Mẹo dân gian giúp trẻ tự tháo dân rốn quấn quanh cổ – Bà Bầu Cần Biết

Đây là kinh nghiệm của một mẹ bầu đã chia sẻ . Nhờ áp dụng mẹo dân gian này mà con tự tháo dây rốn quấn quanh cổ. Hi vọng đây sẽ kinh nghiệm quý báu giúp các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và vượt cạn mẹ tròn con vuông.

Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi là gì?

Dây rốn một đầu nối với nhau thai, trong khi nhau thai lại gắn với tử cung. Trong khi một đầu nối với bào thai thông qua một lỗ nhỏ trên bụng bào thai. Khi sinh nở, bác sĩ thuwofng tiến hành cắt dây rốn cho bé.

Chiều dài của dây rốn khoảng 56 cm. Dây rốn này ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho trẻ khi còn trong bụng mẹ còn giúp truyền kháng sinh khi mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể bé. Đồng thời dây rốn cũng nhận những chất đào thải từ con truyền sang mẹ.

Tình trạng dây rốn quấn quanh cổ không phải hiếm ở bà bầu hiện nay

Tuy nhiên, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ, thường khiến nhiều mẹ lo lắng bởi con bị dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ.

Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định. Hoạt động của bé như duỗi tay, quay vòng tròn hay do sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng tới việc dây rốn bị nới lỏng hay thắt chặt hơn vào cổ bé.

  • Dây rốn quấn quanh cổ có nguy hiểm không? 

Làm thế nào để phát hiện ra hiện tượng thai nhi bị dây quấn quanh cổ?

Thông thường chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, hiện tượng thai đạp nhiều, bất thường cũng có thể là dấu hiệu của dây rốn quấn quanh cổ. Bởi khi bị dây rốn quấn quanh cổ, trẻ dễ có nguy cơ bị thiếu oxy, khó thở, đạp nhiều và vận động bất thường trong bụng mẹ.

Mẹo dân gian chữa dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Đây là mẹo dân gian mặc dù chưa có khoa học nào kiểm chứng, các mẹ có thể tham khảo và làm theo vì nó khá dễ làm và hoàn toàn vô hại.

Trong một tuần trước khi ngủ các mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ như thế từ 1-3 vòng, tuỳ vào số vòng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Sau đó bạn nên đi siêu âm lại xem kết quả có gì thay đổi không.

Dây rốn trung bình dài từ 50 -60m. Dây rốn càng dài thì tỉ lệ bé bị quấn càng cao

Một số lưu ý cho mẹ khi thai nhi bị dây rốn quấn

Các mẹ khi áp dụng mẹo dân gian trên nên chú ý không nên bò ngay khi vừa ăn xong, bởi bò như vậy sẽ gây chóng mặt, ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Trong thời gian này, khi bò bạn cũng nên thường xuyên theo dõi tình hình thai máy mỗi ngày để sớm nhận biết tình trạng của thai nhi. Nếu xuất hiện các tình trạng thai máy bất thường như dây rốn quấn quanh cổ quá chặt, không cử động gây thiếu oxy cho trẻ thì nên đến gặp bác sĩ kịp thời.

Bà bầu cũng nên hạn chế đến những nơi ồn ào, nhạc quá mạnh khiến cho trẻ bị quấy động, quay tứ tung dễ làm dây rốn quấn quanh cổ nhiều hơn.

Tuyệt đối không dùng tay xoa bụng để tháo dây rốn. Bởi các bác sĩ cho rằng, việc làm này có thể khiến tử cung co bóp mạnh làm cho tình trạng dây rốn quấn càng trở nên nghiêm trọng hơn.