Mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất

Mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất, đầu tiên bạn cần phải hiểu thế nào là định khoản / hạch toán kế toán, Định khoản kế toán là công việc xác định tài khoản nào ghi Nợ – tài khoản nào ghi Có.

Bài viết sau đây Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn cách định khoản kế toán qua bài viết: “Mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất”

>>>>> xem thêm: Kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán 

I. MẸO VÀ MỘT SỐ BƯỚC ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN 

Mẹo định khoản kế toán nhanh và chính xác

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan

Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1

Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)

Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có

Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản

1. Nguyên tắc Định khoản kế toán:

– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau

– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên

– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có

– Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có

– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.

Chú ý Các tài khoản lương tính: Tài khoản đầu 1:các tài khoản kế toán lưỡng tính: 131, 138, 331, 333, 338,

Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất

2. Cách sử dụng các tài khoản để định khoản:

– Bên Trái: Bên Nợ

– Biên Phải: Bên Có

  • Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
  • Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
  • Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có

Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toan sau:

  • TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
  • TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
  • Các TK mang T/C TS: 1, 2, 6, 8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
  • Các TK mang T/C NV: 3, 4, 5, 7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.

Lưu ý: các TK đặc biệt: TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.

II. NGUYÊN TẮC KẾT CHUYỂN THUẾ GTGT: LÀ KẾT CHUYỂN THEO SỐ NHỎ

+ TH1: số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ mà lớn hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là TK 3331”.

+ TH2: Số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ mà nhỏ hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ”

Nếu chưa nắm chắc cách định khoản kế toán các bạn hãy theo dõi ngay video dưới đây – 30 Phút thành thạo định khoản kế toán

Trên đây, kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho các bạn mẹo và cách định khoản kế toán nhanh nhất.

Xem thêm bài viết: Đối tượng kế toán và sự hình thành tài sản của một doanh nghiệp

Để nhanh chóng thành thạo kỹ năng kế toán vả giải quyết, xử lí chứng từ, sổ sách kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tổng hợp của Trung tâm Lê Ánh.

Bên cạnh đó, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê ánh chúc bạn thành công!