Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Địa hình mỗi tỉnh có gì đặc biệt?

Bắc Bộ là vùng đất nằm ở trên cùng của lãnh thổ Việt Nam có đầy đủ 4 mùa khí hậu rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). So với 2 vùng miền còn lại là Miền Nam và Miền Trung thì Bắc Bộ lại khoát lên mình một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Vậy Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? 

Miền bắc có bao nhiêu tỉnh?

Miền Bắc Việt Nam nằm ở phía trên cùng của lãnh thổ Việt Nam, có khí hậu 4 mùa rõ rệt là “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, được chi làm 3 vùng lãnh thổ, và Miền Bắc Việt Nam có 25 tỉnh, thành. Vậy các tỉnh miền Bắc được chia như sau:

 

Các tỉnh Miền Bắc thuộc vùng Tây Bắc Bộ

Các tỉnh Tây Bắc Bộ

Tây Bắc Bộ là khu vực trung du và miền núi nằm chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng nên điểm nổi bật của vùng này là có rất nhiều những dãy núi cao và vô cùng hiểm trở. Trong đó, có dãy núi Hoàng Liên Sơn dài 180km nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai & Lai Châu rất nổi tiếng mà bất cứ ai là con của vùng đất hình chữ S đều đã được nghe qua.

Ngoài ra, đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số với tổng cộng 6 tỉnh thành là: Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu.

Các tỉnh thuộc Miền Bắc ở khu vực Đông Bắc Bộ

Các tỉnh đông bắc bộ

Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu họ?

Đông Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía đông bắc của Miền Bắc Việt Nam và ở hướng bắc của vùng đồng bằng sông Hồng. Địa hình nơi đây chủ yếu là nhiều đồi và núi thấp, được bọc bởi các hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ.

Đặc biệt tại đây có Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là địa danh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa của thế giới vào năm 1994.

Danh sách gồm có 9 tỉnh thành gồm: Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ và Quảng Ninh.

Các tỉnh Miền Bắc Việt Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bình thuộc khu vực Miền Bắc Việt Nam. Là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước và cũng là vùng đồng bằng châu thổ lớn thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng đồng bằng Sông Hồng

Tìm hiểu thêm: Việt Nam hợp tác với những nước nào?

Địa hình là đồng bằng lớn bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 cho đến 1,2m so với mực nước biển và có hình dạng tam giác với đỉnh là TP. Việt Trì và cạnh đáy là đường ven biển phía Đông.

Với mực độ dân số cao nhất ở Việt Nam (1.404 người/km2, tổng dân số là 21 triệu người), khu vực này được chia làm 10 tỉnh thành với 2 thành phố trựca thuộc trung ương và 8 tỉnh bao gồm:

  • 2 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội và Hải Phòng.
  • 8 tỉnh gồm: Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Thái Bình.

Những đặc điểm các tỉnh của miền Bắc

  • Tỉnh lớn nhất miền Bắc: Sơn La với diện tích 14,125 km2

  • Tỉnh nhỏ nhất miền Bắc: Bắc Ninh với diện tích 823,1 km2. Đồng thời Bắc Ninh cũng là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước.

  • Tỉnh đông dân nhất ở miền Bắc: là Hà Nội với hơn 8 triệu dân (tính đến đầu năm 2019)

  • Tỉnh ít dân nhất ở miền Bắc: là Bắc Kạn với chỉ có 313,905 người trên diện tích hơn 4,859 km2 ( mật độ dân số trung bình là 67 người/km2 ). Bắc Kạn cũng là tỉnh có dân số ít nhất cả nước.

  • Tỉnh ở miền Bắc nhiều thành phố và thị xã nhất : Quảng Ninh với 4 thành phố : Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; 2 thị xã là Đông Triều và Quảng Yên

  • Tỉnh ở miền Bắc không có núi: Hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, có địa hình bằng phẳng và cũng là hai tỉnh ở Việt Nam không có đồi núi.

  • Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn – với rất nhiều hệ thống sông dày đặc gồm : sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông Kỳ Cùng ( sông Bản Thí, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê ) , sông Thương, sông Hóa, sông Trung…

  • Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn – với rất nhiều hệ thống sông dày đặc gồm : sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông Kỳ Cùng ( sông Bản Thí, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê ) , sông Thương, sông Hóa, sông Trung…

  • Tỉnh có đường biên giới dài nhất : Tỉnh Cao Bằng, với độ dài đường biên giới lên đến hơn 300 km, với 9 huyện giáp với Trung Quốc. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới dài nhất nước ta.

  • Tỉnh ở miền Bắc có đường biên giới giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc: chính là tỉnh Điện Biên – với phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam của tỉnh giáp với Lào.

Với một số kiến thức về các tỉnh miền Bắc nước ta được tổng hợp trên đây, hi vọng mọi người sẽ có thêm nhiều cảm hứng tìm hiểu về địa lý nước Việt Nam ta cũng như đã có thêm một vài hiểu biết.