Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và những điều cần lưu ý
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh gây ra không ít lo lắng cho các bậc cha mẹ. Dù là hiện tượng bình thường hay lời cảnh báo của các bệnh lý liên quan thì chúng đều gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm và trang bị những kiến thức cơ bản để phòng tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng rất hữu ích.
Do hệ tiêu hóa còn yếu và các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên trẻ sơ sinh khi bú dễ nuốt hơi vào dạ dày. Chính lượng hơi “dư thừa” này đã làm cho trẻ hay nôn trớ sữa sau khi bú, ngoài ra còn làm trẻ dễ no hơn.
Mục Lục
Chữa nôn trớ bằng gừng tươi
Nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản nhưng cần sự phối hợp nhịp nhàng của bố và mẹ. Bạn chỉ cần chuẩn bị những lát gừng tươi thái mỏng, sau đó bố và mẹ ngậm từng lát rồi bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn còn mẹ hà hơi vào lưng và gáy của bé. Làm như thế trong 3 ngày, mỗi lần 36 cái liên tục trong 3 ngày sẽ chữa được tình trạng ọc sữa ở trẻ.
Chữa nôn trớ bằng đọt tre
Gia đình có thể tìm những đọt tre để bỏ vào ấm nước, đun sôi, để nguội rồi cho bé uống thay cho nước lọc. Theo mẹo dân gian thì nên dùng 9 đọt cho bé gái và 7 đọt cho bé trai. Cách này có thể hiệu quả trong những ngày đầu bé bị nôn trớ.
Theo mẹo dân gian thì nên dùng 9 đọt cho bé gái và 7 đọt cho bé trai – Ảnh minh họa: Internet
Chữa nôn trớ bằng gạo lứt
Để thực hiện bạn tiến hành rang vàng gạo lứt, sau đó cho gạo đã rang vào nồi nhỏ. Theo dân gian thì nên cho 7 hạt nếu bé trai và 9 hạt cho bé gái. Tiếp đến cho khoảng một nửa ly nước ấm và nửa chén sữa vào. Cuối cùng là đun lửa nhỏ đến khi sắc còn nửa lượng nước thì ngưng. Có thể cho bé dùng 2 đến 3 lần trong ngày để cải thiện tình trạng nôn trớ.
Có thể cho bé dùng 2 đến 3 lần trong ngày để cải thiện tình trạng nôn trớ – Ảnh minh họa: Internet
Mẹo dân gian trị nôn trớ cho trẻ sơ sinh chỉ nên dùng nếu tình trạng nôn trớ của bé là bình thường, không phải bệnh lý. Đặc biệt để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Làm thế nào để biết nôn trớ bình thường hay bất thường ở trẻ sơ sinh?
Để hiểu tình trạng nôn trớ ở trẻ nhà mình là tình trạng bình thường hay nguy hiểm thì các mẹ nên trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản sinh ra tình trạng nôn trớ ở trẻ. Cụ thể như sau:
Nôn trớ sinh lý
Đây là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ, nôn trớ sinh lý là do dạ dày của bé nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nó sẽ tự hết khi bé được 12 đến 18 tháng tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, khóc quấy kéo dài hoặc ho. Tình trạng nôn trợ phần lớn cũng do cách chăm sóc của gia đình chưa đúng cách với trẻ.
Nôn trớ bệnh lý
Nôn trớ bệnh lý có thể xảy ra khi bé gặp các bất thường như xoắn ruột, teo ruột, tắc ruột, hẹp phì đại môn vị hoặc mắc các bệnh lý khác. Dấu hiệu dễ nhận thấy là tình trạng nôn trớ của bé sẽ kèm theo các triệu chứng như: bụng chướng, đau bụng quằn quại, co giật và nôn, xuất hiện máu khi nôn trớ hoặc bãi nôn có màu xanh – vàng, bụng trướng to, nôn trớ xong rơi vào trạng thái lơ mơ hoặc bị kích thích tinh thần, kéo dài trên 24h, có dấu hiệu mất nước (khô miệng, ít nước mắt, ít tiểu…)…
Cần chú ý các triệu chứng kèm theo để nhận diện nôn trớ bệnh lý ở trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Lưu ý khi trẻ bị nôn trớ
Khi trẻ bị nôn trớ, điều đáng lưu tâm nhất của các bậc cha mẹ là không nên chủ quan. Hiện tượng nôn trớ vừa có nguyên nhân sinh lý vừa có nguyên nhân bệnh lý nên gia đình cần hết sức tỉnh táo để đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi nôn trớ xảy ra đó có khả năng là lời cảnh báo cho các bệnh lý như: hẹp tá tràng, dị tật đường tiêu hóa, hẹp thực quản… Trường hợp bé bú bình cũng cần hết sức lưu ý, nếu bé có hiện tượng ói, ưỡn bụng, bụng phồng lên, khóc thét… có nguy cơ bé bị tắc ruột hoặc lồng ruột cần được đưa đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời.
Nếu bé có hiện tượng ói, ưỡn bụng, bụng phồng lên, khóc thét… có nguy cơ bé bị tắc ruột hoặc lồng ruột – Ảnh minh họa: Internet
Còn trong trường hợp nôn trớ bình thường ở trẻ nếu gia đình không có cách chăm sóc và điều chỉnh hợp lý cũng sẽ gây ra những hậu quả nhất định với trẻ. Việc nôn trớ sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi với trẻ, làm trẻ quấy khóc, lười ăn và có thể dẫn đến biếng ăn. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ.
Khi bé bị nôn trớ, gia đình cần cẩn trọng quan sát để phát hiện các bất thường kịp thời. Từ đó đảm bảo an toàn cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn vàng. Nôn trớ gây ảnh hưởng lớn đến trẻ dù có đến từ nguyên nhân thông thường hay nguyên nhân bệnh lý. Mong những chia sẻ về các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh trong bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn.