Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực hiệu quả mẹ cần biết!

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều? Có nguy hiểm không?

Trước khi nắm bắt mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình; mẹ cần hiểu nguyên nhân đằng sau những cú vặn mình của bé. Các nguyên nhân thường được phân loại làm hai nhóm: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý.

1.1 Bé vặn mình để thích nghi với môi trường bên ngoài

Trẻ sơ sinh vặn mình là phản ứng bình thường do cơ thể bé chưa quen với môi trường xung quanh. Khi mới sinh các tế bào thần kinh và vỏ não chưa phát triển hoàn thiện; nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế hơn.

Vì vậy trẻ sơ sinh vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

1.2 Ngôn ngữ cơ thể báo hiệu bé không muốn bế hoặc bú thêm

Ngôn ngữ cơ thể

Đôi khi trẻ sơ sinh vặn mình là vì chúng không muốn được bế hoặc cho ăn. Hình thức này của cơ thể có thể là một báo hiệu để mẹ đặt bé xuống hoặc thay đổi vị trí. Bên cạnh việc bé khóc, đây là cách mà bé đang nói với mẹ những gì bé muốn.

1.3 Phản xạ giật mình (phản xạ Moro)

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có phản xạ giật mình (còn gọi là phản xạ Moro) khi nghe thấy một tiếng động lớn hoặc đột ngột. Phản xạ này cũng có thể xảy ra nếu trẻ cảm thấy như mình đang rơi; hoặc bị di chuyển đột ngột. Lúc này, trẻ vặn mình để thể hiện hành động từ vệ.

Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình; hay giật mình, khó ngủ; đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý thiếu canxi, vitamin; cũng như đường tiêu hóa, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.