Mình học ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS) và trở thành IT Auditor, Data Analyst thế nào? (Phần 1)

Hello, mình là Nam — 1 data analyst đang học hỏi để trở thành 1 storyteller chính hiệu.

Như tiêu đề các bạn cũng thấy, thì mình đã từng học ngành Hệ thống thông tin quản lý – Tên tiếng anh của ngành là Management Information System (MIS) và tiếp đến là những trải nghiệm tuyệt vời với 2 vị trí công việc mà mình đã đi qua là IT Auditor Data Analyst (or BI Analyst).

Thực ra là còn 2 vị trí là Business Analyst or Functional Consultant, tuy nhiên, mình chưa có trải nghiệm ở 2 nghề này nên dành phần này cho các bạn khác expert hơn nha 😃. Đọc qua cái list job là thấy ngành học này HOT thế nào rồi phải không nè!!!

Hôm nay, mình mong với những chia sẻ của mình, các bạn có thể hiểu về ngành Hệ thống thông tin quản lý cũng như 2 cơ hội nghề nghiệp mà mình thấy rất rất là phù hợp với ngành học này luôn. Nếu bạn có đam mê và mong muốn tìm kiếm ngành học ở ĐẠI HỌC để theo đuổi 2 công việc rất là trendy ở trên thì bài viết này dành cho bạn nhé!

Ngành Hệ thống thông tin quản lý là gì?

Theo như trải nghiệm của mình, thì đây là ngành học tổng quan là kết hợp cả 2 kiến thức là Business + IT — chú trọng vào cách mà bạn sẽ:

Ứng dụng tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triểntạo sự đột phá trong việc kinh doanh.

Nếu bạn là người cũng muốn biết về business và cũng muốn hiểu về IT và cách apply IT vào business như thế nào, thì đây chính là ngành học dành cho bạn nha.

Notes: ngoài ra, có 1 ngành là Hệ thống thông tin (Information System (IS)) sẽ chú trọng vào kiến thức thuần về kĩ thuậtkhông học gì về business. Xưa đi học mình cũng lẫn lộn ngành IS và MIS, nghe tên thì giống giống nhưng đi vào chi tiết thì rất khác nha. Các bạn chú ý để không bị nhầm khi chọn ngành nhé.

Trở lại với ngành Hệ thống thông tin quản lý, như mình viết ở trên, sẽ bao gồm 2 mảng kiến thức chính, bao gồm:

a. Business:

Theo như lộ trình mình học, thì ở mảng Business, bạn sẽ được các môn cơ bản để nắm tổng quát về các ngành kinh tế như là:

  • Marketing căn bản.
  • Kinh tế vi mô, vĩ mô.
  • Nguyên lý kế toán, Kế toán quản trị, Tài chính doanh nghiệp.
  • Quản trị bán hàng.
  • Xác xuất thống kê.
  • Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
  • ….

Mục tiêu: để bạn tiếp cận được từng kiến thức trong từng ngành business và hiểu được tổng quan NÓ LÀ CÁI GÌ? HIỂU được mấy bạn học ngành business ĐANG NÓI VỀ CÁI GÌ VẬY?

Thông qua các môn học, bạn sẽ hiểu được cơ bản về Marketing, Kế toán, Finance, Chuỗi cung ứng -> tất cả phòng ban trong 1 doanh nghiệp lớn (nghe là thấy hiểu hết công ty rồi phải không, gặp ai cũng chém gió được).

Thực sự, đây là các môn học về kinh tế này đã giúp mình rất nhiều khi đi làm, dù chỉ là rất căn bản, nhưng giúp mình phần nào hiểu được trách nhiệm mỗi phòng ban làm gì và hiểu được họ nói về cái gì (điều cực kì quan trọng). Đi đến phần sau, bạn sẽ hiểu tại nó quan trọng như vậy thông qua kinh nghiệm thực chiến của mình nhé!!! Wait a minute.

b. IT (Technical)

Ở phần thứ hai, là các mảng kiến thức về kĩ thuật (technical knowledge). Đây là phần bạn sẽ được học:

  • các khái niệm cơ bản về lập trình.
  • cách đọc code và hiểu ý nghĩa từng dòng code như thế nào?
  • 1 hệ thống vận hành thế nào?
  • và thiết kế 1 Cơ sở dữ liệu (Database) như thế nào?

Lúc trước, mình được học về C+ và SQL. Vô học code khí thế, mà trước mình không thích code lắm (code C+ thì buồn ngủ dã man nhưng lại đam mê với SQL 😏). Tại khi học SQL, bạn sẽ gặp các bài tập là trả lời các câu hỏi về kinh doanh như là doanh số nhân viên A, top 5 sản phẩm bán tốt nhất và mình thấy nó kích thích mình hơn haha, vì mình thấy cái câu mình codes nó dính tới số má và giúp mình giải quyết bài toán về kinh doanh. Do đó, nếu bạn sợ code nhưng đam mê business, thì SQL theo mình là ngôn ngữ rất thú vị và must have để học nhé!!! (bật mí: SQL gần như là ngôn ngữ bắt buộc ở các vị trí Data Analyst và nếu bạn là 1 Business users và biết SQL để trích xuất dữ liệu phân tích thì bạn sẽ là 1 key members xịn xò của team đó, do đó, học SQL chỉ có lợi thôi nha).

Source mình hay dùng để luyện SQL nhất là: https://www.w3schools.com/sql/ vì nó có hệ thống bài tập và data để thực hành ngay lập tức nên rất dễ nhớ.

Theo mình, cách bạn hiểu vấn đề và biết xử lí vấn đề đó với câu lệnh codes nào sẽ rất quan trọng (nếu quên cú pháp, bạn có thể search, mình cũng hay vậy). Nên hãy thực sự hiểu vấn đề và gì và codes là công cụ để giúp bạn trả lời nó nhé (không phải thuộc vanh vách 100 cú pháp codes là thành experts nha).

c. Business + IT (phần quan trọng nhất)

Ở phần cuối cùng này và cũng là phần quan trọng nhất, chiếm hầu hết các môn chuyên ngành của mình đó chính là cách bạn hiểu cách ứng dụng kĩ thuật (IT) vào trong kinh doanh (business) như thế nào?

Hầu hết các môn chuyên ngành, bạn sẽ được học về:

  • cách thiết kế một hệ thống (có thể là ERP, phần mềm bán hàng, hệ thống chuỗi cung ứng, …)
  • về business processes (quy trình nghiệp vụ) và liên kết processes đó với hệ thống như thế nào thông qua các Diagram như: Use case diagram, Flowchart (cái này đi làm xài nhiều nhất), sequence diagram, ….
  • và các môn về các ứng dụng IT cho doanh nghiệp là gì (POS, E-commerce, ERP, …), nó giúp gì cho tổ chức.
  • Tư duy hệ thống, hiểu các system liên kết với nhau thế nào.

(ở đây mình notes ra các môn mà mình thấy mình sử dụng nhiều khi đi làm, có thể còn các môn khác nữa, các bạn có thể tham khảo lộ trình học tại từng trường đại học nhé.)

Tuy nhiên, cái quan trọng nhất bạn cần hiểu và nắm được ở phần này chính là hình thành tư duy hệ thống (hiểu cách 1 hệ thống chạy), cách hiểu và xác định vấn đề thông qua business processes và cách để bạn liên kết giải pháp của bạn (có thể là IT, có thể là non-IT) để nó phù hợp nhất với vấn đề của business.

Việc bạn biết vẽ flows thế nào, document ra sao cũng quan trọng, tuy nhiên, đừng hiểu lầm việc bạn vẽ và document đẹp là bạn sẽ trở thành 1 experts. Hãy hiểu rõ về business processes và vấn đềđang gặp phải, để từ đó, bạn có thể thiết kế nên một giải pháp để giải quyết được vấn đềvà hãy luôn tự hỏi bạn thân mình:

WHY business phải sử dụng giải pháp này?

khi bạn thấy giải pháp mình make sense và sử dụng được thì lúc đó, users của các bạn (your main customers) mới có thể sử dụng được.

Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được phần nào về ngành Hệ thống thông tin quản lý, đối với mình, đây là 1 ngành rất là thú vị và trendy hiện nay.

Ở phần tiếp theo, mình sẽ chia sẻ đến các bạn về các cơ hội nghề nghiệp của ngành thông qua trải nghiệm của mình nhé:

  • IT Auditor.
  • Data Analyst.

Hãy đón chờ phần tiếp theo từ mình nha 😃.

Nếu bạn có thắc mắc hay ý kiến đóng góp, thoải mái comment cho mình biết nhé.

Connect mình tại đây:

Linkedln: https://www.linkedin.com/in/thanhnam1012/

Facebook: https://www.facebook.com/thanhnam.bui.90/