Mẹo giúp bé mọc răng không đau không sốt có thể mẹ chưa biết
Trẻ mọc răng thường sưng tấy lợi khiến bé đau đớn, quấy khóc và bỏ ăn khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm được giải pháp khắc phục tốt nhất. Đừng lo, tại đây Nha khoa Trẻ sẽ bật mí những mẹo giúp bé mọc răng không đau không sốt giúp cha mẹ yên tâm chăm sóc bé. Cùng tìm hiểu ngay các mẹo giúp bé mọc răng không đau dưới đây nhé.
1. Mẹo giúp bé mọc răng không đau không sốt
1.1. Trong quá trình mang thai
Mang thai là quá trình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con về sau, trong đó có tình trạng mọc răng. Vì vậy, để trẻ có thể mọc răng như giá không bị đau sốt khó chịu thì trong thời gian mang mang bầu, hãy bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết nuôi mẹ và bé. Đặc biệt là các chất tốt cho sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ như các loại Vitamin, Magie, Canxi,…
Ngoài ra, dân gian tiết lộ một mẹo giúp bé mọc răng không đau đó là nếu mẹ bổ sung món dạ dày lợn hấp hạt tiêu khi mang thai ở tuần 32, 33 thì sẽ giúp trẻ mọc răng đúng quy trình và không bị đi tướt. Dạ dày mua về, làm sạch kỹ sau đó nhồi 1 ít hạt tiêu để giảm mùi và hấp cách thủy rất đơn giản.
1.2. Lúc bé được 3 tháng 10 ngày
Theo dân gian, mẹ có thể áp dụng biện pháp rơ lưỡi từ lá hẹ cho các bé – mẹo giúp bé mọc răng không đau. Cách thực hiện khá dễ:
-
Khi bé tròn 100 ngày tuổi, mẹ lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
-
Trước khi tiến hành rơ lưỡi, mẹ cho con bú khoảng 30 phút, sau đó mẹ dùng băng gạc quấn quanh ngón tay rồi chấm vào nước lá hẹ để rơ quanh khoang miệng bé. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng và cố gắng đẩy vào lợi trên và dưới của bé vài lần.
Nên thường xuyên thực hiện mẹo giúp bé mọc răng không đau này vì với đặc tính ấm của hẹ sẽ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp giảm đau, bớt sốt cho bé khi mọc răng cực kỳ hiệu quả.
1.3. Khi con bắt đầu giai đoạn mọc răng
Khi trẻ bắt đầu mọc răng sẽ thường xuyên bị ngứa lợi và chảy nước dãi nhiều. Nếu mẹ không để ý và đưa ra cách xử lý kịp thời trẻ sẽ bị đau, quấy khóc và dễ dẫn đến tình trạng sốt cao, biếng ăn. Do đó, để giảm ngứa, đau lợi cho bé, cha mẹ nên áp dụng một số mẹo giúp bé mọc răng không đau như sau:
1.3.1. Cho trẻ gặm chân gà luộc
Đây là một mẹo giúp bé mọc răng không đau được áp dụng nhiều và có tỉ lệ thành công cao. Gặm chân gà luộc không chỉ giúp con giảm ngứa răng mà còn tránh tình trạng quấy khóc, sốt vào ban đêm. Mẹ nên mua chân gà loại vừa, không cần quá to, vừa với tay và miệng trẻ. Luộc khoảng 20 phút để chân gà chín hoàn toàn và để nguội rồi cho bé gặm khoảng 15 phút. Nên áp dụng cách này 1 – 2 lần/tuần sẽ có hiệu quả bất ngờ.
1.3.2. Dùng nước đậu xanh
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt và là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng rất an toàn cho trẻ. Dân gian lưu truyền khi sử dụng đậu xanh rơ lưỡi cho trẻ có thể giúp giảm đau, giảm sốt, khó chịu khi trẻ mọc răng.
Cách thực hiện mẹo giúp bé mọc răng không đau này như sau: Lấy khoảng 50g đậu xanh, đem rửa sạch rồi mang đi xay và đun cùng 1 lít nước bằng lửa vừa trong khoảng 15 – 20 phút. Đợi nước đậu nguội bớt, mẹ dùng gạc hoặc bông sạch thấm nước rồi rơ lưỡi, bôi nhẹ nhàng vào phần lợi của trẻ.
1.3.3. Cho trẻ ăn quả na
Quả na có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Đây là một mẹo giúp bé mọc răng không đau rất hiệu quả và đơn giản. Cho trẻ gặm trực tiếp hoặc để an toàn hơn mẹ sẽ lấy thịt ra dằm nát rồi bón cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ép lấy nước cho bé uống thường xuyên.
2. Cách chăm sóc trẻ khoa học, khỏe mạnh giúp bé mọc răng không đau
Ngoài các mẹo giúp bé mọc răng không đau mà dân gian lưu truyền, để khắc phục tình trạng đau sốt khi trẻ mọc răng và giúp trẻ mọc răng không đau, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ một cách khoa học, khỏe mạnh.
2.1. Sát sao trong suốt thời gian trẻ mọc răng
Thời kỳ bé mọc răng thường bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên có một số trường hợp bé có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn. Do đó, cha mẹ cần nắm được quá trình và thời gian mọc răng của trẻ để có cách xử lý kịp thời, áp dụng đúng thời điểm các mẹo giúp bé mọc răng không đau.
-
Thời gian bé mọc răng cửa: Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng 16.
-
Thời gian mọc răng nanh: Bắt đầu vào khoảng tháng 16 đến tháng 23.
-
Thời gian mọc răng hàm: Khoảng từ tháng 13 đến tháng 31, sau khi răng cửa và răng nanh đã mọc hoàn chỉnh.
Trên đây là quy trình mọc răng chuẩn theo đúng kế hoạch thông thường của các bé mà các viện đã nghiên cứu. Nếu trẻ mọc sớm hoặc chậm so với mốc thời gian này 1 vài tuần đến 1 tháng thì cha mẹ không cần lo lắng vội. Tuy nhiên, nếu bị lệch thời gian quá nhiều từ 1 tháng trở lên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Trẻ mọc răng nanh có sốt không?
Bé mọc răng hàm sốt mấy ngày?
Răng sữa trẻ em có bao nhiêu cái?
2.2. Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ
Có được các mẹo giúp bé mọc răng không đau trong tay nhưng cha mẹ đừng quên vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày cho bé nhé. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám có hại trên răng, đảm bảo cho sự chắc khỏe của hàm răng. Đối với mỗi giai đoạn mọc răng của trẻ cha mẹ cần có biện pháp vệ sinh răng miệng khác nhau:
-
Đối với bé mới mọc răng: Cha mẹ nên dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng như: gạc rơ lưỡi, cây cạo lưỡi hoặc bàn chải lưỡi bằng silicon. Nhúng các dụng cụ đó vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi tiến hành chải lưỡi và răng nhẹ nhàng cho trẻ. Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng này góp phần làm tăng hiệu quả của các mẹo giúp bé mọc răng không đau.
-
Khi trẻ đã mọc răng số lượng nhiều khoảng 8 – 12 chiếc: Mẹ có thể dùng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng cho con. Tuy nhiên, khi thực hiện mẹ cần tuyệt đối chú ý tránh để trẻ nuốt kem đánh răng vào bụng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ kết hợp dùng nước súc miệng phù hợp với độ tuổi để loại bỏ mảng bám trên răng.
Lưu ý:
-
Thực hiện vệ sinh răng cho trẻ ngay sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm xong để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
-
Các mẹo giúp bé mọc răng không đau đã giúp trẻ có những chiếc răng đầu tiên khỏe mạnh mà không đau sốt. Để giúp răng trẻ chắc khỏe hơn thì giai đoạn trẻ đã dùng được kem đánh răng, mẹ có thể tham khảo các loại kem đánh răng chứa Flour.
2.3. Bổ sung đủ dinh dưỡng để trẻ mọc răng như giá không đau không sốt
Dùng các mẹo giúp bé mọc răng không đau thôi chưa đủ, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học để tránh nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, giúp trẻ mọc răng đúng thời điểm.
-
Nấu những món ăn mềm và lỏng như cháo, súp, canh,… giúp trẻ dễ ăn hơn, không phải nhai nên cũng hạn chế tối đa tình trạng đau nhức răng lợi.
-
Khi trẻ mọc răng có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, mẹ có thể cho con gặm lê, táo để giảm ngứa lợi và đảm bảo an toàn, chất dinh dưỡng.
-
Tránh cho con ăn những món quá nóng hay quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nướu.
-
Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt vì có thể làm tăng vi khuẩn trong răng miệng, gây nhiều bệnh lý răng miệng cho con.
-
Để các mẹo giúp bé mọc răng không đau được tối ưu nhất cũng như giúp răng của trẻ mọc đều, đúng quy trình, mẹ cần bổ sung thêm hàm lượng Canxi, Phospho và các chất dinh dưỡng cần thiết vào bữa ăn hàng ngày của bé.
Ngoài ra, khi mọc răng trẻ có thể biếng ăn, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé thành 6 – 8 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Nếu tình trạng con biếng ăn kéo dài nhiều ngày liền, sụt cân thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra những lời khuyên và biện pháp khắc phục tốt nhất.
3. Nếu trẻ mọc răng bị đau sốt thì các mẹ cần xử lý như nào?
Một số người thắc mắc rằng đã áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau rồi mà khi trẻ mọc răng vẫn bị đau sốt thì có sao không, phải xử lý như nào? Theo các nghiên cứu, có rất ít trường hợp trẻ mọc răng không đau không sốt mà trẻ thường có dấu hiệu tăng nhiệt độ nhẹ vào ngày mọc răng và 1 ngày trước khi mọc. Vì thế, khi bé mọc răng sốt đến 38 độ – 39 độ C là bình thường.
Thông thường thời gian trẻ bị sốt khi mọc răng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau đó sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao kèm các triệu chứng sau đây thì cảnh báo rất nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý để đưa ra giải pháp kịp thời.
-
Bé bị sốt cao 40 độ C kèm triệu chứng tiêu chảy, nôn ói liên tục trong nhiều ngày. Đây là dấu hiệu bất thường, có thể trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc viêm tai giữa.
-
Trẻ bị cảm cúm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi nhiều, rất có thể trẻ đang bị suy giảm sức đề kháng và miễn dịch.
-
Nước dãi trẻ chảy nhiều xuống khu vực cằm, má và cổ mà không được vệ sinh sẽ khiến vùng da tại vị trí này bị phát ban. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ phát ban khắp cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh sởi hoặc nấm,…
-
Nếu trẻ nhỏ mọc răng bị sốt cao trên 40 độ liên tục về đêm kèm theo tình trạng tiểu dắt, khó thở, cơ thể co cứng,… có thể trẻ đã bị bệnh nhiễm trùng, viêm phổi, viêm màng não,…
Do đó, khi đã áp dụng các mẹo giúp bé mọc răng không đau rồi mà nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với các bé.
Còn khi trẻ mọc răng có dấu hiệu sốt mà không xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên thì cha mẹ có thể giảm sốt cho trẻ tại nhà bằng cách chườm khăn. Đắp khoảng 15 – 20 phút, mẹ lại vắt và thay khăn 1 lần để trán con nhanh hạ nhiệt độ.
Trên đây Nha khoa Trẻ đã chia sẻ tất cả thông tin quan trọng liên quan tới quá trình mọc răng của trẻ và các mẹo giúp bé mọc răng không đau. Có rất nhiều mẹo hay giúp bé mọc răng như giá cha mẹ có thể tham khảo áp dụng cho con. Đồng thời, cha mẹ hãy theo sát con trong quá trình mọc răng để có nhiều phương pháp xử lý kịp thời nhé. Chúc các bé của bạn mọc răng khỏe mạnh.
Tác giả: