Mẹo khoanh trắc nghiệm lịch sử Việt Nam ôn thi ĐGNL (Giai đoạn 1954-1975)
Cập nhật lúc: 10:59 06-04-2023
Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem và tải file mẹo khoanh trắc nghiệm lịch sử Việt Nam theo từ khóa ôn thi đánh giá năng lực (Giai đoạn 1954-1975) dưới đây.
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Mẹo khoanh trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam theo từ khóa
(Giai đoạn 1954 – 1975)
1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là gì?
Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
2. Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?
Học thuyết Domino
3. Trong những năm 1954 – 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
Chiến lược toàn cầu
4. Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
Người cày có ruộng
5. Hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
6. Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ khi nào?
Từ đầu năm 1953
7. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Đảng và Chính phủ cần phải hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là gì?
Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
8. Bản chất của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1957 là gì?
Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc
9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975)?
Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế
10. Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cho thấy Đảng đã nhận thấy những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó?
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-1956)
11. Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 -1957 đã để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm lớn nhất gì trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng?
Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa
12. Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
Đồng Khởi
13. Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là gì?
Bạo lực cách mạng
14. Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?
Mỏ Cày
15. Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ – Diệm
16. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) là gì?
Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
17. Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)?
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
18. Nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?
Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
19. Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) là gì?
Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
20. “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay. Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ – Diệm thực hiện chính sách gì?
Tố cộng, diệt cộng
21. Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì?
Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
22. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
23. Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?
Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
24. Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
25. Tại sao cách mạng hai miền Nam – Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
Đều chung mục tiêu chiến lược
26. Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
27. Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) là gì?
Xây dựng các hợp tác xã
28. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
29. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 – 1960)?
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
30. Trong giai đoạn 1954 – 1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”?
Thái Bình
31. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) với Đại hội lần thứ II (2 – 1951) là gì?
Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
32. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì?
“Dùng người Việt đánh người Việt”.
33. Lực lượng nào đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965)?
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
34. Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 – 1965) là gì?
Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
35. Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì?
Ấp chiến lược
36. “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
Phá ấp chiến lược
37. Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân – hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
38. Để tiến hành chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã có hành động gì?
Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
39. Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam?
Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
40. Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì?
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
41. Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là gì?
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
42. Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
43. Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6 – 1963)
44. Tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)?
Đội quân tóc dài
45. Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946 – 1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961 – 1965) thực hiện ở Việt Nam là gì?
Lực lượng quân đội nòng cốt
46. Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
“Phản ứng linh hoạt”
47. “ Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào?
Chiến tranh cục bộ
48. Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968)?
Quân đội Mĩ
49. Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) là gì?
Tìm diệt và bình định
50. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
Chiến thắng Vạn Tường (1965)
51. Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965 – 1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là?
Đông Nam Bộ và Liên khu V
52. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968
53. Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 – 1968?
Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”
54. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là gì?
Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Danhgianangluc.info
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÙNG TUYENSINH247
- Lộ trình 5V Tổng ôn toàn diện ĐGNL & ĐGTD 2024 – Xem ngay
- Khoá ôn cấp tốc Đánh giá Tư Duy 2023 – Xem ngay
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí – TẠI ĐÂY