Mô hình B2B là gì? Thuận lợi, khó khăn và chiến lược tiếp thị – JobsGO Blog
5/5 – (1 vote)
B2B là một trong những thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu B2B là gì? Hay B to B là gì? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ phân tích để bạn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này.
Tìm hiểu chung về B2B là gì?
B2B là gì?
B2B là gì? B2B (viết tắt của cụm từ Business to Business) là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ. B2B đề cập đến hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các công ty, chứ không phải giữa một công ty và người tiêu dùng cá nhân.
Hình thức giao dịch B2B diễn ra phổ biến trong một chuỗi cung ứng điển hình, khi các công ty mua thành phần và sản phẩm (chẳng hạn như nguyên liệu thô) để sử dụng trong quá trình sản xuất. Thành phẩm sau đó có thể được bán cho người tiêu dùng thông qua giao dịch B2C.
Để hiểu rõ hơn về hình thức giao dịch B2B, các bạn cũng đi vào ví dụ cụ thể như sau:
“Misa cung cấp phần mềm kế toán chuyên dụng cho các công ty, doanh nghiệp để hỗ trợ công tác kế toán được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn.”
👉 Xem thêm: Việc làm ngành Thương mại điện tử: Tiềm năng và được săn đón
Đặc điểm của B2B
Đặc điểm của mô hình B2B là gì? Chi tiết như sau:
- Lượng người mua ít hơn so với tổng số người tiêu dùng thực tế.
- Đơn đặt hàng thường có quy mô lớn, rất lớn.
- Mối quan hệ của người bán với người mua được xây dựng bền chặt và lâu dài.
- Dễ dàng giúp doanh nghiệp chọn ra được phân khúc khách hàng tiềm năng.
- Trước quyết định mua hàng luôn có sự tham gia của nhiều người.
- Phương thức triển khai mua hàng chuyên nghiệp, dựa vào thông tin chính xác mới đưa ra được quyết định hợp lý nhất.
- Tập trung nhiều vào giá cả, giá phải rẻ để có thể cạnh tranh được với những đối thủ khác trên thị trường.
- Mô hình kinh doanh B2B tiết kiệm chi phí bởi nó bỏ qua rất nhiều khâu trong hoạt động kinh doanh.
👉 Xem thêm: Mô hình O2O là gì?
Khách hàng của các doanh nghiệp B2B là ai?
Công ty sản xuất, các đơn vị bán lẻ và Chính phủ là đối tượng khách hàng chính của các doanh nghiệp B2B:
- Công ty sản xuất: họ mua hàng hóa và dịch vụ để biến đổi thành các sản phẩm khác. Chẳng hạn, một công ty da giày sẽ mua số lượng lớn da bò để sản xuất giày dép và bán ra cho người tiêu dùng.
- Đơn vị bán lẻ: các cửa hàng tạp hóa, siêu thị là ví dụ điển hình cho đối tượng khách hàng này. Họ sẽ nhập sản phẩm/ dịch vụ từ bên bán và bán lại cho người tiêu dùng và nhận lợi nhuận chênh lệch.
- Chính phủ: Chính phủ cũng có thể là đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp B2B. Chính phủ và chính quyền địa phương ký hợp đồng với các công ty cung cấp sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ nhu cầu của người dân: từ xây dựng, vận chuyển tới thu gom rác,… Mô hình này cũng được gọi là kinh doanh B2G (Business to Government).
👉 Xem thêm: Cần chuẩn bị gì để thành công với thương mại điện tử?
Lợi ích của mô hình B2B trong kinh doanh
Tiềm năng thị trường rộng lớn
Doanh nghiệp B2B có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, vật liệu số lượng lớn tới máy móc chuyên dụng. Vì thế, họ có thể bán hàng cho nhiều công ty, hoạt động trong nhiều lĩnh vực để mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, thay vì cung cấp nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp B2B cũng có thể hướng tới việc hoạt động chuyên về một lĩnh vực cụ thể và trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đó.
Đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Các doanh nghiệp B2B thường bán ra mặt hàng với số lượng lớn để doanh nghiệp mua hàng có được chi phí tốt và không cần bổ sung hàng nhiều lần. Số lượng đơn hàng lớn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn và mang lại lợi nhuận tốt.
Hàng hóa được cung cấp bởi doanh nghiệp B2B có thể cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau. Song, tựu trung, các loại hàng hóa này sẽ được chia thành 3 nhóm chính:
- Sản phẩm tiêu dùng: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình, tổ chức,… trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như thịt, cá, rau củ,…
- Tư liệu sản xuất: hàng hóa được mua và sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như sắt thép; vải vóc,… được mua bởi các xưởng sản xuất. Thịt, cá, rau củ,… sẽ được coi là tư liệu sản xuất nếu nó được mua với số lượng lớn nhằm mục đích sản xuất thành một sản phẩm khác (thịt, cá,… đóng hộp).
- Dịch vụ: sản phẩm vô hình, mang lại cho người dùng một lợi ích vật chất, tinh thần,… nào đó. Chẳng hạn như dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ điện,…
Sự thuận tiện
Các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mô hình kinh doanh B2B qua mạng internet trực tuyến. Vì vậy mà nó có nhiều sự thuận tiện trong việc quảng cáo dịch vụ/sản phẩm đến nhiều công ty khác nhau để họ cân nhắc đặt hàng với số lượng lớn.
👉 Xem thêm: Marketplace là gì?
Tăng tính bảo mật
Trong B2B, hợp đồng được sử dụng phổ biến. Ký kết hợp đồng khiến cho tính an toàn và bảo mật cao hơn giữa người bán và người mua. Toàn bộ thông tin phải được bảo mật tuyệt đối theo điều khoản đề thỏa thuận trong hợp đồng.
👉 Xem thêm: Thương mại điện tử làm gì?
Thách thức của mô hình B to B là gì trong kinh doanh
Trong kinh doanh, thách thức của mô hình B to B là gì? Cùng JobsGO đi phân tích chi tiết qua chia sẻ dưới đây:
Quy trình thiết lập phức tạp hơn
Khi hoạt động theo mô hình kinh doanh B2B, bạn cần tìm hiểu để lựa chọn cách thức thu hút khách hàng phù hợp nhằm có được những đơn đặt hàng lớn. Điều này luôn đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu trước khi triển khai các phương thức quảng cáo thích hợp. Bạn nên thiết lập hệ thống đặt hàng tùy chỉnh để có thể thích ứng nhanh chóng với những đơn đặt hàng lớn từ các doanh nghiệp tiềm năng.
Giới hạn bán hàng
Công ty hoạt động theo mô hình B2B có thể bán được nhiều hàng trong 1 lần. Nhưng công ty bạn có thể bỏ lỡ doanh số bán hàng được tạo ra từ các khách hàng cá nhân tiềm năng. Khi công ty cung cấp sản phẩm cho các khách hàng là doanh nghiệp thường sẽ có thỏa thuận về hợp đồng, điều này khiến lợi nhuận kinh doanh cũng bị giới hạn lại. Khi đó, có rất nhiều người mua quan trọng bị mất vào tay đối thủ cạnh tranh với bạn.
Cần người bán hàng B2B giỏi
Thị trường B2B tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các đơn vị với nhau. Muốn thu hút người mua, khách hàng lớn, người bán thường áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mại. Muốn thu hút sự chú ý cần người bán hàng giỏi để công ty hoạt động thành công trên thị trường.
Cần đầu tư xây dựng hệ thống đặt hàng
Công ty B2B khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần tập trung nhiều hơn cho việc thiết kế website, hệ thống đặt hàng phải đơn giản và tiện lợi. Không những vậy, thông tin của sản phẩm/dịch vụ trên web phải trình bày một cách rõ ràng, có bản demo chi tiết để khách dễ hình dung và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn trực tuyến.
Doanh nghiệp B2B có thể phân thành nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ từ nhà cung cấp B2B hoặc các đối tác. Đặc biệt trong xu hướng bùng nổ công nghệ và Internet như hiện nay, công ty B2B càng dễ tiếp cận với nhiều đơn vị khác nhau. Vì vậy bạn cần xây dựng một hệ thống đặt hàng hiệu quả nhất để giúp trải nghiệm của người mua được tối ưu.
Các loại mô hình kinh doanh B2B phổ biến hiện nay
Có nhiều mô hình kinh doanh B2B khác nhau, phổ biến nhất hiện nay phải nhắc đến:
Mô hình B2B thiên về bên bán
Mô hình này rất phổ biến tại Việt Nam, doanh nghiệp sẽ chủ động mở trang web thương mại điện tử của mình để cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến các đơn vị bán lẻ, công ty sản xuất.
Mô hình B2B thiên về bên mua
Mô hình này ít gặp tại Việt Nam hơn, bởi đa phần doanh nghiệp đều có nhu cần bán sản phẩm/dịch vụ. Công ty theo mô hình B2B thiên về mua giữ vai trò nhập hàng của bên sản xuất, khi đó các đơn vị sản xuất sẽ vào trang web của bạn để phân phối sản phẩm và báo giá.
Mô hình B2B trung gian
Thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) như Tiki, Shopee, Lazada,… người mua và người bán sẽ được kết nối với nhau. Đây chính là mô hình B2B trung gian, theo đó người mua sẽ đăng tải sản phẩm lên trang sàn TMĐT để phân phối chúng, người mua sẽ vào web xem và đặt hàng. Toàn bộ quy trình để được thực hiện đúng với quy tắc sàn TMĐT đặt ra.
Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Mô hình này khá giống với mô hình B2B trung gian, tuy nhiên nó sẽ tập trung nhiều hơn vào doanh nghiệp sở hữu dịch vụ/sản phẩm. Mô hình này thể hiện dưới dạng chờ điện tử, sàn giao dịch điện tử, sàn giao dịch thương mại, chờ trên mạng,…
Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2B và B2C
Khái niệm B2B và B2C với những vấn đề xoay quanh hai mô hình này luôn được đông đảo mọi người quan tâm. Vậy B2B khác B2C như thế nào? Hãy để JobsGO giúp bạn giải đáp ngay sau đây nhé!
Khác nhau về đối tượng hướng đến
- Business to business hay B2B là giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
- Business to Customer hay B2C là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Xét về tổng thể, mô hình kinh doanh B2B phức tạp hơn nhiều so với B2C nhờ đòi hỏi tính an toàn cao hơn.
Khác nhau về vấn đề giao dịch và đàm phán
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp B2B bao gồm các thủ tục phức tạp trong khi đó mô hình bán hàng B2C không yêu cầu những yếu tố như vậy. Và đó cũng chính là lý do giúp các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ lên mạng trong khi B2B phải hoàn chỉnh hơn trong khâu mô tả các đặc tính và định giá khi tung ra thị trường.
Khác nhau về vấn đề tích hợp
Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2B và B2C Trái lại với các công ty bán hàng cho các doanh nghiệp B2B phải tích hợp hệ thống của bán hàng và mua hàng thì ở các công ty thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng.
Chiến lược tiếp thị thành công cho doanh nghiệp B2B là gì?
Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B muốn chiến lược tiếp thị được triển khai thành công cần áp dụng một trong số những cách sau:
Tiếp thị qua email
Khi tiếp thị qua Email cần tạo một phần tiêu đề thật hấp dẫn để thu hút người đọc. Trong nội dung luôn đề cập đến lời kêu gọi hành động mua hàng của khách. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thiết kế email chuyên nghiệp và đẹp mắt cho từng phần thông tin.
Tiếp thị qua website
Doanh nghiệp triển khai tiếp thị qua website bằng cách chạy chiến dịch PPC. Các bạn cần tạo một website đẹp mắt, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ và giá bán để khách hàng tiếp cận và dễ dàng ra quyết định đặt mua.
Tiếp thị nội dung
Trong tiếp thị nội dung, doanh nghiệp cần tập trung nhiều đến vấn đề về SEO. Bạn hãy dự đoán về những gì khách hàng sẽ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm hiện nay. Từ đó, bạn có thể SEO nội dung với từ khóa phù hợp để tăng thứ hạng bài viết, tăng thứ hạng của Web trên hiển thị của Google. Thứ hạng càng cao, nội dung càng chất lượng thì tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng cao hơn.
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội
Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội khác nhau, doanh nghiệp có thể tận dụng nó để tiếp thị truyền thông qua: Instagram, Facebook, Twitter, Linkedin, Tik Tok, … Cách này giúp công ty có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Hy vọng qua những gì được JobsGO chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu B2B là gì?. Bên cạnh đó bạn còn hiểu rõ về lợi ích, thách thức, các mô hình kinh doanh, chiến lược tiếp thị,.. khi hoạt động theo mô hình B2B. Hãy áp dụng nó thật hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn nhé!
TRANSLATE with
x
English
TRANSLATE with
EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE
Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)