Mẹo giúp bé nhanh biết đi
Trẻ bắt đầu tập đi ở khoảng thời gian từ 10 đến 18 tháng tuổi. Giai đoạn này, trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ.
Cha mẹ không nên nôn nóng tập cho trẻ đi quá sớm, dễ làm cho chân bé vòng kiềng. Tập đi sớm cũng ảnh hưởng đến cột sống của bé. Khi nào bé bắt đầu muốn tập đi, bạn hãy giúp bé bằng cách:
– Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà, khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi.
– Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để bé được tự do ngồi, nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.
Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một.
– Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để tập đi.
– Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.
– Khi bé biết đứng vịn tay vào đồ vật, bạn có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường và bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.
– Cha mẹ có thể đu đưa một món đồ chơi màu sắc trước mặt bé để kích thích sự ham thích của bé và thôi thúc bé bước về phía trước.
– Bạn không cần sử dụng xe tập đi cho trẻ. Thực tế cho thấy, xe không giúp trẻ nhanh biết đi hơn mà có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ, dễ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khác.
– Bạn không cần phải mang giày tập đi cho bé khi bé di chuyển trong nhà. Với những bước chân non nớt, bé sẽ thấy khó khăn và mất cân bằng khi có giày. Bạn cứ cho bé đi chân trần. Chỉ khi nào dắt bé đi ra ngoài mới cần mang giày tập cho bé.
Bạn ở đằng sau, điều chỉnh hai cánh tay của bé. Tiếp đến, bạn có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động. Bạn chỉ nên bước từng bước một rồi lại nghỉ và tiếp tục để bé tò mò mà ham thích được đi cùng bạn hơn.
Đây là một trong những bài tập giúp bé thích được đi và sớm biết đi hơn.
Khoảng 9 đến 11 tháng tuổi, bé bắt đầu tập những bước đi đầu tiên. Ban đầu, bé còn khá vụng về và thường bám chặt lấy bàn tay bạn, sau quen dần, bé sẽ đi vững hơn. Lúc này, bạn có thể rèn luyện sự dẻo dai của cơ đùi cho bé, bé sẽ sớm biết đi hơn.
Hạn chế bế bé
Bế nhiều sẽ khiến bé ỷ lại vào cha mẹ mà ngại học đi. Bạn chỉ nên bế bé trong trường hợp cần thiết, còn những lúc khác, bạn nên để bé tự do ngồi, vui chơi.
Luyện cho bé đứng
Những khi bạn mặc quần áo, nên để cho bé được giữ trong tư thế đứng. Đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của bé thêm rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé.
Hỗ trợ bé tập đi
Bạn có thể đỡ bé đi hoặc cho bé vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đi. Bạn có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ bé, rồi từ từ thả tay ra khi bé đã tự đi được những bước nhỏ…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích bé đi bằng cách đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để bé nhấc chân về phía trước mới lấy được đồ vật này.
Giúp bé lên, xuống cầu thang
Ngay khi bé đã ngồi vững, bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho bé leo cầu thang. Nhiều bé thích bò lên cầu thang thay vì bước từng bước một. Cứ để cho bé được tự do khám phá cầu thang, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng, đảm bảo bé luôn an toàn là được.
Lưu ý: Dù sau này bé có lên, xuống cầu thang vững thì bạn vẫn nên canh chừng. Bởi vì, bé rất dễ bị hụt chân và ngã ở khu vực cầu thang.
Dạy bé bắt chước
Việc học đi sẽ thú vị hơn nếu bé được tham gia vui chơi cùng các anh (chị) bé. Nhìn thấy các bé lớn chạy nhảy, bé cũng sẽ rất phấn khởi và muốn bắt chước theo. Lúc này, bạn có thể đỡ tay bé và nói: “Mẹ con mình cùng đi theo anh nhé”.
Bạn nên kiên nhẫn
Nếu các bạn cùng độ tuổi với bé đã biết đi thành thạo trong khi bé còn lóng ngóng, bạn cũng không nên quá sốt ruột. Sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau, cho nên, bé chậm đi hơn các bé khác cũng là điều bình thường.
Điều quan trọng là bạn luôn khuyến khích bé học đi. Bạn có thể chìa tay ra và cổ vũ bé đi từng đoạn đường ngắn một. Khi đã tự mình đi được, bé sẽ rất hứng thú và bạn cũng không phải mất công giúp đỡ bé nữa
Mẹo dân giang cho bé nhanh biết đi
Có cá chuối, con mẹ nhanh biết đi Mấy bạn cùng tháng tuổi với con đã đi được rồi. Nhưng con mẹ thì mãi chưa biết đi. Mọi người ai cũng trêu con béo giống bố lười vận động. Mẹ thì chẳng thích nghe điều đó tý nào.
Hip của mẹ đã 13 tháng có lẻ rồi mà chẳng chịu đi gì cả. Cũng có thể một phần do mẹ không có ở nhà nên ít có thời gian dắt con tập đi. Bà ngoại không chỉ trông con và còn phải bế chị Tép 6 tháng tuổi nữa. Nên hầu như cả ngày con ở trong cái lôi gỗ to ơi là to. Được cái con ngoan và chịu chơi. Bà thương lắm, lúc chị Tép ngủ, bà tranh thủ bế Hip, hàng xóm ai đi qua nhìn cũng thương khi nghe tiếng la hét như mời gọi của con. Hễ ai lại gần, con tìm mọi cách bám riết lấy không chịu bỏ tay ra. Nhưng cứ cho con ra ngoài chơi về là con lại đòi đi. Con nặng tới 12 kg, bà thì già rồi bế con mãi sao được. Con mới chỉ đứng được một lúc thôi mà dạo này con cũng chẳng còn thói quen lân la bám giường, ghế để đi nữa. Động tý con lại bò bò nhanh như chớp ấy, rồi móc móc từ chỗ nọ đến chỗ kia, bẩn ơi là bẩn.
Lấy đầu cá chuối đâm vào bắp chân trẻ sẽ giúp trẻ tập đi nhanh? (Ảnh minh họa).
Mấy bạn cùng tháng tuổi với con đã đi được rồi. Bạn Bin ra trước con 3 ngày nặng 10 kg mà đã chạy được rồi đấy trong khi con vẫn bắt mẹ bế. Rồi bạn Huy 15 tháng hơn con chưa đến hai tháng cũng đã chạy nhanh rồi. Hễ đặt con xuống đất là con lại cong chân lên. Con đánh đu lên mẹ mỗi khi mẹ thả cho con tập đi. Mẹ vẫn cứ ao ước mong cho con biết đi để cho bà đỡ vất vả. Mọi người ai cũng trêu con béo giống bố lười vận động. Mẹ thì chẳng thích nghe điều đó tý nào.
Được bà hàng xóm mách mua cá chuối về chữa mẹo, chỉ cần mỗi lần mua một con nhỏ thôi làm hai ba lần thì được. Cầm con cá chuối đâm đâm phần đầu vào bắp chân của con, nếu là con trai thì đâm đâm 7 lần, còn nếu là con gái thì đâm 9 lần như thế. Bà còn nói thêm, cháu gái bà trước 15 tháng mãi chẳng biết đi, bà cũng bảo mẹ nó làm nhưng mẹ nó chê cổ hủ nên không làm. Nhân lúc mẹ nó đi làm bà tự mua cá chuối về thử, mới thử hai lần thôi mà chẳng mấy cô cháu gái đi được mới lạ. Bà còn nói thêm, đừng chê các cụ ngày xưa lỗi thời. Rất nhiều kinh nghiệm dân gian thời xưa nay vẫn có hiệu nghiệm đấy. Các cô các cậu trẻ thời nay, nuôi con cái động tý thì dùng thuốc tây rồi phải theo khoa học. Thế con chậm biết đi là do đâu nào?
Mẹ chẳng nói chẳng rằng chỉ ngồi nghe và nghĩ không thử sao biết. Với lại chuyện con cá chuối chữa mẹo để chóng biết đi mẹ cũng đã nghe nhiều người nói rồi. Mà có làm thì cũng có hại gì cho con đâu cơ chứ…
Bà ngoại đi chợ mang về một con cá chuối to, mẹ rửa sạch sẽ rồi cũng thử làm theo. Cầm con cá chuối trơn trượt mẹ lấy đầu nó đâm vào bắp chân của con, con thấy buồn buồn thích thú, cười tít cả mắt. Nhưng rồi đợi hai ba ngày sau cũng không thấy gì. Mẹ kiên trì mua thêm một con nữa để thử và đúng là hiệu nghiệm thật. Hơn một tuần sau khi mẹ đang dắt con đi, con nhìn thấy anh Đạt dang tay gọi tự nhiên con bước đi lại về phía anh ý (Vì anh Đạt rất hay bế con đi chơi nên con theo anh ấy lắm). Hai tay con dang ngang như để giữ thăng bằng. Con đi như lao ấy. Những bước đi đầu tiên của con siêu vẹo như ông say rượu vậy. Mẹ mừng rỡ khi nhìn thấy con yêu biết đi.
Chẳng biết có phải do con chưa chịu đi hay do mấy con cá chuối kia không nữa. Nhưng dù sao mẹ cũng thầm cảm ơn con cá chuối ấy vì nhờ nó mà con của mẹ đã đi được rồi…
Bây giờ thì con ít phải ngồi trong lôi gỗ nữa. Bà không còn lo lắng vì con hay bò bò để móc mói đồ nữa rồi. Con có thể đi chơi cùng bà và mỗi lần thấy tiếng còi bim bim của mẹ con có thể tự đi đón mẹ rồi. Mẹ cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Chế độ dinh dưỡng cho bé
Mặc dù bé chập chững tập đi bắt đầu trông giống như em bé trưởng thành, nhưng nhu cầu dinh dưỡng dành cho bé lại rất khác so với chúng ta. Bé cần rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau để giúp cho cơ thể phát triển. Trẻ chập chững đi cần chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, giàu chất béo hơn so với người lớn. Nếu bạn cần bất cứ lời khuyên nào, hãy trao đổi với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
Sự phát triển của bé chập chững đi
Khi chuyển sang giai đoạn chập chững tập đi, bé sẽ có bước phát triển đột phá về tinh thần và thể chất vì lúc này não bộ của bé đã sẵn sàng cho những thử thách mới – bước phát triển của giai đoạn tập đi và tập nói. Vì thế, một chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho bé có được bước tăng trưởng tốt nhất.
Vì sao chế độ ăn uống của bé chập chững đi lại rất khác so với người lớn?
Chế độ ăn uống của trẻ chập chững đi rất khác so với chúng ta. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé cũng một khác, vì thế bạn cần lưu ý những điểm sau đây khi chuẩn bị thức ăn cho bé.
Đường và muối: Trẻ chập chững đi chỉ cần tối đa 1/6 lượng muối so với người lớn, tức là khoảng dưới 1g mỗi ngày. Vì thế bạn không nên nêm thêm muối vào món ăn của bé theo chủ ý của bạn. Một số thức ăn của người lớn không phù hợp với bé vì có quá nhiều đường hoặc muối hoặc có chứa phẩm màu và gia vị.
Khẩu phần: Dạ dày của bé chập chững đi nhỏ hơn chúng ta ít nhất 5 lần, vì thế bé cần ăn ít một và ăn nhiều lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của cơ thể. Để có được một chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất và đầy đủ năng lượng, mỗi ngày bé cần 3 bữa ăn chính kèm theo nhiều bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng.
Nhu cầu dưỡng chất và năng lượng: Trẻ chập chững đi không phải là người lớn thu nhỏ. Bé cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt đối với người lớn, nhưng lại làm cho bé no mà không cung cấp đủ dưỡng chất bé cần. Thức ăn khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, để có được chế độ ăn cân bằng và đủ dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của bé, thì điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho bé chế độ ăn càng đa dạng càng tốt.
Vậy chế độ ăn uống cân bằng là gì?
Chế độ ăn uống cân bằng là sự kết hợp hài hòa các thành phần sau đây:
Carbohydrate (tinh bột):
Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, cơm, bún, mì sợi…Bạn có thể cho bé ăn nhóm thực phẩm tinh bột vào các bữa chính và các bữa phụ.
Trái cây và rau quả:
Bao gồm các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, cà chua, chuối, rau lá xanh…Hãy cho bé ăn nhiều loại rau quả và trái cây khác nhau với các màu sắc khác nhau vì chúng chứa các loại dưỡng chất khác nhau. Đảm bảo cho bé ăn 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần của bé ít hơn so với chúng ta.
Sữa và sản phẩm từ sữa:
Bao gồm sữa, sữa chua, phô-mai. Sữa là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé, nhưng bạn cũng cần cho bé ăn thêm các sản phẩm từ sữa vì chúng rất giàu can-xi. Bé chập chững đi cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.
Protein (chất đạm):
Bao gồm trứng, thịt, cá, đậu. Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo-Omega 3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp hấp thu chất sắt.
Chất béo và đường:
Bao gồm dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy. Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, nhưng bạn phải nhớ đây là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế cho các thực phẩm khác.
Thức ăn cần tránh:
Có một số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, có một số thức ăn cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên ăn.
• Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu
• Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo
• Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày còn non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này
• Mặc dù các loại đậu nguyên hạt là tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng, hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹn thở, vì vậy tốt nhất là nên tránh.
Trẻ chậm biết đi
Giúp trẻ nhanh biết bò
Cho bé ăn khi bé chập chững biết đi
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Cách học bài nhanh thuộc giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt
Dạy bé tập nói nhanh
(st)