Mô hình kinh doanh: Thành phần, Hướng dẫn tạo lập
Mô hình kinh doanh được xem như là kim chỉ nam của mỗi một công ty hay bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước khi bắt đầu kinh doanh, các nhà sáng lập phải tự tìm cho mình một mô hình nhất định, thích hợp để công ty thực hiện theo.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh, tầm quan trọng cũng như là cách làm thế nào để mô hình kinh doanh của mình được khác biệt.
1. Thế nào là mô hình kinh doanh?
Mô hình kinh doanh có thể được hiểu đơn giản là một khuôn mẫu mà dựa vào đó để công ty tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Nhìn chung, mô hình kinh doanh chắt lọc những tiềm năng của một tổ chức theo bản chất của nó, cung cấp một khuôn khổ để thành công và vượt qua các thách thức khác.
Khái niệm mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là tất cả những hướng đi của chủ doanh nghiệp đề ra để phát triển theo nó ví dụ như: khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, tài nguyên chính, luồng doanh thu,… Từ đó để mọi thành viên trong công ty sẽ cùng chung một suy nghĩ, mục đích và chung một hành động để đưa công ty ngày một lớn mạnh hơn rất nhiều.
2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Bởi nó xác định được vị trí của công ty trên thị trường và vạch ra những việc phải thực hiện để đạt được điều đó. Nó được ví như là DNA của Doanh nghiệp và nó định hướng được sự thành công cho công ty trong tương lai.
Việc triển khai và thực hiện một mô hình kinh doanh nào đó cũng buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ sâu sắc và quyết định khó khăn.
Một công ty mới thành lập thì việc đầu tiên là phải tạo ra mô hình kinh doanh riêng cho doanh nghiệp của họ, nhất là những công ty chuẩn bị tiến vào thị trường mới. Nó rất hữu ích để đánh giá tiềm năng của một dòng sản phẩm mới hoặc chiến lược liên doanh và làm thế nào để nó có giá trị ở thị trường hiện tại.
Một mô hình kinh doanh vững chắc làm các công ty và thương hiệu phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đang làm việc, thời gian và tài nguyên họ tiêu thụ.
Xây dựng mô hình kinh doanh cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo suy nghĩ từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là hiểu rõ hơn về những gì quan trọng đối với khách hàng và làm thế nào để cung cấp tốt nhất giá trị thực cho họ.
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với doanh nghiệp
3. Thành phần chính của mô hình kinh doanh
Mỗi công ty nên viết ra cách tiếp cận cơ bản để tiếp thị và làm thế nào để tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng, nhân viên và thậm chí là đối tác. Đây là lý do tại sao các mô hình kinh doanh thường bao gồm thông tin về khách hàng mục tiêu, thị trường, sức mạnh và thách thức của tổ chức, các yếu tố thiết yếu của sản phẩm và cách thức bán sản phẩm. Mô hình kinh doanh là cách nhanh nhất để nắm bắt và truyền đạt các yếu tố này trong một công ty.
Dưới đây là danh sách chi tiết các thành phần được tìm thấy trong hầu hết các mô hình kinh doanh:
-
Vấn đề: Pain Point (nỗi đau của khách hàng) là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải.
-
Giải pháp: Cách công ty dự định đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hay còn gọi là sản phẩm).
-
Tài nguyên chính: Tài sản vật chất, trí tuệ, con người và tài chính tại công ty.
-
Phân khúc khách hàng: Khách hàng mục tiêu là ai?
-
Đề xuất giá trị duy nhất: Tại sao khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của công ty?
-
Bối cảnh cạnh tranh: Khách hàng có thể sử dụng những lựa chọn thay thế nào?
-
Lợi thế cạnh tranh: Đặc điểm không dễ dàng sao chép hoặc mua ở nơi khác.
-
Kênh bán hàng: Công ty sẽ tiếp cận khách hàng như thế nào.
-
Luồng doanh thu: Cách công ty tạo thu nhập.
-
Mô hình doanh thu: Cách tạo lợi nhuận của công ty.
-
Đối tác chính: Đối tác và nhà cung cấp thiết yếu cho doanh nghiệp.
-
Cấu trúc chi phí: Chi phí của công ty là gì và điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.
-
KPI chính: Cách công ty đo lường thành công.
Tùy thuộc vào sự trưởng thành của công ty và sản phẩm cung cấp, mô hình kinh doanh thực tế được tạo ra có thể không quá phức tạp hoặc giải quyết chi tiết từng thành phần. Mục tiêu là đưa ra một tầm nhìn chiến lược và mạnh mẽ, đánh giá khách quan những gì có thể và những thách thức nào sẽ phải đối mặt trong một hình thức tóm tắt.
> Thương hiệu đóng góp rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận tư vấn thương hiệu ngay từ các chuyên gia thương hiệu của Sao Kim để khởi đầu mạnh mẽ hơn.
4. Cách tạo một mô hình kinh doanh khác biệt
Chừng nào kinh doanh còn tồn tại thì công ty phải sử dụng các công cụ khác nhau để thiết lập chiến lược và xem xét các cơ hội trong tương lai. Trong những năm qua, sự phổ biến của một số khuôn khổ có sự biến động. Sau đây là một số ít các khung và phương pháp phổ biến nhất được sử dụng ngày nay.
4.1. Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một tài liệu tĩnh mô tả vấn đề, cơ hội và giải pháp của công ty trong bối cảnh dự báo từ 2 đến 5 năm về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Nó thường là một tệp văn bản mô tả nhiều hơn đáng kể so với những gì trong một mô hình kinh doanh hợp lý.
Tham khảo: Mẫu Kế hoạch kinh doanh (cho Startup)
4.2. Ma trận thị phần tăng trưởng
Ma trận thị phần tăng trưởng bao gồm ma trận danh mục sản phẩm, Boston Box và ma trận BCG. Nó được tạo ra vào năm 1970 bởi Bruce D. Henderson, người sáng lập Tập đoàn tư vấn Boston.
Ma trận thị phần tăng trưởng có bốn góc phần tư dựa vào sự tăng trưởng thị trường và thị những thị phần có liên quan. Nó được thiết kế để giúp các công ty xem xét danh mục sản phẩm và tìm cơ hội tăng trưởng. Nó cũng nhấn mạnh những sản phẩm mà các công ty nên ngừng đầu tư vào.
Ma trận BCG
4.3. Đường tăng trưởng
Mô hình 3 đường tăng trưởng được phát triển bởi công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company.
-
Đường thứ #1: Đại diện cho duy trì và bảo vệ phần cốt lõi của doanh nghiệp, nơi cung cấp lợi nhuận cao nhất.
-
Đường thứ #2: Đại diện cho các cơ hội mới nổi có tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng có thể cần đầu tư đáng kể.
-
Đường thứ #3: đại diện cho ý tưởng cho sự phát triển trong tương lai, chẳng hạn như các dự án nghiên cứu. Các công ty có thể sử dụng tất cả ba đường để quản lý đồng thời các cơ hội hiện tại và tương lai để phát triển.
4.4. Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter
Mô hình này được thiết kế để giúp các công ty phân tích bối cảnh cạnh tranh cho dịch vụ hoặc sản phẩm. Khái niệm Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter được giới thiệu lần đầu tiên bởi giáo sư Harvard Michael E. Porter vào năm 1979.
Không giống với các mô hình kinh doanh khác, nó tập trung rõ ràng vào lợi nhuận của một doanh nghiệp được nhìn qua lăng kính của các mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh (cả mới và cũ) và sức mạnh mặc cả của khách hàng và nhà cung cấp.
5 Yếu tố cạnh tranh của Porter
4.5. Mô hình doanh thu
Một mô hình doanh thu mô tả cách một công ty bán sản phẩm hoặc tạo doanh thu.
Ví dụ về các mô hình doanh thu bao gồm đăng ký, trả tiền cho mỗi lần sử dụng, dựa trên quảng cáo, nhượng quyền thương mại,…
Một mô hình doanh thu không chứa các yếu tố khác theo truyền thống có trong một mô hình kinh doanh, chẳng hạn như bối cảnh cạnh tranh hoặc vấn đề của khách hàng (pain point).
4.6. Mô hình SWOT
SWOT là từ viết tắt của Điểm mạnh (Strength), Điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), Thách thức (threats).
Ma trận sử dụng cả yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (cơ hội và mối thách thức) để xác định giá trị của một cơ hội hoặc mục tiêu đã xác định.
Mô hình SWOT không dành riêng cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức nào mà là để thực hiện phân tích doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ…
> Đọc ngay: Mẫu Lập kế hoạch Kinh doanh cho Startup
5. Ví dụ – Mô hình kinh doanh Canvas – Business Model Canvas (BMC)
Mô hình kinh doanh Canvas có tên tiếng anh là Business Model Canvas – một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur.
Mục đích chính của mô hình này là hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động kinh doanh bằng việc minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng. Tính đến thời điểm hiện nay thì mô hình này đã gây được tiếng vang rất lớn và được nhiều CEO cũng như nhiều nhà khởi nghiệp trẻ đón nhận nhiệt liệt.
Một số công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, P&G cũng đang áp dụng mô hình Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những tăng trưởng mới cho công ty của họ. Mô hình kinh doanh Canvas gồm 9 yếu tố chính:
-
Phân khúc khách hàng chính của ý tưởng/dự án của bạn muốn hướng tới là ai?
-
Mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng/dự án kinh doanh mang lại cho khách hàng là gì?
-
Sử dụng kênh kênh phân phối và truyền thông nào để công chúng biết đến sản phẩm dịch vụ của bạn?
-
Thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng như thế nào?
-
Doanh thu dự kiến từ nguồn nào?
-
Nguồn lực chính của ý tưởng/dự án là gì?
-
Hoạt động chính của ý tưởng/dự án kinh doanh của bạn là gì?
-
Đối tác chính trong ý tưởng/dự án của bạn là ai?
-
Cơ cấu chi phí của ý tưởng/dự án như thế nào?
Mô hình kinh doanh Canvas
Sở dĩ mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vào việc xây dựng chiến lược phát triển công ty là vì:
-
Tính tập trung: Mô hình kinh doanh Canvas thường tập trung vào nội dung, chiến lược của công ty hơn là những mô hình truyền thống khác. Điều này thúc đẩy công việc kinh doanh của họ nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
-
Tính linh hoạt: Mô hình này khá dễ dàng để chỉnh sửa từ góc độ lập kế hoạch cho đến quá trình triển khai vì mọi thứ đều nằm trên 1 trang giấy.
-
Tính rõ ràng: Rõ ràng là so với một bản kế hoạch vài chục cho đến vài trăm trang thì một bản kinh doanh chỉ 1 trang giấy sẽ mất ít thời gian hơn để đọc và hiểu nó, đồng nghiệp cũng sẽ vì thế mà dễ dàng tiếp nhận tầm nhìn của công ty hơn.
Đọc thêm:
- Mô hình kinh doanh Canvas để hiểu rõ hơn cách sử dụng mô hình này
- Quy trình ra mắt thương hiệu ấn tượng
Phác thảo một mô hình kinh doanh là một phần của việc thiết lập chiến lược kinh doanh có ý nghĩa. Nó đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc về các giả định cốt lõi xung quanh việc một công ty sẽ tạo ra giá trị như thế nào, nhóm sẽ làm việc ra sao để đạt được mục tiêu của mình. Và vì định dạng tóm tắt, nó đòi hỏi phải chắt lọc những ý tưởng cốt lõi về tương lai của doanh nghiệp với bản chất của mô hình kinh doanh.
Sao Kim Branding sau nhiều năm hoạt động và đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, chúng tôi cho ra đời một số gói dịch vụ phù hợp với nhiều nhu cầu xây dựng thương hiệu và Marketing và gửi đến bạn, xem ngay chi tiết chương trình:
Các gói dịch vụ sẵn có:
- BRANDCARE – Giải pháp xây dựng thương hiệu toàn diện từ chiến lược đến thực thi
- CORPORATE ID – Xây dựng thương hiệu tại mọi điểm tiếp xúc
- BUSINESS ID – Tạo hiện diện chuyên nghiệp với nhận diện thương hiệu
- SME BRANDING – Doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu lớn
- DIGITAL BRANDING – Xây dựng thương hiệu trên môi trường số
- MARKETING KIT – Bộ công cụ truyền thông và bán hàng hiệu quả
- WINNING PACKAGING – Giải pháp thiết kế bao bì nhãn mác để chiến thắng trên thị trường
- BRANDCOM – Gấp đôi hiệu quả truyền thông và tiết kiệm trên 30% ngân sách
- CONTENT MARKETING – Tiếp thị nội dung đa kênh giúp tăng doanh thu
Xem thêm các bài viết liên quan:
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #MoHinhKinhDoanh #BusinessModel