Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình hiệu quả, dễ làm nhất

Nếu thấy con mình vặn mình nhiều, mẹ có thể áp dụng một trong các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình dưới đây để bé cảm thấy toan toàn, ngủ ngon sâu giấc hơn. Tuy nhiên, nếu bé có nhiều biểu hiện như rướn người, quấy khóc, khó ngủ trong thời gian dài thì mẹ nên mang bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhé. Hãy cùng Nuôi Con Thông Thái tìm hiểu về cách xử lý này trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh vặn mình nhiều? Có nguy hiểm hay không?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành, có 3 nguyên nhân chính khiến bé bị vặn mình, cụ thể như sau: 

1.1 Bé vặn mình để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ

Trong những ngày đầu đời, các tế bào thần kinh, thể vân và vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần bên dưới của vỏ não sẽ hoạt động nhiều hơn. Lúc này, con thường vận động tay chân và vặn mình để cố gắng thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

1.2 Bé vặn mình cũng là dấu hiệu thể hiện ngôn ngữ cơ thể với mẹ

Vặn mình cũng là một loại ngôn ngữ cơ thể để trẻ thể hiện mong muốn của mình. Có thể con đang không thích được bế hoặc chán ăn. Lúc này, mẹ có thể đặt con xuống hoặc thay đổi cách bế trẻ để đáp ứng nhu cầu của con.

Trẻ vặn mình có thể là ngôn ngữ cơ thể chứng tỏ con không muốn được bếTrẻ vặn mình có thể là ngôn ngữ cơ thể chứng tỏ con không muốn được bếTrẻ vặn mình có thể là ngôn ngữ cơ thể chứng tỏ con không muốn được bế

1.3 Trẻ vặn mình nhiều do tiếng ồn xung quanh hoặc bị thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm khi chuyển từ môi trường lỏng trong bụng mẹ sang môi trường khí bên ngoài. Do đó, con thường có phản xạ giật mình (phản xạ Moro) khi bất ngờ nghe thấy những tiếng động mạnh hay sự việc đột ngột. Trẻ còn phản xạ giật mình khi cảm thấy cơ thể đang di chuyển hoặc rơi xuống đột ngột. Lúc này, con sẽ vặn mình để tự vệ khi cảm thấy bất an.

Trong trường hợp con thường xuyên vặn mình kết hợp với các dấu hiệu bất thường như giật mình, gồng mình, đỏ mặt, nôn ói, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm,… thì bố mẹ cần quan sát và đưa con đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều tri kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi, vitamin hoặc bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Vặn mình có thể là phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinhVặn mình có thể là phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinhVặn mình có thể là phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh

2. Biểu hiện sinh lý và bệnh lý của trẻ hay vặn mình

2.1 Biểu hiện sinh lý

Nếu trẻ chỉ vặn mình và gồng đỏ mặt trong vài phút thì đây chính là biểu hiện sinh lý. Biểu hiện này sẽ kết thúc khi con được 2 – 3 tháng tuổi. Lúc này, trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt, vận động và phát triển bình thường. Việc trẻ sơ sinh vặn mình có thể do một vài biểu hiện sinh lý như:

  • Môi trường ngủ không an toàn, không thoải mái như nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh khiến con giật mình và vặn mình.
  • Con bị đói, hay quấy khóc, uốn người rồi vặn mình.
  • Con thường vặn mình hoặc rặn hết sức khi đi vệ sinh.
  • Môi trường xung quanh khiến bé vặn mình do cảm thấy khó chịu như bỉm ướt, quấn khăn chặt, quần áo dày,…

Môi trường ngủ ồn ào hoặc ánh sáng quá mạnh có thể khiến trẻ giật mìnhMôi trường ngủ ồn ào hoặc ánh sáng quá mạnh có thể khiến trẻ giật mìnhMôi trường ngủ ồn ào hoặc ánh sáng quá mạnh có thể khiến trẻ giật mình

2.2 Biểu hiện bệnh lý

Biểu hiện bệnh lý của tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh bao gồm: 

  • Trẻ vặn mình, nấc, nôn ói, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon, hay giật mình, chậm tăng cân, còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,… có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi, tiêu hóa kém.
  • Trẻ hay gồng mình đỏ mặt, vặn mình, khó ngủ, thậm chí co giật chứng tỏ thần kinh bị tổn thương.
  • Trẻ vặn mình do côn trùng đốt, ngứa ngáy, nóng rát.

Nếu biểu hiện vặn mình xuất phát từ bệnh lý thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng con vặn mình kết hợp gồng mình đỏ mặt có thể là biểu hiện bệnh lýTình trạng con vặn mình kết hợp gồng mình đỏ mặt có thể là biểu hiện bệnh lýTình trạng con vặn mình kết hợp gồng mình đỏ mặt có thể là biểu hiện bệnh lý

3. Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình vô cùng hiệu quả bố mẹ cần biết

Dưới đây là tổng hợp những cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đang được rất nhiều phụ huynh áp dụng và hiệu quả nhanh nhất: 

3.1 Thay tã bỉm êm ái, mặc quần áo rộng rãi

Một trong những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh chính là tạo điều kiện để cải thiện giấc ngủ của con. Lúc này, mẹ nên lựa chọn các loại tã bỉm chất lượng tốt, mềm mại, vừa mông và thấm hút tốt. Đồng thời, mẹ nên cho con mặc những bộ quần áo rộng rãi, đủ ấm để bé có một giấc ngủ ngon và không bị vặn mình.

3.2 Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái và an toàn

Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và vặn mình nếu nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc rất lạnh. Do đó, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp, đảm bảo không gian thoáng mát và yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Bạn cũng cần vệ sinh phòng ngủ, chăn màn thường xuyên để con không bị cảm giác ngứa ngáy làm tỉnh giấc.

Đảm bảo môi trường ngủ an toàn là mẹo giúp trẻ sơ sinh không vặn mình

3.3 Để đèn ngủ ở độ sáng phù hợp

Ánh sáng quá mạnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bé hay bị vặn mình. Một trong các cách chữa văn mình ở trẻ sơ sinh chính là tắt đèn hoặc bật đèn ngủ ở mức độ ánh sáng vừa phải để con ngon giấc hơn.

3.4 Nhẹ nhàng vỗ về bé

Khi con khó ngủ, vặn mình, hay giật mình khóc thét, mẹ nên ôm con vào lòng hoặc bế lên rồi vỗ về, âu yếm và hát ru để con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đồng thời, hơi ấm quen thuộc từ cơ thể bố mẹ sẽ giúp con cảm thấy an toàn và dễ chịu, từ đó ngủ ngon hơn.

3.5 Tắm nắng cho trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vặn mình chính là thiếu canxi, vitamin D và photpho. Do đó, cách chữa bé vặn mình hiệu quả chính là tắm nắng cho con thường xuyên để tổng hợp vitamin D qua da, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và photpho. Bố mẹ nên tắm nắng cho trẻ vào các khung giờ phù hợp như 6 – 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ buổi chiều.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bé hấp thu tốt vitamin D một cách tự nhiên.

Cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả là tắm nắng thường xuyên cho béCách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả là tắm nắng thường xuyên cho béCách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả là tắm nắng thường xuyên cho bé

3.6 Luôn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé và mẹ

Mẹo giúp trẻ hết vặn mình chính là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Lúc này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Đồng thời, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm chứa kẽm, canxi, vitamin có trong cá, rau củ quả,…

3.7 Mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của con

Vặn mình cũng chính là cách trẻ thể hiện cảm xúc khó chịu, ngứa ngáy, đau nhức, mệt mỏi, đói bụng, tã ướt,… Do đó, bố mẹ nên quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn để hiểu rõ về nhu cầu của em bé.

3.8 Mẹ để ý kiểm tra da bé thường xuyên

Cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả chính là kiểm tra những vùng da nhạy cảm của bé thường xuyên. Khi con có những biểu hiện như vặn mình, khó chịu hay quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra các vùng da ở bẹn, vùng kín, khuỷu tay, bắp tay,…

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường về da thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Mẹ nên kiểm tra da bé thường xuyên để nhận biết các dấu hiệu bất thườngMẹ nên kiểm tra da bé thường xuyên để nhận biết các dấu hiệu bất thườngMẹ nên kiểm tra da bé thường xuyên để nhận biết các dấu hiệu bất thường

3.9 Chữa vặn mình bằng dây thừng

Ngoài những cách trên, mẹ có thể sử dụng những phương pháp dân gian để chữa rướn ở trẻ. 

Cụ thể, mẹ sẽ đặt một đoạn dây thừng xuống dưới gầm giường, đúng vào nơi bé nằm ngủ thì tình trạng vặn mình ở trẻ sẽ biến mất. Tuy nhiên, đây là phương pháp dân gian được truyền miệng nên chưa được khoa học chứng minh. Mẹ có thể cân nhắc trước khi áp dụng nhé.

Mẹ có thể sử dụng mẹo chữa vặn mình bằng dây thừng để giúp con ngủ ngonMẹ có thể sử dụng mẹo chữa vặn mình bằng dây thừng để giúp con ngủ ngonMẹ có thể sử dụng mẹo chữa vặn mình bằng dây thừng để giúp con ngủ ngon

3.10 Cách chữa vặn mình cho bé bằng chanh và lòng trắng trứng gà

Mẹ có thể sử dụng chanh cùng lòng trắng trứng gà rồi thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 thìa nước cốt chanh và lòng trắng của 1 quả trứng gà rồi đánh đều với nhau.
  • Thoa hỗn hợp lên da của em bé rồi chờ trong 10 phút sau đó tắm lại.
  • Thực hiện trong 3 ngày để con ngủ ngon và không bị vặn mình.

Trên thực tế, chanh có nồng độ axit cao nên khi bôi lên da bé sẽ tạo cảm giác đau rát. Lòng trắng trứng gà có mùi tanh nên mẹ cần tắm kỹ cho bé. Đây là phương pháp mang tính tham khảo và chưa được kiểm chứng bởi y học nên mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng cho con.

3.11 Để tỏi ở đầu giường là mẹo giúp trẻ sơ sinh không vặn mình

Mẹ có thể đặt vài nhánh tỏi ở đầu giường khi con gặp tình trạng quấy khóc, giật mình hay vặn mình. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp dân gian dựa trên yếu tố tâm linh, chưa được y học kiểm chứng.

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là đặt vài nhánh tỏi ở đầu giường ngủ của conMẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là đặt vài nhánh tỏi ở đầu giường ngủ của conMẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là đặt vài nhánh tỏi ở đầu giường ngủ của con

4. Lưu ý khi chữa vặn mình cho bé bằng phương pháp dân gian

Khi mẹ áp dụng các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình bằng phương pháp y khoa thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý bôi bất kỳ thứ gì lên da bé thì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên có thể gây cảm giác đau rát, viêm da, bỏng da.
  • Nếu con thường xuyên vặn mình kết hợp với nôn trớ thì bạn nên mang bé đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe của con đang gặp bất thường.
  • Nếu các phương pháp dân gian không hiệu quả thì mẹ nên lựa chọn các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh khác tốt hơn.

Nếu tình trạng vặn mình kéo dài thì mẹ nên mang con đi khám kịp thời

Hy vọng qua bài viết này, đã cung cấp cho mẹ những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kết hợp các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu bạn có những điều muốn chia sẽ hoặc góp ý, hãy comment bên dưới nhé.Chúc bạn áp dụng thành công!

Vặn Mình Khó Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh (Bác Sĩ Sữa Mẹ Anh Thy)

Ba mẹ hãy đọc thêm những bài viết dưới đây để trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích trong chăm sóc nuôi dạy con nhé!

Tài liệu tham khảo:

Triệu chứng vặn mình, đỏ mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh
http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/1891/trieu-chung-van-minh–do-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh.html
Truy cập ngày 30/12/2022

Trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều
https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-cua-be/tre-so-sinh-bi-van-minh-nhieu/
Truy cập ngày 30/12/2022

5/5 – (1 {Bình chọn})