Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành phố? Bản đồ chi tiết các tỉnh Miền Bắc

Các tỉnh miền Bắc hay còn gọi là các tỉnh Bắc Bộ có bị trí nằm ở phía Bắc của Việt Nam được giới hạn bởi tỉnh Thanh Hóa. Bắc Bộ cũng giống như 2 khu vực Trung Bộ và Nam Bộ, có đặc điểm địa hình, khí hậu riêng biệt và được phát triển bởi các tỉnh thành trong khu vực. Vậy các tỉnh miền Bắc gồm những tỉnh nào, được giới hạn ra sao, cùng Goland tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng quan về miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc hay còn gọi là Bắc Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ Việt Nam cùng với Trung Bộ và Nam Bộ. Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.

Về địa hình, khu vực miền Bắc có địa hình khá đa dạng nhưng không kém phần phức tạp bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và vùng thềm lục địa, bề mặt địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Khu vực đồng bằng sông Hồng giàu phù sa thuận tiện phát triển nông nghiệp, là đồng bằng lớn thứ 2 cả nước chỉ sau đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng được bồi đắp phù sa từ 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình.

Phía Tây và Tây Bắc là vùng trung du miền núi Bắc Bộ với địa hình cao, khí hậu mát mẻ quanh năm, vào mùa đông nhiều nơi còn có tuyết rơi. Các tỉnh Tây Bắc thường được thiên nhiên ưu ái những cảnh đẹp hùng vĩ với những ruộng bậc thang trải dài, cây cối xanh tốt quanh năm thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích trải nghiệm.

Bắc Bộ với nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật và bản sắc phong phú được xây dựng từ nhiều dân tộc khác nhau, cùng với đó là cảnh đẹp thiên nhiên trời phú say đắm lòng người, phải kể đến vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là một danh lam được UNESCO công nhận.

Tổng quan về miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Các tỉnh miền Bắc gồm những tỉnh nào?

Miền Bắc gồm 25 tỉnh thành chia thành 3 tiểu vùng với địa hình và bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng miền.

Tây Bắc Bộ

Vùng Tây Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất ở phía Bắc, với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, khu vực này bao gồm 6 tỉnh, cụ thể: Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

Bản đồ Tây Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ

Vùng Đông Bắc Bộ là khu vực có địa hình khá đa dạng vừa có địa hình núi cao vừa có địa hình đồng bằng và ven biển, nơi đây tụ họp nhiều dân tộc trên đất nước với các bản sắc phong phú.

Vùng Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh thành, bao gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ

Bản đồ Đông Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là tâm điểm và Bắc Bộ, là đơn vị phát triển kinh tế chủ chốt của miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội là đơn vị hành chính cấp quốc gia.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành, bao gồm:

Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.

Bản đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Đề xuất cho bạn: Hà Nội có bao nhiêu quận? Tìm hiểu về các quận ở Hà Nội

Bản đồ các tỉnh miền Bắc

Bản đồ miền Bắc hay còn được gọi là bản đồ hành chính miền Bắc là công cụ giúp tra cứu thông tin về vị trí, địa hình, ranh giới và thể hiện các quy hoạch trong tương lai.

Bản đồ miền Bắc sẽ có 2 dạng là bản đồ giấy và bản đồ trực tuyến, trong đó bản đồ trực tuyến có phần tiện lợi hơn và có thể giúp bạn tra cứu các thông tin khi cần thiết mọi lúc, mọi nơi.

Bản đồ Miền Bắc Việt Nam

Bản đồ hành chính phía Bắc Việt Nam

Bản đồ hành chính phía Bắc Việt Nam

Bản đồ hành chính phía Bắc Việt Nam cung cấp các thông tin về các đơn vị hành chính là các tỉnh và thành phố thuộc khu vực phía Bắc. Mỗi màu sắc sẽ tương ứng với từng tỉnh thành khác nhau, giữa các tỉnh có đường biên giới rõ ràng, thể hiện bằng những nét đứt. Điều này giúp cho người xem dễ dàng phân biệt và hình dung được hình dạng của các tỉnh thành và các tỉnh giáp ranh với nhau.

Tại góc phải của bản đồ hành chính phía Bắc Việt Nam sẽ có một tấm bảng ghi chú. Trên bảng ghi chú sẽ có các số liệu thuộc các tỉnh bao gồm thông tin về dân số, diện tích, mật độ dân cư của từng tỉnh thành. Vì thế qua bản đồ này, người xem có thể biết rất nhiều thông tin quan trọng của các tỉnh thành.

Ngoài ra trên bản đồ còn có các ký hiệu bản đồ, giúp người xem dễ phân biệt hơn. Những ký hiệu này sẽ thể hiện những thông tin như vị trí các trung tâm hành chính, các điểm du lịch, bãi tắm, hệ thống cảng biển ở các tỉnh….Bởi vậy trước khi xem bản đồ, các bạn nên quan sát ở phần “chú giải” các ký hiệu ở góc phải bản đồ.

Bản đồ giao thông phía Bắc Việt Nam

Bản đồ giao thông phía Bắc Việt Nam

Tương tự như các bản đồ giao thông thông thường, bản đồ giao thông miền Bắc Việt nam cung cấp các thông tin về tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không bằng các ký hiệu riêng. Mỗi thông tin sẽ được dùng bằng ký hiệu khác nhau, và được chú thích rõ ràng, qua đây người xem có thể nắm bắt được mọi thông tin về giao thông phục vụ cho việc đi lại hay các mục đích khác.

Đặc biệt với những tấm bản đồ khổ lớn còn thể hiện rõ hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều này đã giúp đất đai phía Bắc nước ta được bồi tụ màu mỡ giàu phù sa. Cùng với đó thì hệ giao thông đường thủy ở đây cũng rất phát triển, các tuyến đường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng trên tấm bản đồ. Những vị trí nổi bật như chợ, trường học, bưu điện, bến xe, bến cảng, các thành phố, khu du lịch nổi tiếng…đều được cung cấp trên bản đồ. Tất cả những thông tin này đều rất có ích cho những ai sinh sống, học tập và làm việc tại đây hoặc có dịp ghé miền Bắc du lịch, vui chơi.

Ngoài ra, nhờ bản đồ chi tiết các mạng lưới giao thông, tuyến đường lớn nhỏ trên bản đồ mà bất cứ ai cũng có thể biết được những tuyến đường đi lại cơ bản, để việc đi lại hay vận chuyển hàng hóa, buôn bán dễ dàng hơn.

Một vài điều thú vị về các tỉnh thành thuộc bản đồ phía Bắc 

Một số điều thú vị mà Goland24h.com muốn giới thiệu đến các bạn trên bản đồ phía Bắc đó là:

  • Tỉnh lớn nhất miền Bắc: Sơn La (diện tích 14,125 km2)
  • Tỉnh nhỏ nhất miền Bắc đồng thời diện tích nhỏ nhất Việt Nam: Bắc Ninh (diện tích 823,1 km2).
  • Tỉnh đông dân nhất miền Bắc: Hà Nội
  • Tỉnh ít dân nhất miền Bắc: Bắc Kạn
  •  Tỉnh ở miền Bắc không có núi: Hưng Yên, Thái Bình
  • Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn (hệ thống sông ngòi dày đặc gồm sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Trung, sông Hóa…)
  • Tỉnh có đường biên giới dài nhất: Cao Bằng với độ dài đường biên giới hơn 300km.

Xem thêm: Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành?

Nơi bán bản đồ phía Bắc Việt Nam

Bản đồ phía Bắc Việt Nam chứa đựng nhiều thông tin hữu ích như vậy, nhưng bạn lại chưa biết mua bản đồ ở đâu? Thì câu trả lời đó là tại các hiệu sách lớn hoặc các trang web bán bản đồ địa lý,..trên các trang mạng xã hội như Google, Facebook,….

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn đó là trước khi mua bản đồ hãy check thông tin cửa hàng thật kỹ, và tốt hơn hết các bạn hãy đến các hiệu sách lớn để được xem tận mắt trước khi mua.

Trên đây là những thông tin về các tỉnh miền Bắc giúp bạn đọc có thêm kiến thức về địa lý khu vực, để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập Goland24h.com để theo dõi thông tin mới nhất.