Mẹo dân gian chữa sốt phát ban?
Sốt phát ban là bệnh lý do virus gây ra. Vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này là vô nghĩa. Trong bài viết này, bài viết sẽ gợi ý một số mẹo dân gian chữa sốt phát ban vừa an toàn, hiệu quả mà lại rất đơn giản.
Mục Lục
Sốt phát ban là gì?
Bệnh sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt hoặc nhô lên trên bề mặt da. Bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm, người bệnh đặc biệt là trẻ em cần được nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ sẽ khỏi và không để lại biến chứng gì.
Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Loại virus này lây từ người sang người, thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh trước đó, hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ bị lây nhiễm virus gây bệnh sốt phát ban. Đối với trẻ em khi ở môi trường nhà trẻ, dễ lây bệnh vì tiếp xúc với trẻ khác có virus trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, sốt phát ban còn có thể do một số nguyên nhân khác như sốt phát ban do chấy rận, sốt phát ban do chuột, sốt phát ban do mò mạt trong bụi rậm…
Biểu hiện bệnh sốt phát ban
Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1- 2 tuần sau khi mắc bệnh, thi thoảng sẽ khoogn có dấu hiệu hoặc có triệu chứng nhẹ khiến chúng ta chủ quan. Theo đó các biểu hiện cụ thể sẽ là:
- Sốt cao trên 39,4 độ ngay khi nhiễm virus gây bệnh. Các triệu chứng đi kèm như viêm họng, ho, sổ mũi, kéo dài tình trạng từ 3-5 ngày. Ở trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ có thể thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
- Xuất hiện hiện tượng phát ban, các nốt phát ban nổi lên theo sau cơn sốt. Trên da người bệnh bắt đầu có các đốm đỏ, nhỏ, hoặc sưng lên, một số đốm sẽ có vòng trắng bao quanh. Phát ban ở trẻ sẽ bắt đầu lan rộng từ vùng ngực, lưng, bụng, sang cổ tay và cánh tay. Có thể lan xuống chân và lên mặt, tùy tình trạng, và thường biến mất sau vài giờ, thậm chí là vài ngày mà không để lại vết tích gì trên da trẻ.
Cha mẹ cũng cần chú ý thêm dấu hiệu để phân biệt sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Sốt phát ban đỏ thường do virus sởi gây ra, trẻ cũng sẽ bị sốt, dấu hiệu sốt giảm khi phát ban xuất hiện. Phát ban ban đầu mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Các nốt ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi mất thường để lại những vết thâm trên da gần như dạng vằn hổ. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt phát ban đỏ có triệu chứng kèm theo là chảy nước mắt, nước mũi, ho, đỏ mắt.
Trong khi đó sốt phát ban đào thường kéo dài khoảng 3 ngày, với nốt ban xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó lan xuống chân. Ban đào do virus rubella gây ra thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban đỏ. Trẻ bị ban đào có tình trạng sưng đau hạch sau tai, hạch cổ, dưới chẩm, có thể đau khớp kèm theo.
Một số dấu hiệu, triệu chứng sốt phát ban khác có thể xuất hiện là sự khó chịu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có hiện tượng tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt…
Mẹo dân gian chữa sốt phát ban
Tắm bằng lá kinh giới
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da
Lá kinh giới tươi còn chứa menthol và limonen có tính mát giúp thanh nhiệt hạ sốt đồng thời làm sạch da bé. Đây là 1 trong những loại lá được đánh giá là hiệu quả nhất dùng để tắm cho trẻ sốt phát ban,
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá kinh giới, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
- Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào nước ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 3: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.
Tắm nước lá khế
Lá khế có tác dụng giải nhiệt tăng ra mồ hôi đồng thời có tác dụng làm sạch da chống nhiễm trùng ở các vết ban
Ngoài ra, lá khế có chứa một lượng nhỏ kali oxalat acid có tác dụng loại sạch vi khuẩn và chất nhờn trên da, hạn chế lở loét nốt ban.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá khế, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
- Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml, đun sôi 3 phút.
- Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 4: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.
Tắm là ngải cứu
Lá ngải cứu giảm ngứa ở vết ban đồng thời các tinh dầu có trong ngải cứu giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái
Thành phần tinh dầu và tanin trong ngải cứu có tác dụng giảm ngứa nốt ban rất tốt giúp bé dễ chịu hơn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do gãi nốt ban.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 200 gam ngải cứu, rửa sạch, đun cùng 500ml nước.
- Bước 2: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 3: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.
Tắm lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa các tinh dầu methol giúp làm mát và dịu da khỏi cảm giác ngứa do phát ban
Lá bạc hà có tính mát, chứa tinh dầu menthol có tác dụng hạ nhiệt và làm dịu da khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi phát ban.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá bạc hà, rửa sạch, giã hoặc xay. Lọc bã lấy nước.
- Bước 2: Đổ nước đã lọc ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 3: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.
Tắm nước lá tía tô
Lá tía tô tác dụng chống viêm trên da, thanh nhiệt làm mát da. Lá tía tô có chứa tinh dầu limonen, perilla aldehyd có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt chống viêm da. Bên cạnh đó, lá tía tô có mùi thơm đặc biệt giúp bé cảm thấy thoải mái và bớt quấy khóc.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá tía tô, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
- Bước 2: Lọc nước và pha với nước ấm sao cho nước tắm có nhiệt độ khoảng 35- 38 độ C.
- Bước 3: Đổ ra chậu. Dùng khăn lau tắm từng phần cho bé.
Tắm nước lá khổ
Lá khổ qua tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm sự xuất hiện của các vết ban trên da
Trong lá khổ qua có chứa momordicin, cucurbitacin có tác dụng tránh viêm nhiễm và giảm nốt ban đỏ nổi lên ở da bé.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá khổ qua, rửa sạch, xay lấy nước.
- Bước 2: Lọc nước đã xay hoặc bã giã nhỏ với 1 lít nước ấm (khoảng 36-37 độ C).
- Bước 3: Đổ ra chậu nước ấm (36-37 độ C). Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.
Tắm bằng nước cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi tác dụng sát khuẩn, làm mát da hạn chế nhiễm trùng, ngứa ngáy trên da
Cỏ nhọ nồi có chứa tinh dầu, tanin và alcaloid có tác dụng hạ nhiệt, loại bỏ vi khuẩn trên da và thư giãn cho bé.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 200 gam cỏ nhọ nồi, rửa sạch, đun cùng 500ml nước. Lọc sạch bã và lông.
- Bước 2: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 3: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé
Lá sài đất
Lá sài đất chứa các thành phần tác dụng làm mát, chống viêm ở vết ban, hạn chế vi khuẩn có ở da
Lá sài đất có thành phần wedelolactone và demethylwedelolactone có tác dụng giải nhiệt, chống viêm vết ban và làm sạch da
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá sài đất, rửa sạch, đun cùng 500ml nước.
- Bước 2: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
- Bước 3: Dùng khăn lau tắm từng bộ phận cho bé.