việc tạo ra giá trị mở rộng.Một bên có thể có được một phần doanh thu từ một bên khác có lợi từ giá trị gia tăng cho cơ sở khách hàng của mình.

Google: Sản phẩm Google AdSense AdSense cho phép nhà xuất bản nhận quảng cáo văn bản, hình ảnh, video hoặc phương tiện truyền thông tương tác tự động trên trang web của mình. Những quảng cáo này được nhắm đến đối tượng mục tiêu cụ thể trên trang web (ví dụ: vị trí và địa lý). Các nhà xuất bản nội dung có thể kiếm doanh thu trên cơ sở mỗi lần nhấp hoặc mỗi lần hiển thị.

42. Reverse Engineering: Kỹ thuật đảo ngược

Mô hình này bắt chước sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, phân tích nó và tạo ra một sản phẩm tương tự hoặc tương thích. Do không cần đầu tư lớn cho R&D nên những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá thấp hơn sản phẩm nguyên thủy.

Bayer: Kỹ thuật đảo ngược thường được sử dụng để giải mã thông số của sản phẩm sáng tạo nào đó. Các thông số này bao gồm thành phần định lượng của sản phẩm, đặc tính trạng thái rắn của thành phần dược phẩm hoạt động và quy trình sản xuất.

43. Reverse Innovation: Cải tiến ngược

Các sản phẩm đơn giản và rẻ tiền, được phát triển trong và cho các thị trường mới nổi, cũng được bán ở các nước công nghiệp.Thuật ngữ ‘đảo ngược’ chỉ quá trình các sản phẩm mới thường được phát triển ở các nước công nghiệp và sau đó được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường mới nổi.

Nokia: Nokia đang quan sát cách khách hàng ở Châu Phi và Ấn Độ sử dụng điện thoại di động và sau đó kết hợp những kiến thức đó cho các sản phẩm mới mà họ giới thiệu ở các thị trường phát triển. Một ví dụ là điện thoại chống bụi và chống ẩm, độ bền cao, đó là một thành công lớn ở các thị trường mới nổi và sau đó lấy cảm hứng từ một phiên bản tương tự cho các thị trường phát triển.

44. Robin Hood

Cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho “người giàu” với mức giá cao hơn nhiều so với “người nghèo”. Do đó, phần lớn lợi nhuận được tạo ra từ cơ sở khách hàng giàu có.Phục vụ “người nghèo” không sinh lãi, nhưng tạo ra quy mô kinh tế, điều mà các nhà cung cấp khác không thể đạt được. Ngoài ra, nó có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh của công ty.

Warby Parker: Warby Parker bắt đầu một sáng kiến “Mua một cặp, tặng một cặp”. Khái niệm này rất đơn giản: Đối với mỗi cặp kính cao cấp được bán cho khách hàng thường xuyên, nó sẽ tặng hoặc cung cấp với giá cực thấp một cặp kính cho một người có nhu cầu ở một nước đang phát triển. Kể từ ngày đầu tiên, nó đã phân phối hơn 4 triệu cặp kính thông qua chương trình này.

45. Self-service:

Tự phục vụ

Khách hàng tham gia một phần vào quá trình tạo ra giá trị để đổi lấy giá thấp hơn của dịch vụ hoặc sản phẩm. Điều này đặc biệt phù hợp với các bước tạo giá trị mà khách hàng cảm nhận tương đối ít, nhưng có chịu chi phí cao. Khách hàng được hưởng lợi từ hiệu quả và tiết kiệm thời gian với chính nỗ lực của họ.

Car2Go: Người dùng có thể định vị và nhận xe ô tô của công ty thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh. Không cần phải đăng ký với một người cho thuê xe trước mỗi lần sử dụng. Sau khi sử dụng, người dùng có thể thả và trả xe trong các khu vực đỗ xe công cộng trong khu vực đô thị được xác định trước. Sau đó, xe được sẵn sàng để cho người dùng tiếp theo sử dụng.

mô hình kinh doanh tự phục vụmô hình kinh doanh tự phục vụ

46. Shop-in-shop:

Cửa hàng trong cửa hàng

Thay vì mở cửa hàng mới, công ty mở một cửa hàng nhỏ trong một cửa hàng của công ty khác (tình huống đôi bên cùng có lợi). Cửa hàng cho thuê được hưởng lợi từ việc thu hút thêm khách hàng mới và doanh thu cho thuê. Cửa hàng giảm chi phí nhờ chia sẻ không gian, địa điểm hoặc lực lượng lao động.

Nestlé Nespresso: Nespresso không chỉ vận hành các cửa hàng riêng mà còn bán trong các cửa hàng liên quan như cửa hàng thiết bị nhà bếp và cửa hàng thực phẩm cao cấp. Điều này cho phép Nespresso mang đến cho khách hàng trải nghiệm tương tự như khách hàng mang lại trong các cửa hàng riêng của họ và duy trì nhận thức cao cấp về thương hiệu.

47. Solution Provider:

Nhà cung cấp giải pháp

Một nhà cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp toàn bộ các sản phẩm và dịch vụ trong một lĩnh vực cụ thể, thông qua một điểm liên lạc duy nhất. Bằng cách trở thành nhà cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh, một công ty có thể mở rộng dịch vụ và thêm nó vào dãy sản phẩm. Ngoài ra, việc liên hệ chặt chẽ với khách hàng cho phép hiểu biết sâu sắc hơn về thói quen và nhu cầu của khách hàng để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ.

Google: Trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến trên các trang web, Google cung cấp cho người tạo nội dung đầy đủ các giải pháp. Điều này bao gồm các phân tích trang web cung cấp dữ liệu, sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hóa quảng cáo trên công cụ tìm kiếm cũng như quảng cáo hiển thị trên chính trang web. Do đó, khách hàng có thể kiếm tiền từ trang web của mình hoàn toàn bằng các sản phẩm của Google.

48. Subscription:

Thuê bao

Khách hàng trả một khoản phí thường xuyên, thường là hàng tháng hoặc hàng năm, để có quyền sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi khách hàng chủ yếu được hưởng lợi từ chi phí sử dụng thấp hơn và tính khả dụng của dịch vụ chung, công ty tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn.

Spotify: Người dùng có quyền truy cập vào tất cả các bài hát trên nền tảng Spotify, với mức phí hàng tháng, khoảng 10 đô la mỗi tháng. Điều này cho phép người dùng truy cập vào thư viện bất cứ lúc nào và không có bất kỳ giới hạn nào.

49. Supermarket:

Siêu thị

Một công ty bán nhiều loại sản phẩm và phụ kiện. Đa dạng về sản phẩm lớn nhưng giá được giữ ở mức thấp.Nhiều khách hàng bị thu hút do tính đa dạng về sản phẩm  trong khi đó lợi thế quy mô sẽ giúp công ty gia tăng cạnh tranh.

H&M: H & M không chỉ bán quần áo mà còn mở rộng trong các lĩnh vực phụ kiện và giày dép. Quần áo đa dạng từ loại nghiêm chỉnh đến đơn giản, giải trí. Do đó, H & M có một dãy sản phẩn toàn diện, cho phép khách hàng mua toàn bộ trang phục tại một cửa hàng.

50. Target The Poor:

Nhắm Người nghèo

Sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp không nhắm đến khách hàng cao cấp, mà thay vào đó, khách hàng có thu nhập thấp. Khách hàng có sức mua thấp hơn được hưởng lợi từ các sản phẩm giá cả phải chăng.Công ty tạo ra lợi nhuận nhỏ với mỗi sản phẩm được bán, nhưng lợi ích từ số lượng bán hàng cao hơn thường đi kèm với quy mô khách hàng.

HomeBuy: HomeBuy nhắm đến những người không thể tự mình kiếm được vốn để mua nhà. Bằng cách đặt ra các điều kiện để chỉ những công dân có thu nhập thấp mới có thể sử dụng chương trình, chính phủ đảm bảo rằng các khoản trợ cấp của họ sẽ đến đúng người.

51. Trash-to-cash: Thùng rác thành tiền mặt

Các sản phẩm đã qua sử dụng được thu thập và được bán ở các nơi khác trên thế giới hoặc chuyển thành các sản phẩm mới. Lợi nhuận dựa trên giá mua thấp hoặc miễn phí. Chi phí của công ty rất thấp. Điều này cũng nâng cao nhận thức môi trường của khách hàng.

Freitag lab.ag: Đề xuất bán hàng độc đáo của Freitag nam là tất cả các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế mà trước đây sử dụng với mục đích khác. Một ví dụ là ba lô, túi xách và assecoires được làm từ vỏ xe tải đã qua sử dụng, với dây đai từ dây an toàn cũ.

52. Two-sided Market:

Thị trường hai mặt

Một thị trường hai mặt tạo điều kiện cho sự tương tác giữa nhiều nhóm khách hàng phụ thuộc lẫn nhau. Giá trị của nền tảng tăng lên khi có nhiều nhóm hơn hoặc càng nhiều thành viên riêng lẻ của mỗi nhóm sử dụng nó. Hai bên thường đến từ các nhóm khác nhau, ví dụ, các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích tư nhân.

YouTube: Nền tảng YouTube YouTube dùng cho nhiều nhóm có liên quan: Người dùng, người tạo, chủ bản quyền của video âm nhạc và nội dung có bản quyền và nhà quảng cáo. Cân bằng nhu cầu của các bên liên quan trong hệ sinh thái hoặc thị trường đa diện này là một thách thức chính đối với YouTube.

53. Ultimate Luxury: Sang trọng cuối cùng

Mô hình này mô tả chiến lược của một công ty tập trung vào phía trên của kim tự tháp nhu cầu Maslow.Điều này cho phép một công ty phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với những người khác. Các tiêu chuẩn cao về chất lượng hoặc đặc quyền độc quyền là trọng tâm chính để thu hút các loại khách hàng này. Các khoản đầu tư cần thiết cho những khác biệt này được đáp ứng bởi mức giá tương đối cao có thể đạt được, thường cho phép tỷ suất lợi nhuận rất cao.

Rolls-Royce: Năm 2016, Rolls-Royce chỉ bán được tổng cộng khoảng 4.000 xe. Số lượng sản xuất thấp này phản ánh tỷ suất lợi nhuận rất cao và với mức giá trung bình rất cao khoảng 600.000 USD. Các khách hàng bị thu hút bởi chất lượng cực kỳ cao và thương hiệu độc quyền. Một cuộc khảo sát tiếp thị vào năm 1987 cho thấy chỉ có Coca-Cola là một thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn Rolls-Royce.

54. User Designed:

Người dùng thiết kế

Trong mô hình này khách hàng vừa là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ví dụ, một nền tảng trực tuyến cung cấp cho khách hàng sự hỗ trợ cần thiết để thiết kế và bán sản phẩm, ví dụ: phần mềm thiết kế sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoặc cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm. Khách hàng được hưởng lợi từ hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh mà không cần phải có cơ sở hạ tầng cần thiết.

YouTube: Nền tảng YouTube cho phép người sáng tạo và thương hiệu tải lên video của họ. Năm 2018, tổng cộng 300 giờ video đã được tải lên YouTube mỗi phút.

55. Whitelabel:

Nhãn trắng

Một nhà sản xuất nhãn trắng cho phép các công ty khác phân phối hàng hóa của mình dưới nhãn hiệu riêng của họ. Bằng cách này, các phân khúc khách hàng khác nhau có thể được thỏa mãn với cùng một sản phẩm.

Google: Google cung cấp phiên bản tùy biến của công cụ tìm kiếm để khách hàng đưa lên trang web hoặc blog của họ. Điều này cho phép các trang web sử dụng thuật toán tìm kiếm Google trên các nội dung của họ và cung cấp cho khách truy cập một cách nhanh chóng để tìm kiếm thông qua nội dung của các trang web cụ thể. Chủ sở hữu trang web có thể chọn những trang mà động cơ hiển thị và ưu tiên thứ tự của nó.

Case study về một mô hình kinh doanh cụ thể ở Việt Nam

mô hình kinh doanh bánh trung thu kinh đômô hình kinh doanh bánh trung thu kinh đô

Kinh Đô là một ông lớn trong thị trường bánh trung thu ở Việt Nam, vậy có bao giờ bạn thắc mắc mô hình kinh doanh của Kinh Đô là gì không?

Ngay từ đầu Kinh Đô đã xác định rất rõ 2 phân khúc khách hàng mục tiêu mà mình nhắm tới: Khách hàng mua bánh để ăn, để tặng; những người kinh doanh bánh. Với mỗi một phân phân khúc như vậy thì họ có các việc cần làm khác nhau.

Đối với phân khúc người tiêu dùng thì họ quan tâm đến thương hiệu, nhiều lựa chọn, giá cả hợp lý, thuận tiện là yếu tố quan trọng.

Đối với phân khúc người kinh doanh bánh thì quan trọng nhất là dễ kiếm tiền, tốn ít công sức và không rủi ro.

Để có thể đáp ứng cả 2 phân khúc trên, Kinh Đô đã tăng độ nhận diện thương hiệu, độ phủ và tăng thêm nhiều quầy bánh. Kinh Đô thuê trước các vỉa hè từ phường xã, set up sẵn quầy bánh còn người kinh doanh chỉ có việc thuê lại cái vỉa hè đấy từ Kinh Đô rồi lấy bánh của Kinh đô mà bán, bán không hết thì trả lại Kinh Đô và thế là Kinh Đô có một đội ngũ bán hàng không cần phải trả lương. Ngoài nguồn doanh thu từ bán bánh, thì Kinh Đô còn có một nguồn doanh thu khác từ việc cho những người kinh doanh thuê lại chỗ để kinh doanh.

Như vậy thì Kinh Đô đâu chỉ có kinh doanh bánh, mà còn là một đại gia kinh doanh vỉa hè số 1 Việt Nam. Thuê và cho người khác thuê lại vỉa hè để bán sản phẩm của mình!

Tham khảo thêm: Mô hình kinh doanh của Vietjet Air

Case study mô hình kinh doanh nước ngoài

Tóm lượt các ý chính

  • Kết hợp các thành phần trong một mô hình kinh doanh, chúng ta mới có được một mô hình kinh doanh độc đáo, khó sao chép, đó là khi lợi thế cạnh tranh được tạo ra.

  • Mô hình kinh doanh không phải là kế hoạch kinh doanh hay chỉ đơn thuần là mô hình doanh thu.

  • Mô hình kinh doanh là một hành trình khám phá liên tục. Nó không bao giờ kết thúc. Khi một công ty mở rộng quy mô, toàn bộ mô hình kinh doanh sẽ thay đổi và câu hỏi liệu nó có bền vững cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo và khả năng mở rộng như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ.

  • Không có một mô hình kinh doanh đúng hay sai, có thể trong bối cảnh này nó là một mô hình hái ra tiền, nhưng với bối cảnh khác thì nó có thể không còn phù hợp nữa. Mô hình kinh doanh gắn với Tầm nhìn của những người sáng lập hoặc những người đã đưa doanh nghiệp đi từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo, nó ảnh hưởng đến tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.

 

Gợi ý cho bạn