Mẹo trị ho DỨT ĐIỂM chỉ sau 1 đêm – HIỆU QUẢ ĐẾN 90%
Các cơn ho dai dẳng làm bé khó chịu, mệt mỏi, bỏ bú, thậm chí bỏ ăn khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không mẹ nào muốn cho con sử dụng thuốc hay kháng sinh bừa bãi. Với một số mẹo trị ho đơn giản dưới đây, mẹ có thể áp dụng để giảm nhanh cơn ho của con:
Ho là gì?
Ho theo định nghĩa của wikipedia ( trang thông tin bách khoa toàn thư uy tín ) là một triệu chứng kéo dài dai dẳng gây khó chịu, nhưng thực tế ho cũng là phản xạ bình thường của cơ thể giúp bảo vệ đường hô hấp bằng cách tống các chất đờm, hạt bụi ra khỏi cổ họng.
Ho thông thường bao gồm các cơn ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi là các cơn ho về đêm. Ho quá nhiều có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ho?
Ho do virus và vi khuẩn:
Nguyên nhân gây ho phổ biến ở trẻ em chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm. Nhiễm trùng đường hô hấp do cúm thường do virus gây ra và kéo dài từ một ngày đến nhiều tuần.
Đối với cảm cúm, thời gian thường kéo dài hơn có thể vài tuần và đôi khi cần dùng kháng sinh.
Khi thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện để các loại virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng ho ở trẻ. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, mùa đông, cha mẹ cần kịp thời giữ ấm, bảo vệ con trẻ tránh các tác nhân ra ngoài môi trường.
Hầu hết các cơn ho sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Với ho do virus điều trị với kháng sinh là không hiệu quả, vì vậy cần xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp chữa trị đúng cách.
Nếu để lâu, cơn ho kéo dài dai dẳng sẽ gây nhiều biến chứng khó lường.
Hen suyễn:
Đây là bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Một số nguyên nhân khởi phát như phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định. Ho hen thường kèm theo khò khè, tức ngực, đôi lúc nặng hơn vào mùa đông.
Các triệu chứng thường đi kèm với ho:
- Ngứa họng, ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi: Dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng làm kích thích các dây thần kinh và các thụ thể gây ho, hắt xì liên tục. Các triệu chứng này thường gặp ở các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm họng.
- Sốt, khò khè, khó thở: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi thường biểu hiện ho có đờm kèm sốt, khó thở.
Các mẹo trị ho tại nhà hiệu quả:
Mẹo trị ho khan:
Ho khan là tình trạng ho kéo dài dai dẳng mà không có đờm. Ho khan thường gặp khi thời tiết thay đổi. Trẻ bị nhiễm không khí lạnh hoặc dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, dị nguyên.
-
Sử dụng tinh dầu:
Xông hơi với tinh dầu giúp thanh lọc không khí, làm sạch đường hô hấp và làm dịu các triệu chứng kích thích là nguyên nhân gây ho. Xoa trực tiếp tinh dầu lên vùng ngực, lòng bàn chân, lòng bàn tay của bé cũng là cách giảm ho hiệu quả.
+ Tinh dầu tràm:
Tinh dầu tràm từ xưa đến nay luôn là loại tinh dầu truyền thống nổi tiếng về độ an toàn và hiệu quả dùng được cho cả mẹ bầu và em bé sơ sinh.
+ Tinh dầu bạc hà:
Tinh dầu bạc hà có hiệu quả trong điều trị ho khá tốt nhưng dễ gây kích ứng và ức chế hệ hô hấp nên chỉ sử dụng liều lượng vừa đủ và dùng cho trẻ từ trên 3 tuổi.
-
Mẹo trị ho với gừng:
Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Các bài thuốc đơn giản kết hợp gừng với các vị thuốc khác có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
+ Gừng mật ong:
Hỗn hợp nước gừng mật ong là phương thuốc dễ thực hiện mà lại cực kì có ích cho đường hô hấp, giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng đau họng, sổ mũi và ho.
Nguyên liệu: 2 củ gừng, 100gr mật ong.
Cách làm:
Gừng cạo sạch vỏ, giã hoặc xay nát, đổ thêm 200ml nước sôi rồi để nguội đến 50*C thì cho thêm mật ong vào.
Cho bé uống hỗn hợp này 2 lần/ngày, mỗi lần từ 1 – 2 thìa cà phê lúc còn ấm liên tục cho đến khi giảm ho.
Lưu ý: Không thêm mật ong vào lúc nước còn quá nóng do làm giảm các hoạt tính của mật ong và bài thuốc này chỉ sử dụng cho bé từ trên 1 tuổi.
+ Gừng và củ cải trắng:
Theo đông y, củ cải có vị thanh mát, tính bình, thường sử dụng trong các trường hợp viêm khí phế quản gây các triệu chứng ho, khàn tiếng. Kết hợp gừng và củ cải trắng giúp kháng viêm và làm dịu niêm mạc họng do ho liên tục.
Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 2 củ gừng.
Cách làm:
Củ cải trắng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, ép lấy nước. Gừng cạo sạch vỏ, xay hoặc giã nát cho vào chén thủy tinh, thêm dung dịch nước ép củ cải và hấp cách thủy trong vòng 10 – 15 phút.
Cho bé uống hỗn hợp 2 lần/ngày, mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê liên tục cho đến khi giảm ho.
Lưu ý: Có thể thêm đường phèn hấp cách thủy cùng để tạo mùi vị dễ uống hơn cho bé và bài thuốc này áp dụng được cho cả bé sơ sinh.
Mẹo trị ho với tỏi
Theo y học cổ truyền tỏi có tính ấm, đi vào các phế kinh, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau… Tỏi chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng và hữu hiệu trong chữa trị các bệnh ho, đặc biệt là ho do cảm lạnh.
-
Tỏi hấp mật ong:
Nguyên liệu:
2 – 3 củ tỏi, 200gr mật ong
Cách làm:
Tỏi đập dập, cho thêm mật ong hấp cách thủy trong vòng 10-15 phút.
Cho bé uống 3 lần/ngày mỗi lần một thìa cà phê sử dụng liên tục từ 3-7 ngày.
Lưu ý: Bài thuốc chỉ áp dụng cho bé từ trên 1 tuổi.
-
Tỏi chưng đường phèn:
Nguyên liệu:
2-3 củ tỏi, 200gr đường phèn
Cách làm:
Tỏi đập dập, cho thêm đường phèn chưng khoảng 20 phút.
Cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê tùy theo tình trạng ho và dùng liên tục cho đến khi dứt điểm ho.
Lưu ý: Bài thuốc dùng được cho bé sơ sinh.
Mẹo trị ho với lá hẹ
Lá hẹ theo Y học cổ truyền có tính ấm, hơi hăng cay, vị hơi chua, không chứa độc tố và có tác dụng chữa trị các bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… và bệnh đường ruột rất tốt.
-
Lá hẹ đường phèn:
Nguyên liệu:
1 nắm lá hẹ tươi, 200gr đường phèn.
Cách làm:
Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ nhừ.
Cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê nhỏ liên tục cho đến khi hết hẳn ho.
Lưu ý: Mẹ nhớ hấp cách thủy kĩ để loại bỏ mùi hăng của lá hẹ và bài thuốc này sử dụng được cho bé sơ sinh.
- Lá hẹ mật ong:
Tương tự bài thuốc lá hẹ đường phèn, mẹ có thể thay thế đường phèn bằng mật ong nếu sử dụng cho bé trên 1 tuổi.
- Xem chi tiết MẸO TRỊ HO KHAN HIỆU QUẢ tại đây
Mẹo trị ho có đờm
Ho có đờm là tình trạng các chất nhầy ở đường hô hấp tiết ra quá mức và được cơ thể tống ra ngoài bằng phản xạ ho.
Vỗ rung long đờm:
Đối với các bé nhỏ ho chưa thể tự khạc đờm ra ngoài như người lớn thì mẹ có thể cho bé nằm nghiêng một bên hoặc cúi người về phía trước, dùng bàn tay khum lại để tránh làm đau bé rồi vỗ từ dưới lưng dần lên phía ngực từ 10 – 15 phút để trẻ nôn ra đờm.
Mẹ nên vỗ rung long đờm khi bé mới ngủ dậy vì sau một đêm nằm ngủ có thể đờm bị ứ đọng lại gây khó thở, khò khè cho bé. Tránh vỗ lúc mới cho bé ăn no.
Uống nhiều nước ấm để dễ long đờm
Đối với các bé từ trên 6 tháng tuổi trở lên mẹ nhớ cho bé uống thêm nước ấm để làm loãng đờm đặc để đờm dễ tống ra ngoài.
Mẹo trị ho với chanh
-
Chanh ngâm mật ong:
Nguyên liệu:
Chuẩn bị chanh và mật ong nguyên chất đủ 1 hũ thủy tinh nhỏ để sẵn sàng cho bé dùng quanh năm.
Cách làm:
Chanh rửa sạch, để nguyên vỏ, thái lát, cho vào hũ thủy tinh sạch, thêm mật ong vừa đủ ngập chanh và đậy kín nắp thủy tinh. Sử dụng được sau 2-3 tuần ngâm.
Mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, dùng liên tục trong mùa lạnh để điều trị hoặc phòng ngừa cảm lạnh rất tốt.
Lưu ý: Bài thuốc chỉ dùng cho bé từ trên 1 tuổi.
-
Chanh hấp đường phèn
Nguyên liệu:
2-3 quả chanh vàng, 200gr đường phèn
Cách làm:
Chanh rửa sạch, thái từng khoanh mỏng cho vào bát thủy tinh sạch, thêm đường phèn rồi hấp cách thủy trong vòng 15-20 phút.
Mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê dùng liên tục cho đến khi dứt điểm cơn ho.
Lưu ý: Bài thuốc dụng được cho bé sơ sinh.
Mẹo trị ho đêm
Ho đêm là tình trạng cơn ho xuất hiện và kéo dài về đêm. Nguyên nhân có thể do chất đờm bị lắng đọng tại cổ khi ở tư thế nằm gây nên các cơn ho hoặc nhiệt độ giảm xuống về đêm làm kích thích các cơn ho.
- Giữ ấm vùng cổ cho trẻ tránh bị nhiễm nhiệt độ lạnh từ ngoài môi trường.
- Cho trẻ uống nước ấm để làm loãng dịch đờm.
Một số mẹo dân gian:
- Mẹo trị ho với mật ong :
Mật ong có tính kháng viêm, làm dịu hầu họng nên trước khi đi ngủ mẹ có thể cho bé ngậm mật ong, lưu ý chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi.
>> ” Bật mí ” Cách trị ho bằng mật ong NHANH và HIỆU QUẢ
- Nước hạt vừng đường phèn:
Mẹ có thể nấu hạt vừng với đường phèn thành hỗn hợp dễ uống cho bé dùng trước khi đi ngủ để giảm các cơn ho về đêm.
Khi nào nên đi thăm khám bác sỹ?
Việc áp dụng mẹo trị ho chỉ thực hiện khi trẻ mới có dấu hiệu bị ho, cảm. Trong một số trường hợp, cha mẹ cần xem xét đưa trẻ đi thăm khám để có hướng xử lý kịp thời:
- Ho liên tục, kéo dài với nhiều đờm đặc.
- Trong đờm có máu, đờm màu xanh, vàng và có mùi hôi.
- Ho kèm các triệu chứng khò khè, khó thở, tức ngực.
- Ho kèm triệu chứng sốt trên 3 ngày.
- Ho nhiều về đêm và cảm giác ớn lạnh.
- Ho liên tục kéo dài quá 7 ngày.
Trên đây là các mẹo trị ho đơn giản mẹ có thể áp dụng cho trẻ để giảm ho tại nhà. Cần lưu ý các phương pháp trên để đảm bảo hiệu quả quá trình điều trị vừa đảm bảo an toàn và giữ sức khỏe cho trẻ.
Đánh giá bài viết này