Mô Tả Công Việc Nhân Viên Kinh Doanh Làm Gì Và Các Kỹ Năng Cần Có
Một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh luôn cần đến sự đóng góp của những nhân viên kinh doanh. Họ là người tư vấn và bán giải pháp, sản phẩm cho khách hàng, từ đó mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mang một sứ mệnh quan trọng, vậy công việc của nhân viên kinh doanh là gì và cần có những kỹ năng nào? Cùng Glints lý giải mọi điều xung quanh công việc này nhé.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm quảng bá và truyền thông rộng rãi sản phẩm doanh nghiệp đến khách hàng nhằm thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ vào đó, họ có thể giúp tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh thuộc bộ phận Sales và Marketing, hoạt động dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.
Công việc của nhân viên kinh doanh được chia làm hai phần rõ ràng, bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tư vấn, thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
- Chăm sóc khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm bằng sự tận tình và chu đáo.
Làm nhân viên kinh doanh có khó không?
Thực tế, công việc của một nhân viên kinh doanh được xem là “làm dâu trăm họ”, khá vất vả. Bạn cần phải nắm chắc kiến thức và kỹ năng cần thiết, hiểu rõ và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, thị trường.
Để từ đó, bạn lên những chiến lược và giải pháp tư vấn phù hợp. Và mục tiêu cuối cùng là đem về nguồn doanh thu và lợi nhuận tối ưu nhất.
Để có thể đạt được mục tiêu doanh thu ấy, nhân viên kinh doanh cần trau dồi nhiều kỹ năng và kiến thức về kinh tế – xã hội để dễ dàng thuyết phục những vị khách hàng khó tính nhất.
Và trong chặng đường sự nghiệp, sẽ có thành công và chắc chắn cũng không ít thất bại. Vậy lúc này, nhân viên kinh doanh cần làm gì?
Sau tất cả, bạn hãy vực dậy tinh thần, rút ra được những bài học và kinh nghiệm gì và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng
Nghề nhân viên kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng nhất định. Bạn có thể tìm kiếm nguồn khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau hoặc được phân công chăm sóc tệp khách từ hệ thống dữ liệu công ty.
Bạn sẽ phải lắng nghe, chăm sóc và giải đáp mọi vấn đề nhằm gây dựng lên một hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng. Từ đó, bạn tạo được một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, dễ thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 11+ Phương Pháp Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả Nhất 2022
Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm
Một sản phẩm muốn được công chúng đón nhận cần trải qua nhiều giai đoạn: Sản xuất, ra mắt, quảng cáo, truyền thông, v.v. Chỉ cần sơ xuất trong bất kỳ khâu làm việc nào thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải là rất cao.
Thành công của sản phẩm đi kèm với một bản kế hoạch chất lượng
Vì vậy, việc lên một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ và chính xác là một điều quan trọng và cần thiết cho mỗi sản phẩm. Chính người nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những kế hoạch bán hàng hiệu quả.
Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Dù có lượng khách hàng ổn định, những kế hoạch tuyệt vời nhưng khả năng giới thiệu và đưa sản phẩm đến gần với khách hàng không tốt thì đều vô ích.
Nếu có một giọng nói truyền cảm, chắc chắn, rõ ràng và mạch lạc, bạn đã được những lợi thế trong việc thuyết phục khách hàng.
Chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng
Sau ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần triển khai và thực hiện các điều khoản mua bán trong hợp đồng.
Đồng thời, bạn cần phải giám sát suốt quá trình thực thi để mang đến những trải nghiệm tuyệt nhất cho khách hàng và xử lý nhanh chóng những vấn đề phát sinh nếu có.
Chăm sóc khách hàng trước và sau sale
Chăm sóc khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi nhân viên kinh doanh luôn phải giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và kịp thời.
Bạn cần duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, kết nối với khách hàng mới và tạo ra những nhóm khách hàng thân thiết cho công ty.
Chăm sóc khách cũ, nuôi dưỡng khách hàng mới để mở rộng tệp khách tiềm năng
Nắm rõ quy trình kinh doanh
Nắm chắc quy trình kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi một nhân viên kinh doanh đều cần phải có.
Chỉ khi nắm rõ, bạn mới có thể theo sát tiến độ công việc kịp thời, dễ dàng xử lý và khắc phục vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Các công việc khác
Ngoài những mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì ở trên, một nhân viên kinh doanh có thể làm:
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng.
- Kết hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch các chương trình ưu đãi nhằm thu hút các đối tượng khách hàng.
- Cùng các bộ phận khác nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Làm các báo cáo công việc theo định kỳ theo yêu cầu cấp trên.
- Tham gia họp cùng các bộ phận, báo cáo phản hồi từ khách để có giải pháp xử lý, khắc phục hiệu quả.
5 Kỹ năng nhân viên kinh doanh giỏi luôn có
Kỹ năng giao tiếp
Một nhân viên kinh doanh giao tiếp tốt đã có được một nửa thành công. Vì khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt được thông tin đúng và chất lượng đến khách hàng.
Giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp sự gặt hái hợp đồng thành công
Nó sẽ giúp bạn thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng và xử lý tốt mọi tình huống tốt nhất.
Hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp nếu muốn trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp.
Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Nhận biết được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp nhân viên kinh doanh:
- Dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
- Gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc.
- Giảm bớt công sức và chi phí phải bỏ ra trong quá trình tư vấn, thuyết phục.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Việc khách hàng tiềm năng “xuống tiền” cho những sản phẩm dịch vụ từ công ty bạn đều nhờ việc đàm phán và thuyết phục.
Bạn cần ưu tiên xử lý những yêu cầu của khách, thuyết phục khéo léo bằng kiến thức chuyên môn. Nhờ vào đó, bạn sẽ có thể đem đến những cảm giác trải nghiệm dễ chịu cho khách hàng, sớm có được những hợp đồng lớn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh luôn thường trực những vấn đề cần giải quyết.
Có những vấn đề bắt buộc giải quyết nhanh chóng, cần nhân viên có độ nhạy bén, nhìn nhận tốt vấn đề. Bạn nên có những phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm, hạn chế những trường hợp xấu, không đáng có xảy đến.
Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng
Kỹ năng quản trị mối quan hệ
Kiểm soát và quản trị tốt các mối quan hệ là công việc thiết yếu mà mỗi nhân viên kinh doanh. Việc phát triển và mở rộng nguồn khách hàng sẽ được hình thành từ đây.
Doanh thu và lợi nhuận kiếm được chỉ lớn mạnh khi có nguồn khách hàng đa dạng và phong phú. Vì vậy, hãy nhanh chóng học hỏi kỹ năng này nhé.
Dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên kinh doanh?
Dựa vào thái độ trong công việc
Một nhân viên kinh doanh cần có những đức tính tốt trong công việc như:
- Tính trung thực: Trách nhiệm với những điều mình nói, phân biệt điều đúng điều sai, không dối trá và lừa đảo, v.v.
- Nhiệt tình trong công việc: Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, không ngại thử thách, khó khăn và sẵn sàng đương đầu để đạt được những mục tiêu đề ra.
- Kỷ luật trong công việc: Luôn luôn cẩn trọng, tỉ mỉ, tuân thủ những quy định và quy tắc đã được đề ra trong bảng nội quy công ty.
- Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng: Phải biết lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng ý kiến, góp ý từ mọi người xung quanh.
- Chí cầu tiến: Nhân viên kinh doanh cần chăm chỉ học hỏi, tìm tòi, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn. Chí cầu tiến sẽ là động lực giúp nhân viên kinh doanh bước đến những đỉnh cao mới.
Năng lực trong công việc
Đây là yếu tố quan trọng bắt buộc cần có của một nhân viên kinh doanh. Trước tiên, hãy trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao năng lực trong công việc. Doanh nghiệp đánh giá năng lực của bạn thông qua các khía cạnh:
- Mức độ chuyên cần trong công việc: Nhân viên kinh doanh cần đề cao tinh thần đúng giờ, đúng hẹn, tránh trường hợp đi muộn hay nghỉ đột xuất không rõ lý do. Điều này sẽ dễ mất điểm trong mắt khách hàng.
- Mức độ hoàn thành công việc: Hoàn thiện tốt và đúng hạn những chỉ tiêu đã đề ra là yếu tố nhà quản lý đánh giá và nhận xét nhân viên. Hãy khám phá bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp bản thân phát triển tốt hơn.
- Mức độ phát triển trong công việc: Có chiến lược, phương pháp đào tạo chuyên sâu để nâng cao chất lượng của từng nhân viên sao cho phù hợp với cá nhân mình nhất.
Thu nhập hấp dẫn của nhân viên kinh doanh
Mức lương cơ bản
Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau như: Kinh nghiệm, số năm công tác, vị trí đảm nhiệm, v.v.
Theo khảo sát, mức lương mà một nhân viên kinh doanh có thể nhận:
- Chưa có kinh nghiệm/mới tốt nghiệp: 3 – 6 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm từ 2 – 5 năm: 6 – 9 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm trên 5 năm: 13 – 35 triệu đồng/tháng
Hoa hồng và các phụ cấp khác
Bên cạnh mức lương cơ bản, hoa hồng và các phụ cấp khác mới chính là nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống hàng ngày của mỗi nhân viên kinh doanh.
Tùy theo quy định của mỗi doanh nghiệp mà chính sách hoa hồng và phụ cấp được áp dụng khác nhau. Tuy nhiên mức hoa hồng của nhân viên kinh doanh được tính bởi:
- Phần trăm cố định theo tổng doanh thu
- Tính hoa hồng theo cấp bậc thang
- Tính hoa hồng theo điều kiện đi kèm
- Tính phần trăm theo thâm niên công tác
Đọc thêm: Cách Tính Lương Theo Giờ Khác Với Một Tháng Thế Nào?
Tạm kết
Nhân viên kinh doanh luôn là nghề thu hút mọi người bởi môi trường làm việc cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, tỷ lệ đào thải do không đủ năng lực cũng rất cao.
Chúng mình mong rằng, qua bài viết bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về nhân viên kinh doanh là gì và cơ hội, thách thức ra sao.
Nếu mong muốn góp mặt trong ngành nghề này, bạn hãy trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhanh chóng gặt hái thành công nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả