Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hay một số cây thuốc nam cũng rất hiệu quả.

Bệnh mề đay?

Thực tế, tình trạng nổi mề đay là phản ứng viêm ở lớp trung bì do cơ thể giải phóng histamine – chất trung gian gây dị ứng. Do đó, mề đay thường bùng phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, căng thẳng quá mức hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Bệnh mề đay? 1

Nổi mề đay làm xuất hiện các mụn phồng đỏ trên da

Hơn 80% trường hợp mề đay có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 24 – 48 giờ khởi phát mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mề đay gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa tăng lên vào ban đêm tác động không nhỏ đến giấc ngủ.

Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp điều trị để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Trong trường hợp mề đay có mức độ nhẹ, tổn thương da và tình trạng ngứa có thể giảm hoàn toàn khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng.

Chữa bệnh mề đay bằng cây thuốc nam

🌿 1. Lá bạc hà

Lá bạc hà thường được dùng trong chế biến món ăn và các loại thức uống. Thảo dược này chứa tinh dầu có mùi thơm, tác dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ nên còn được nhân dân dùng để trị hôi miệng, giảm ho, long đờm và kích thích tiêu hóa.Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh ngoài da – trong đó có mề đay mẩn ngứa.

Nấu nước tắm từ lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít muối biển
  • Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho muối vào
  • Khi tắm bằng nước sắc lá bạc hà, bạn có thể dùng thảo dược chà xát nhẹ vào da để giảm ngứa và sưng viêm.

🌿 2. Rau má

Rau má (lôi công thảo, tích tuyết thảo) không chỉ là loại rau thông thường mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, giải độc nên thường được dùng để chữa bỏng và tổn thương da. Ngoài ra thảo dược này còn chứa tinh dầu và một số chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm.

Canh rau má giảm mề đay do dị ứng thức ăn:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi và thịt lợn nạc 100g
  • Rửa sạch rau má, thịt lợn đem bằm nhỏ
  • Cho dầu vào nồi, sau đó thêm hành và thịt lợn vào xào cho thơm
  • Đổ 1.5 lít nước vào đun sôi
  • Sau đó cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và nêm nếm vừa ăn

Bài thuốc đắp từ rau má:

  • Dùng rau má và lá gấc mỗi thứ 50g
  • Đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Giã nhỏ rồi trộn thêm 1 ít muối và đắp lên vùng da cần điều trị
  • Đắp 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

🌿 2. Rau má 1

Rau má có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm

🌿 3. Cỏ mần trầu

Từ xưa, trong dân gian đã phát hiện và tận dụng cỏ mần trầu trong điều trị các bệnh sốt, sốt rét, làm tiêu độc, mát gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hơn những công dụng của cỏ mần trầu khi ứng dụng loại cỏ này vào chữa bệnh cao huyết áp, trị sỏi thận, phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, thống phong…

Cỏ mần trầu có thể được dùng tươi hoặc dùng khô đều đảm bảo nguyên công dụng. Đối với bệnh nhân mề đay, nguyên nhân trực tiếp đến từ chức năng gan suy giảm, độc tố trong cơ thể không được loại bỏ mà phát tác thành những nốt sẩn ngứa trên cơ thể. T

Cách 1:

  • Dùng cỏ mần trầu tươi đe, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa do mề đay gây ra

Cách 2:

  • Dùng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch.
  • Đun tới khi nước sôi, hạ thấp lửa đun liu riu cho các dược chất trong cỏ mần trầu tiết ra hết.
  • Chia nước làm hai lần uống trong ngày. Muốn thêm phần bổ dưỡng, người dùng có thể kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu khác.

🌿 4. Nước trà xanh

Nước trà xanh (chè xanh) có tác dụng bảo vệ tim mạch, chữa viêm họng và đào thải độc tố. Vì vậy nhân dân còn dùng nước chè xanh để giảm các tình trạng da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, phát ban da,… Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.

Uống nước trà xanh:

  • Dùng vài lá trà tươi/ trà đã sao khô
  • Hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong

Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và chuẩn bị thêm 1 ít muối biển
  • Đun chè xanh với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra thau
  • Thêm muối vào và hòa với nước lạnh
  • Dùng tắm có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn và cải thiện viêm do chứng nổi mề đay gây ra

🌿 4. Nước trà xanh 1

Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm

🌿 5. Gừng tươi

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm viêm, giải dị ứng và chống ngứa. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, viêm họng,… Ngoài ra gừng tươi còn được nhân dân sử dụng để chữa viêm da cơ địa, chàm và nổi mề đay do lạnh

Dùng trà gừng mật ong:

  • Thái mỏng 1 củ gừng tươi và đem hãm với 300ml nước sôi
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Nên uống trà khi ấm và có thể ăn lát gừng tươi nếu mề đay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho,…

Ngâm gừng tươi với muối:

  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho khoảng 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào
  • Đun thêm 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm chân/ tay vào để giảm ngứa
  • Trong trường hợp tổn thương da lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm

🌿 6. Lá khế chữa mề đay mẩn ngứa

Nấu nước lá khế tắm là mẹo chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và sát khuẩn nhẹ. Chính vì vậy thảo dược này thường được tận dụng để chữa viêm da cơ địa, phát ban da và mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi cho vào nồi
  • Đổ 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Thêm 2 thìa muối biển vào và đổ nước ra thau
  • Hòa thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để tắm
  • Chữa mề đay bằng thuốc nam cần lưu ý điều gì?

🌿 7. Lá kinh giới

Rau kinh giới không chỉ được dùng để gia tăng hương vị món ăn mà còn được tận dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, phát ban da,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa. Do đó, dùng lá kinh giới nấu nước tắm hoặc chườm đắp có thể giảm các triệu chứng do mề đay gây ra. Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa mề đay của rau kinh giới cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu sơ bộ.

Các nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong thảo dược này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện sẩn đỏ, phát ban.trị mề đay bằng thuốc nam

Tắm nước lá kinh giới:

  • Dùng lá kinh giới nấu nước tắm có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ da.
  • Nếu áp dụng thường xuyên, các sẩn đỏ, phát ban do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể sau vài ngày.

Đắp lá kinh giới với muối biển:

  • Trong trường hợp mề đay nổi ở chân và tay, bệnh nhân có thể dùng 1 nắm lá kinh giới tươi sao nóng với muối biển và chườm đắp lên da.

🌿 7. Lá kinh giới 1

Kinh giới có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa