Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để con lấy vía thông minh khỏe mạnh – Đồ sơ sinh trọn gói
Nếu là người lần đầu làm mẹ, hẳn là mẹ chưa từng nghe đến chuyện giữ cuống rốn để con thông minh khỏe mạnh đâu nhỉ? Mách mẹ 1 số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn, mẹ có thể làm để sau này con thông minh, khỏe mạnh. Phải thử ngay các mẹ nhé!
Mục Lục
1. Trẻ bao lâu thì rụng rốn?
Cuống rốn là phần nhau thai được bác sĩ cắt bỏ khi bé ra khỏi cơ thể mẹ, rốn của bé sẽ còn sót lại 1 mẩu ngắn nhau thai này. Sau khoảng 7 – 10 ngày, cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng. Có bé sẽ lâu hơn một chút là khoảng 15 ngày.
Thời gian rụng cuống rốn nhanh hay chậm hoàn toàn không biểu hiện vấn đề gì về sức khỏe của bé cả. Mẹ chỉ cần lưu ý khi cuống rốn có biểu hiện bất thường như sưng tấy hay chảy mủ thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế
Trường hợp cuống rốn của bé đã lâu không rụng, mẹ cũng không cần tác động gì cả, nó sẽ rụng tự nhiên và khi rụng xong sẽ để lại màu ửng hồng trên rốn của bé. Không sao, chỉ 2 tuần sau là rốn của bé sẽ hoàn toàn bình thường.
2. Một số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn giúp bé thông minh
Có một số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn mẹ có thể làm để sau này bé thông minh, khỏe mạnh, dễ nuôi.
Treo cuống rốn của trẻ lên bóng đèn hoặc cuối gương
Nhiều gia đình khi thấy con rụng cuống rốn thường nhặt lại treo lên đèn bàn hoặc treo trước gương hoặc hướng về phía mặt trời mọc. Điều này có ý muốn con sau này lớn lên sẽ thông minh, sáng dạ, tương lai tươi sáng
Cất cuống rốn trong lọ để đầu giường
Sau khi cuống rốn của bé rụng ra, mẹ mang đi phơi khô rồi bỏ vào lọ để đầu giường. Điều này cũng với mong muốn con thông minh khỏe mạnh.
Tuy nhiên với 2 cách treo, cất cuống rốn này có thể không thực hiện được lâu vì sau vài ngày, cuống rốn sẽ sinh mùi và hỏng. Mẹ có thể chọn làm theo phương pháp thứ 3 này
Chôn cuống rốn
Mẹ có thể chôn cuống rốn trong vườn hoặc bồn hoa nếu nhà không có vườn, chôn cùng nhau thai hoặc chôn cùng các cuống rốn khác của anh chị em trong gia đình. Việc chôn cuống rốn của bé cùng các cuống rốn khác sẽ giúp cho tình cảm anh chị em trong gia đình khăng khít hơn. Đây cũng là cách giúp giữ lại kỷ niệm cho bé và ba mẹ
Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng tế bào gốc cuống rốn có khả năng chữa trị được khoảng 80 loại bệnh khác nhau trong đó có 1 số bệnh liên quan đến máu, rối loạn miễn dịch như: ung thư, u tủy, tiểu cầu, huyết tán, …
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về khả năng chữa bệnh alzheimer, parkinson, bại não, tiểu đường, … từ tế bào gốc cuống rốn này. Mẹ chỉ cần đăng ký với bệnh viện, ngay sau khi bé được sinh ra, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu cuống rốn và lưu trữ. Chi phí cho năm ưu trữ đầu tiên khoảng 25 triệu, các năm tiếp theo khoảng 2,5 triệu đồng và có thể bảo quản tối đa trong vòng 18 năm.
3. Chăm sóc bé thế nào sau khi rụng cuống rốn
Ngay sau khi rụng cuống rốn, rốn của trẻ sẽ có vết màu hồng đỏ như bị thương, điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần lưu ý vệ sinh cuống rốn của bé sạch sẽ bằng cách lau quanh rốn, xung quanh 5cm bằng bông gòn và cồn 70 độ.
Sau khi lau xong, mẹ để miệng rốn của bé hở tự nhiên như vậy sẽ nhanh liền sẹo hơn. Thông thường sẽ khoảng 1 – 2 tuần là rốn của bé trở lại bình thường. Mẹ cũng nên lưu ý không mặc quần áo quá cứng, cọ xát vào miệng rốn của bé, bé sẽ cảm thấy khó chịu.
Trong quá trình chăm sóc miệng rốn của bé, nếu thấy có biểu hiện bất thường như sưng tấy, chảy mủ hoặc có mùi hôi, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nếu có.
Bài viết liên quan
>>> Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh từ sớm