Mẹo hay trị cảm lạnh cho bé giúp “xoa dịu” dễ dàng

Cảm lạnh là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Mặc dù bệnh không nguy hiểm, nhưng phụ huynh không vì thế mà coi thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách trị cảm lạnh cho bé ngay tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên, vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Mẹo hay giúp trị cảm lạnh cho bé giúp "xoa dịu" dễ dàng

Thế nào là cảm lạnh?

Cảm lạnh là bệnh lý về đường hô hấp, gây bởi 1 trong 200 loại virus khác nhau. Trong đó, virus rhinovirus là chủng gây ra hầu hết các trường hợp cảm lạnh ở trẻ. Vì nguyên nhân gây bệnh là do virus, vì vậy sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ không mang lại hiệu quả.

Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Trẻ bị cảm lạnh thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt (có thể có hoặc không)
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu

  • Ho

  • Ngứa, đau họng

  • Chảy nước mắt

  • Sổ mũi

  • Hắt xì hơi nhiều

Trong một năm, trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần, phổ biến nhất là trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.

Trẻ bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Với những trẻ có thể trạng tốt, cảm lạnh thường không đáng lo. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ có đề kháng yếu thì cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn. Cảm lạnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Viêm họng: Trẻ dưới 1 tuổi bị cảm lạnh có thể dẫn đến viêm họng, với những triệu chứng cảnh báo như đau họng, sưng đỏ amidan, hốc họng xuất hiện nốt đỏ,…

    Trẻ dưới 1 tuổi bị cảm lạnh có thể dẫn đến viêm họng, với những triệu chứng cảnh báo như đau họng, sưng đỏ amidan, hốc họng xuất hiện nốt đỏ,…

  • Viêm tai cấp tính: Tai – mũi – họng, là ba cơ quan thông nhau. Vì vậy, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, virus sẽ lây lan sang tai và gây viêm nhiễm

  • Viêm xoang: Tương tự như vậy, việc chủ quan, coi thường không điều trị sẽ khiến virus có điều kiện phát triển và dẫn đến viêm xoang, nhiễm trùng xoang

    Tương tự như vậy, việc chủ quan, coi thường không điều trị sẽ khiến virus có điều kiện phát triển và dẫn đến viêm xoang, nhiễm trùng xoang

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm của cảm lạnh. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như ho nhiều, thở nhanh, sốt cao,… thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện

    Đây là biến chứng nguy hiểm của cảm lạnh. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như ho nhiều, thở nhanh, sốt cao,… thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện

Điều trị cảm lạnh cho bé như thế nào?

Thuốc kháng sinh không được khuyên dùng cho bé bị cảm lạnh. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp điều trị cảm lạnh cho trẻ tự nhiên, vừa hiệu quả mà lại an toàn. Cụ thể như sau:

Bổ sung nhiều nước cho bé

Nước và sữa là hai loại thức uống được khuyến khích bổ sung cho trẻ khi bị cảm lạnh. Uống nhiều nước không chỉ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mất nước mà còn có tác dụng làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi. Mẹ nên cho bé bú sữa hoặc sữa công thức thường xuyên. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt hoặc nước trái cây đóng chai vì chúng có chứa hàm lượng đường cao, gây kích ứng cổ họng khiến bệnh lâu phục hồi.

Nếu mẹ muốn biết trẻ uống đủ nước hay chưa thì có thể kiểm tra màu sắc nước tiểu. Trẻ uống đủ nước sẽ có nước tiểu màu nhạt. Nếu màu sắc nước tiểu của trẻ đậm thì nên bổ sung nhiều nước hơn.

Bổ sung nước cho bé

Hút sạch mũi cho trẻ

Trị cảm lạnh cho trẻ bằng cách hút sạch mũi là phương pháp vô cùng hiệu quả được chuyên gia khuyến khích dùng. Cảm lạnh khiến mũi bé tăng chiết chất nhầy, gây nghẹt mũi. Do đó, rửa mũi bằng dung dịch nước muối là cách chữa cảm lạnh cho bé hết sức cần thiết. Để làm sạch mũi bé, mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Nó có thiết kế hai đầu ống và 1 bầu bóp để tạo áp lực hút. Sau khi vệ sinh mũi bé sạch sẽ, mẹ nên dùng nước muối lau nhẹ nhàng vùng mũi và miệng bé. Đồng thời rửa dụng cụ bằng xà phòng sau khi sử dụng.

Hút sạch mũi cho bé

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, cũng như hóa lỏng chẩy nhầy. Từ đó giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh cho trẻ hiệu quả. Các mẹ có thể tìm mua các loại thuốc nhỏ hoặc tự pha thuốc theo tỷ lệ 1 thìa muối ăn và 1 cốc nước ấm. Cách nhỏ mũi cho bé được thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch, sau đó giữ nguyên tầm 5 giây. Lau sạch hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy.

Nâng cao đầu giường của trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh này giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Bởi ở tư thế nằm cao, chất nhầy sẽ thoát ra dễ dàng mà không bị vướng ở họng, nên trẻ sẽ dễ thở hơn. Mẹ có thể đặt cuốn sách hoặc chiếc khăn dưới gối để nâng cao đầu của bé.  

Cho trẻ ăn súp gà

Bên cạnh các cách trị cảm lạnh cho bé, mẹ cũng nên chú trọng vấn đề dinh dưỡng. Súp gà là lựa chọn tuyệt vời cho bé khi bị cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy, thịt gà chứa nhiều đạm và protein, giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra, trong thịt gà còn chứa hàm lượng selenium, loại chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những đặc tính này sẽ giúp sức khỏe trẻ nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa các loại bệnh tật.

Cho trẻ ăn súp gà

Sử dụng máy tạo ẩm phun sương

Tăng cường độ ẩm trong phòng có thể giúp giảm ho và nghẹt mũi cho bé. Lưu ý, khi sử dụng máy tạo độ ẩm mẹ nên điều chỉnh hơi nước phù hợp để tránh ảnh hưởng đến bé. Đặc biệt cần làm vệ sinh và thay nước mỗi ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Xông hơi

Một cách trị cảm lạnh cho bé khác là xông hơi trong phòng tắm. Phương pháp này có tác dụng giảm nghẹt mũi, từ đó ngăn ngừa được triệu chứng ho, khó thở do cảm lạnh. Mẹ cho bé tắm nước nóng và đóng kín cửa để tăng lượng hơi nước trong phòng. Sau đó, xông hơi cùng trẻ trong phòng tắm từ 10 – 15 phút. Thời điểm lý tưởng để xông hơi là trước khi ngủ.

Cho bé xông hơi trong phòng tắm

Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để giúp bé có một đêm ngon giấc, hãy làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối và dụng cụ hút mũi. Và dành thật nhiều âu yếm, vì điều này có thể làm dịu cảm giác khó chịu cho bé.

Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bên cạnh cách trị cảm lạnh cho bé, mẹ nên tuân thủ các phương pháp phòng tránh sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Nhắc bé rửa tay với xà phòng sau khi ho, hắt hơi

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người: Virus cảm lạnh có khả năng lây lan sang người. Vì vậy, vào mùa bệnh, mẹ nên hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người hoặc đeo khẩu trang cho bé để phòng ngừa cảm lạnh

  • Cho bé nghỉ ngơi trong phòng ngủ thoáng mát: Virus cúm rất ưa những nơi ẩm ướt. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến thông gió và độ ẩm trong phòng ngủ

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Để bé có một cơ thể khỏe mạnh, mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra, nên khuyến khích cho bé uống nhiều nước, tránh ăn thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ,…

Khi nào cần đến bệnh viện?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt cao, nôn mửa, run rẩy, ớn lạnh

  • Mệt mỏi cực độ

  • Suy hô hấp

  • Các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm sau vài ngày điều trị

  • Nếu trẻ có tiền sử tiểu đường hoặc hen suyễn, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp

Trên đây là tổng hợp một số cách trị cảm lạnh cho bé. Ba mẹ cần bình tĩnh để xử lý đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa thông qua bác sĩ. Trong trường hợp, triệu chứng cảm lạnh của bé không thuyên giảm, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.