Miễn dịch đặc hiệu là gì? Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Hệ thống miễn dịch được chia ra làm 2 loại: hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh còn được gọi là miễn dịch không đặc hiệu. Còn hệ thống miễn dịch đặc hiệu là gì? Chúng có đặc điểm gì và khác gì so với hệ miễn dịch không đặc hiệu. Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Mục lục

Miễn dịch đặc hiệu là gì?

Trước khi tìm hiểu miễn dịch đặc hiệu là gì, chúng ta cần phải biết thế nào là miễn dịch đã. Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, virus, các phân tử lạ… ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Miễn dịch đặc hiệu hay còn được gọi là miễn dịch thu được, là miễn dịch được hình thành khi có sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể. Nói cách khác miễn dịch đặc hiệu được hình thành để ngăn chặn lại sự xâm nhập của một kháng nguyên nào đó. Miễn dịch đặc hiệu bao gồm 2 loại là miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

miễn dịch đặc hiệu là gì

Hệ thống miễn dịch đặc hiệu được tạo ra bằng 2 cách chủ yếu là: tiếp xúc ngẫu nhiên trong cuộc sống và tiếp xúc chủ động (tiêm vacxin phòng bệnh). Một số ví dụ miễn dịch đặc hiệu:

  • Tiếp xúc ngẫu nhiên: cơ thể con người khi bị thủy đậu cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh này nên sau này gặp lại mầm bệnh thì sẽ bị tiêu diệt ngay trước khi mắc bệnh.

  • Tiếp xúc chủ động: ví dụ như trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vacxin khi còn nhỏ như vacxin viêm gan B, Lao, viêm não Nhật Bản,… chủ động đưa các kháng nguyên gây bệnh vào cơ thể, để cơ thể có thể tự động sinh ra hệ miễn dịch đặc thù với các kháng nguyên này, giúp phòng bệnh. Đặc biệt, trước khi được đưa vào cơ thể thì các kháng nguyên gây bệnh đã bị làm suy yếu không có khả năng phát tán bệnh.

Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Một số đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu cần ghi nhớ:

  • Có trí nhớ miễn dịch:

    Miễn dịch đặc hiệu có đặc điểm “ghi nhớ” các mầm bệnh lâu hơn bằng một “dấu ấn” kháng nguyên đặc thù nào đó.

  • Tính đặc hiệu:

    Phản ứng của các kháng nguyên với từng mầm bệnh cụ thể hoặc với các tế bào nhiễm mầm bệnh cụ thể là khác nhau. Những phản ứng này sẽ được lưu lại bằng các tế bào nhớ để sau này khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh đó thì hệ thống miễn dịch đặc hiệu có sẵn sẽ hoạt động và loại bỏ mầm bệnh đó ra khỏi cơ thể. Và chỉ được ghi nhớ khi cơ thể đã tiếp xúc qua với mầm bệnh.

  • Tính đa dạng:

    hệ thống miễn dịch trong một cơ thể có khả năng phân biệt được khoảng 107 đến 109 các kháng nguyên khác nhau. Do đó tổng số tính đặc hiệu của tế bào lymphô cực lớn tạo nên sự đa dạng của hệ miễn dịch đặc hiệu.

  • Phân biệt được lạ – quen

    : tự nhận biết và có khả năng phân biệt kháng nguyên lạ không phải của cơ thể để loại bỏ, không gây ra các phản ứng lại để gây hại cho bản thân.

  • Chuyên môn hóa:

    với mỗi vi sinh vật sẽ có một đáp ứng miễn dịch phù hợp để có thể tạo ra được hiệu quả tối đa cho sự đề kháng của cơ thể. Ở sinh vật khác nhau, trong thời điểm giai đoạn khác nhau sẽ tạo được ra các kháng thể hay tế bào có bản chất khác nhau hình thành miễn dịch đặc thù để chống lại mầm bệnh ở giai đoạn đó.

So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

Điểm khác biệt giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là:

Miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh)

Miễn dịch đặc hiệu (thu được)

Hình thành tự nhiên, bẩm sinh

Chỉ hình thành khi đã tiếp xúc với kháng nguyên

Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Không có tính đặc hiệu (không phân biệt kháng nguyên mà tác dụng với tất cả kháng nguyên)

Có tính đặc hiệu (kháng nguyên nào thì có kháng thể tương ứng)

Không có trí nhớ miễn dịch

Có trí nhớ miễn dịch

Tìm thấy ở nhiều dạng sinh vật

Chỉ được tìm thấy ở động vật có quai hàm

Có sẵn nên tác dụng thường xuyên liên tục và kịp thời

Cần thời gian hình thành nên có tác dụng chậm hơn

Không tạo ra miễn dịch lâu dài với mầm bệnh

Tạo ra hệ miễn dịch lâu dài với mầm bệnh

Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là hai hình thức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh. Chúng không thể tách rời nhau mà luôn đồng hành, bổ sung và hỗ trợ nhau trong chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

so sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện và đủ thời gian để miễn dịch đặc hiệu xuất hiện và hoạt động. Vì miễn dịch đặc hiệu không có sẵn ngay mà phải có thời gian để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó.

Với những thông tin hi vọng bạn đã nắm rõ được các kiến thức về miễn dịch đặc hiệu và tầm quan trọng của chúng với cơ thể. Hẹn gặp lại trong những chủ đề bổ ích phía sau của dinhnghia.vn nhé.

3/5 – (2 bình chọn)

Please follow and like us:

error

fb-share-icon
Tweet

fb-share-icon