Mẹo nhỏ giúp bảo quản cho mỗi loại rau quả | BIDV MetLife
Rau quả tuy rất tươi khi mới mua về nhưng chỉ vài ngày sau sẽ xuất hiện dấu hiệu héo rũ và hư hỏng. Biết cách bảo quản đúng cách cho từng loại rau quả sẽ giúp tăng thời gian sử dụng của chúng và vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.
Các bạn có biết mỗi loại quả có tốc độ chín khác nhau? Đó là bởi ở thực vật cũng có những kích thích tố (hormone), điển hình như ethylene, tham gia vào quá trình chín của cây. Tùy theo từng loại trái, trái chỉ chín trên cây hay vẫn chín khi lìa khỏi cây, mà quá trình này sẽ khác nhau khiến thay đổi rõ rệt về mùi thơm, vị và độ rắn chắc của trái.
Như vậy với mỗi loại trái cây, rau củ mà chúng ta sẽ có những cách bảo quản khác nhau nhằm làm chậm quá trình chín và duy trì giá trị dinh dưỡng, cùng tham khảo bạn nhé!
Ướp lạnh ngô ngọt, nhưng không quá lạnh
Cách tốt nhất để thưởng thức ngô ngọt là ăn tươi để có độ ngọt tối đa. Nếu phải cất giữ nó trong một thời gian ngắn, có thể đặt trong tủ lạnh. Không gói ngô trong túi nhựa hoặc giấy. Nếu có thể, hãy cất chúng ở phía trước tủ lạnh nơi hơi ấm hơn một chút. Ngô sẽ bị khô và bở nếu để quá lạnh vì ở đó không đủ độ ẩm để giữ độ mọng của hạt.
Cà chua ghét tủ lạnh
Hay là tủ lạnh ghét cà chua? Một quả cà chua mới hái trong vườn chắc chắn là rất ngon, nhưng để quá lâu trong tủ lạnh có thể khiến nó bị nhũn và nhạt. Cà chua có thể cất giữ trong tủ lạnh trong hai hoặc ba ngày nhưng một khi đã thái nó, thì cà chua chưa dùng đến hoặc bất kỳ trái cây và rau quả nào cũng đều cần được đặt lại trong tủ lạnh để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhưng cà chua giữ ở nhiệt độ phòng có hương vị hơn. Vì vậy, nếu có thể, hãy để chúng trên bàn.
Không để bí đao và bí ngô cùng táo và lê
Bí đao và bí ngô nổi tiếng vì có thời hạn sử dụng dài nhưng không nên để táo (cùng với lê và các loại quả chín khác) cùng với chúng, vì sẽ khiến quả bí bị úa vàng và xấu đi. Bí đao và bí ngô được bảo quản tốt ở nhiệt độ trong khoảng từ 10 – 13 độ C, mát hơn nhiệt độ phòng nhưng không lạnh như tủ lạnh. Bí ngô và bí đao lớn hơn sẽ kéo dài đến sáu tháng, nhưng hãy để ý những quả nhỏ hơn, vì chúng thường chỉ để được khoảng ba tháng.
Túi đựng rau củ
Các loại rau củ như cà rốt, khoai mỡ, su hào, củ cải đường và hành tây nằm trong số những loại rau giàu dinh dưỡng nhất, vì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất. Để giữ lại những chất dinh dưỡng tốt, hãy bảo quản rau củ ở nơi mát, tối và ẩm. Hầm chuyên để rau củ là lý tưởng, nhưng hầu hết chúng ta không có. Lựa chọn tốt nhất tiếp theo là đặt rau trong túi giấy hoặc nhựa trong ngăn đựng rau củ. Nếu bạn chỉ ném chúng vào tủ lạnh, ngay cả trong ngăn đựng rau củ, chúng sẽ bị nhũn và thối nhanh hơn rất nhiều.
Tách riêng táo và cam
Đôi khi, chúng ta chỉ đơn thuần là không thể để chung với nhau. Đó là trường hợp của táo với táo và cam. Hai loại trái cây vẫn thường năm cạnh nhau trong các bức tranh tĩnh vật lại là kẻ thù không độ trời chung trong tủ lạnh. Trái cây tạo ra một loại khí gọi là ethylene, chất làm chín khiến cho các sản phẩm xung quanh nó bị hư thối nhanh hơn. Cất táo trong tủ lạnh nếu bạn muốn kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Cam được cất giữ trong tủ lạnh (cách xa táo) nên được đặt trong túi lưới để không khí có thể lưu thông. Túi nhựa sẽ làm cho cam bị mốc.
Đối xử với các loại rau gia vị như với hoa tươi
Nếu bạn đang cố gắng giảm muối hoặc chỉ là thêm hương vị cho món ăn, thì các loại rau gia vị tươi rất phù hợp, nhưng đừng quẳng chúng vào tủ lạnh. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng lá đã ráo nước hoàn toàn. Tiếp theo, cắt bớt phần cuống và cắm chung vào một cái cốc hoặc lọ. Hầu hết các loại rau gia vị sẽ tốt khi bảo quản theo cách này trong tủ lạnh. Tuy nhiên, húng quế lại thích ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên bạn sẽ vẫn muốn cắm nó vào nước. Khi nước bị đục, hãy đổ đi và thay nước mới. Hầu hết các loại rau gia vị có thể bảo quản theo cách này trong tới hai tuần.
Chia nhỏ nải chuối
Chuối để cả nải có thể khoe những quả chuối trọng ánh sáng tốt nhất, nhưng vấn đề là, tất cả chúng sẽ chín cùng một lúc, tức là bạn sẽ phải ăn chuối suốt hai ngày liền hoặc phải vứt đi những quả thối hỏng. Giải pháp: Cắt rời nải chuối. Để vài quả ở ngoài chờ chín và cất những quả còn lại trong tủ lạnh để trì hoãn quá trình chín. Nếu bạn bỏ quên và có những quả chuỗi chín trứng cuốc, hãy tận dụng làm bánh mì chuối hoặc cho vào tủ đá để làm kem chuối.
Không để chung hành tây với khoai tây
Khoai tây và hành tây chiên là một kết hợp ngon miệng nhưng đừng để chúng cùng với nhau trước khi nấu, vì hành tây sẽ khiến khoai tây bị hỏng. Tốt nhất là cất giữ các mặt hàng như khoai tây và bí đao trong giỏ đan mở nắp đặt ở chỗ tối và mát để giữ tươi lâu. Bạn có thể để chúng trong túi giấy, miễn là đảm bảo chúng được đựng trong dụng cụ đựng mà hơi ẩm hoặc nước không ứ đọng, vì điều đó sẽ khiến cho những loại củ này bị nhũn và hỏng nhanh hơn. Một láng giềng thân thiện với hành tây là tỏi. Chúng có thể được cất giữ gần nhau mà không làm chín hoặc hư hỏng. Chỉ cần để chúng trong không gian thông thoáng, và giữ nguyên lớp vỏ giống như giấy của tỏi cho đến khi sử dụng.
Thúc chín bơ bằng cách để cạnh chuối
Vì quả bơ có thể đắt tiền, nên điều quan trọng là phải bảo quản chúng dung cách. Nếu bơ chưa chín, hãy để chúng bên cạnh chuối. Các khí được giải phóng từ chuối sẽ thúc đẩy quá trình chín. Nếu muốn bảo quản quả bơ lâu hơn, hãy cất nó trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín một cách đáng kể. Nếu không ăn hết cả quả bơ, hãy bỏ phần còn lại cùng với hạt còn nguyên vẹn vào hộp kín với một miếng hành tây.
Tắm cho quả mọng
Quả mọng rất ngọt và dễ ăn. Vấn đề là, chúng có thể bị mốc rất nhanh nếu không bảo quản đúng cách. Thủ phạm là các bào tử nấm mốc nhỏ trú ngụ trong các khe kẽ của quả mọng. Nguyên tắc đầu tiên là tránh rửa quả mọng nếu chưa ăn ngay vì độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho mốc. Vậy phải làm thế nào nếu bạn không thể ăn hết ngay một lúc chỗ quả mọng đã mua? Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của quả mọng thêm vài ngày bằng cách dành vài phút để cho quả mọng tắm trong dung dịch gồm một phần giấm với ba phần nước. Ngâm chúng một lát; sau đó nhẹ nhàng rửa sạch. Giấm sẽ cản trở sự phát triển của nấm mốc. Vì quả mọng không chịu được ẩm ướt, nên hãy đảm bảo thấm khô chúng một cách cẩn thận. Đặt quả mọng ra một chiếc khăn giấy và nhẹ nhàng thấm nước. Xếp quả nhẹ nhàng vào hộp đựng thoáng khí hoặc để nắp mở một phần.
Ngâm cà rốt, cần tây và măng tây
Không nên cất những loại rau này trong túi nhựa, vì khí ethylene mà chúng tạo ra sẽ không có chỗ thoát. Hãy bọc cần tây trong giấy bạc và sau mỗi lần dùng lại bọc lại. Hoặc nếu bạn muốn có cần tây dùng ngay, hãy cắt nó thành từng khúc và ngâm xâm xấp nước trong hộp kín không khí. CÁch này cũng dùng cho cà rốt và măng tây cắt sẵn. Buộc dây cao su quanh thân và cắt phần gốc nhiều xơ và không ngon đi. Cắm bó măng tây vào một cốc nước sao cho mức nước cao hơn gốc bó măng chừng 2,5cm.
Dưa chuột để riêng
Nhiều loại trái cây, như cà chua, chuối và dưa, tạo ra khí ethylene, một chất làm chín làm tăng tốc độ hư thối. Dưa chuột siêu nhạy cảm với khí ethylene này, vì vậy chúng cần được để riêng, nếu không sẽ rất nhanh hỏng. Dưa chuột thực sự thích hợp để ở ngoài hơn là trong ngăn tủ lạnh, nhưng nếu bạn muốn ăn dưa chuột lạnh, có thể cất chúng trong vài ngày trong tủ lạnh (cách xa các loại trái cây khác).
Tham khảo từ Dantri