Mô hình SWOT là gì? Phân tích & xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả – JobsGO Blog

Đánh giá post

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng mô hình SWOT để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nó một cách hiệu quả. Vậy mô hình SWOT là gì? Khi tìm hiểu về nó bạn cần nắm được những thông tin nào? Cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời nhé!

1. Tìm hiểu chung về mô hình SWOT

SWOT là gì?

SWOT được ghép từ các chữ cái trong các từ tiếng Anh sau: S – Strength, W – Weaknesses, O – Opportunitiesvà T – Threats. Nó là thuật ngữ được dùng để chỉ đến mô hình phân tích tình hình kinh doanh.

Sử dụng SWOT giúp doanh nghiệp có thể phân tích về hình hình cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường hiện nay. Các cá nhân cũng có thể dùng nó để phân tích bản thân, từ đó xây dựng lên những kế hoạch hiệu quả cho tương lai.

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là gì? Các bạn có thể hiện đơn giản về mô hình SWOT chính là đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, kết hợp cùng với yếu tố bên ngoài để phân tích thời cơ, thách thức cho công ty khi muốn đầu tư, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào hiện nay.

mô hình swot là gì

Mô hình SWOT gồm những gì?

Mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố sau:

  • Strengths (Điểm mạnh).
  • Weaknesses (Điểm yếu).
  • Opportunities (Cơ hội).
  • Threats (Thách thức).

Trong đó:

  • Điểm mạnh, điểm yếu chính là yếu tố về mặt nội bộ của doanh nghiệp.
  • Còn cơ hội, thách thức là các yếu tố về thị trường, xã hội, chính trị bên ngoài.

Nguồn gốc hình thành mô hình SWOT

Trong khoảng thập niên 60 – 70, các nhà khoa học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie đã nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân thất bại của các công ty khi thực hiện kế hoạch. Đã có 500 công ty được đưa vào danh sách khảo sát do tạp chí Fortune bình chọn và nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Stanford. Theo đó mô hình SWOT đời.

Mô hình SWOT có tên gọi ban đầu là SOFT và được viết tắt từ:

  • Satisfactory (Thỏa mãn) – Các điều ở hiện tại.
  • Opportunity (Cơ hội) – Nắm bắt cơ hội tốt trong tương lai.
  • Fault (Lỗi) – Đánh giá về những điều xấu hay điểm yếu ở hiện tại.
  • Threat (Rủi ro) – Đánh giá về những điều xấu, rủi ro trong tương lai.

Cho đến năm 1964, mô hình SOFT được giới thiệu tại Zurich – Thuỵ Sĩ, khi đó họ đã đổi F thành W (Weakness). Vì vậy mà chúng ta có mô hình SWOT ngày nay vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Năm 1966, từ công trình nghiên cứu tại Tập đoàn Erie Technological, mô hình này được thử nghiệm phiên bản đầu tiên và giới thiệu đến công chúng. Sau đó đến mãi 1973, khi nó được dùng tại J W French thì mới thực sự phát triển.

Mô hình SWOT thực hiện được hoàn thiện chính thức vào năm 2004. Theo đó nó cho các doanh nghiệp thấy được sự hữu ích trong công việc. Khi doanh nghiệp đưa ra mục tiêu và kế hoạch thống nhất sẽ hạn chế tối đa việc tiêu tốn các nguồn lực khác của công ty.

Mô hình SWOT áp dụng trong lĩnh vực nào?

Mô hình SWOT được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: Kinh doanh, Marketing, Logistic,tài chính, bảo hiểm,…. Cụ thể các trường hợp áp dụng nó như sau:

  • Thứ nhất, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh.
  • Thứ hai, đưa ra những quyết định chính xác cho doanh nghiệp.
  • Thứ ba, kích thích phát triển những ý tưởng kinh doanh mới.
  • Thứ tư, loại bỏ và hạn chế các điểm yếu của công ty.
  • Thứ năm, phát triển những thế mạnh vốn có của doanh nghiệp.
  • Thứ sáu, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính, nhân viên,…

2. Mô hình SWOT mang lại lợi ích gì?

Qua chia sẻ ở phần trên, các bạn chắc chắn đã hiểu rõ “mô hình SWOT là gì”. Vậy nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp khi áp dụng? Cụ thể như sau:

mô hình ma trận swot

  • Nó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác và thực tế nhất về tình hình nguồn lực của công ty: Nhân viên, tài chính, cơ sở vật chất,…
  • Nó giúp nhà quản lý có thể chớp lấy cơ hội kinh doanh dựa vào điểm mạnh của doanh nghiệp.
  • Không những vậy, mô hình SWOT còn giúp đánh giá về các nguy cơ, rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, những cơ hội ở hiện tại và tương lai để công ty có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Tóm lại, phân tích SWOT giúp nhà quản lý có một cơ sở vô cùng vững chắc để tiến hành lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu rủi ro ngoài ý muốn trong tương lai đến doanh nghiệp của mình.

3. Ưu, nhược điểm khi áp dụng mô hình SWOT

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT là gì? Cùng đi vào nội dung dưới đây:

đánh giá theo mô hình swot

Ưu điểm

  • Không tốn chi phí: Khi xây dựng mô hình SWOT, nhà quản lý sẽ không cần bỏ ra bất kỳ một khoản chi phí nào cả mà chỉ cần đầu tư chất xám. Vì vậy, doanh nghiệp không phải bỏ tiền thuê chuyên gia phân tích bên ngoài mà có thể tự thu thập, tìm hiểu từ các nguồn như: Báo cáo của công ty, internet,..
  • Kết quả được phân tích từ mô hình SWOT rất quan trọng: Nó giúp nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp. Nó sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chúng trong tương lai.
  • Đột phá với những ý tưởng mới: Thông qua phân tích mô hình này, các nhà quản lý có thể phát hiện ra nhiều ý tưởng hoặc các giải pháp kinh doanh hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp sẽ đi lên theo hướng tích cực hơn rất nhiều.

Nhược điểm

  • Kết quả phân tích chưa thực sự chuyên sâu: Các yếu tố đưa ra còn khá đơn giản và chưa có các ý phản biện. Điều này khiến cho sự phân tích mô hình SWOT chưa thực sự được chuyên sâu, vì vậy mà khiến các đề xuất giải pháp đôi khi không hiệu quả.
  • Phân tích còn mang tính chủ quan: Nhược điểm tiếp theo của phân tích SWOT là tính chủ quan do chính chủ doanh nghiệp lập. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc xem xét, và đánh giá các yếu tố.
  • Không đưa ra các hành động rõ ràng: Mô hình này cho bạn một “bức tranh” tổng quát nhất về doanh nghiệp, nhưng chưa khai thác sâu nên hành động đưa ra còn khá chung chung và chưa thực sự rõ ràng, cụ thể.
  • Cần thêm các nghiên cứu bổ sung: Một kế hoạch hoàn chỉnh không chỉ được lập lên dựa vào mô hình SWOT mà còn cần thêm các nghiên cứu khác như: Hành vi khách hàng, nhu cầu của khách,…

4. Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả

Để có được một mô hình SWOT hiệu quả, các bạn nên áp dụng cách xây dựng như sau:

cách sử dụng mô hình swot

Strength – Thế mạnh

Điểm mạnh chính là những lợi thế, điểm nổi trội của doanh nghiệp khiến công ty có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điểm mạnh có thể là thương hiệu, số lượng khách hàng trung thành, công nghệ,…

Để xác định điểm mạnh, các bạn cần trả lời các câu hỏi như:

  • Nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có là gì?
  • Doanh nghiệp có thế mạnh về kiến thức, kinh nghiệm, nhân lực, danh tiếng, mối quan hệ, kỹ năng, công nghệ,.. như thế nào?

Weakness – Điểm yếu

Điểm yếu chính là những cản trở đối với doanh nghiệp, nhà quản lý cần nhận ra sớm để có giải pháp cải thiện. Các điểm yếu mà công ty thường tồn tại như: Thương hiệu yếu, doanh thu thấp, thiếu vốn, chuỗi cung ứng không đầy đủ, mức nợ cao,…

Muốn xác định điểm yếu, bạn cần trả lời câu hỏi sau:

  • Tại sao khách hàng chọn dùng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
  • Nguồn lực về nhân viên, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã tốt chưa?
  • Khách hàng phản hồi gì về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?

khái niệm mô hình swot

Opportunity – Cơ hội

Cơ hội là các yếu tố bên ngoài tạo nên sự thuận lợi và lợi thế cho doanh nghiệp. Nó có thể là thị trường, công nghệ phát triển, đối thủ gặp khó khăn,…

Doanh nghiệp muốn xác định cơ hội cần trả lời các câu hỏi như:

  • Yếu tố khách quan nào ảnh hưởng đến sự phát triển ưu điểm của doanh nghiệp?
  • Xu hướng công nghệ mới nào nên áp dụng cho sự phát triển doanh nghiệp?
  • Chính sách mới của Chính Phủ có giúp ích gì cho công ty không?

Threat – Rủi ro

Rủi ro chính là những thách thức bên ngoài đối với doanh nghiệp. Nó có thể là đối thủ cạnh tranh, dịch bệnh, thiên tai, chính sách, thị trường biến động,… Kiểm soát được yếu tố này giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án dự phòng hiệu quả.

Xác định rủi ro, thách thức, bạn cần trả lời các câu hỏi như:

  • Chính sách nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh?
  • Đối thủ nào hiện nay phát triển mạnh?
  • Hoạt động kinh doanh của công ty có bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh không?

5. Ví dụ về phân tích SWOT của thương hiệu

Để hiểu rõ hơn về mô hình SWOT là gì, các bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết về áp dụng mô hình này của thương hiệu Starbuck như sau:

mô hình swot

  • Thế mạnh của Starbuck gồm: Thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu, lọt top 100 nơi đang làm việc nhất bởi sự tôn trọng nhân viên, sinh lời hơn $600 triệu đô vào năm 2004, hiểu được thị hiểu và xu hướng khách hàng.
  • Điểm yếu của Starbuck: Cải tiến các sản phẩm mới nhiều khi dễ thất bại, có mặt ở khắp nước mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác nữa để phân tán rủi ro, chỉ phát triển là lĩnh vực bán lẻ cà phê còn những lĩnh vực khác chậm lấn sang.
  • Cơ hội của Starbuck: Năm 2004 thương hiệu này hợp tác với Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning để khách hàng tự tạo CD âm nhạc cho riêng mình. Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế sang các nước châu Á như Ấn Độ,… Sản phẩm và dịch vụ mới của Starbuck có thể bán lẻ tại cửa hàng cà phê. Có tiềm năng đồng thương hiệu trong việc sản xuất các sản phẩm đồ uống khác.
  • Thách thức của Starbuck: Liệu thị trường cà phê có được duy trì về nóng hay sẽ bị hạ gục bởi một thứ đồ uống khác. Nguy cơ tăng giá cà phê cho các sản phẩm của công ty. Phong cách bị nhiều đối thủ sao chép tạo nên những rủi ro và thách thức mới.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rất rõ về mô hình SWOT là gì? Hy vọng nó bổ ích và giúp bạn có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.