Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được 99% các mẹ tin dùng
Ợ hơi không chỉ ở trẻ sơ sinh mà ngay cả ở trẻ lớn hơn và người lớn cũng là một phản xạ tự nhiên để loại bỏ không khí có trong dạ dày ra bên ngoài, có thể xem là một phản ứng tích cực của cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý sự thất thường nếu em bé gặp khó khăn khi ợ hơi hoặc ợ hơi quá mức dẫn đến nôn trớ thức ăn nó có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị đầy bụng.
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được chia sẻ rất nhiều từ các hội nhóm và người thân. Thế nhưng đa phần các mẹ có phần hoang mang không biết mẹo nào phù hợp với con yêu. Việc chọn lọc mẹo chữa bệnh dân gian là rất cần thiết vì cơ địa bé còn rất non nớt, sẽ khó để chấp nhận những phương pháp không phù hợp lứa tuổi.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng gây ra sưng chướng bụng dường như không hiếm thấy. Nguyên nhân là do khí tồn tại trong ruột và dạ dày sẽ cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan này khiến áp lực bên trong tăng cao và gây sưng chướng bụng, gây đau tức ngực cho bé.
Trẻ sơ sinh bị trướng bụng nôn trớ là biểu hiện thông thường mà hầu hết đều xảy ra ở tất cả các trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhưng nếu xảy ra kèm ợ hơi thì cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy rằng bé đang mắc phải chứng đầy hơi, có vấn đề ở hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.
Mục Lục
Xì hơi nhiều và liên tục
Trẻ sơ sinh bình thường mỗi ngày sẽ xì hơi khoảng từ 15 đến 20 lần là triệu chứng tự nhiên của phản ứng cơ thể sau khi hấp thụ các chất dinh dưỡng vào đường tiêu hóa. Con số này sẽ tăng lên nếu bé bị đầy hơi chướng bụng.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc và khó ngủ
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi sẽ phát tín hiệu bằng quấy khóc khó ngủ
Khóc và khó ngủ chỉ đơn giản là một phản ứng bản năng của em bé khi đòi hỏi một điều gì đó hoặc cảm thấy khó chịu nhưng cũng là một tín hiệu báo rằng bé đang có một vấn đề ở cơ thể như cảm thấy đói, thấy nóng, thấy lạnh, thấy sợ… và cũng là một nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc.
-
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thì phải làm sao? Mách các mẹ một vài cách để cải thiện tình trạng trên như sau:
Cho bé thư giãn
Tắm bé với nước ấm cùng sữa tắm pha với một ít tinh dầu hoa cúc để bé thư giãn vì trong tinh dầu có tác dụng xoa dịu cơ thể nhẹ nhàng, khi được kết hợp cùng với nước ấm sẽ giúp các cơ của bé được thư giãn và giải phóng hơi thừa ra ngoài.
Cho bé tắm thư giãn cùng tinh dầu và nước ấm để trị đầy hơi
Định hướng tư thế bú sữa
Nếu em bé bú sữa mẹ, đảm bảo bế nghiêng em bé một góc 45 độ, đầu và miệng ở cao hơn so với vùng bụng và cho miệng bình sữa hướng xuống dưới để hạn chế không khí thừa lọt vào khí quản và dạ dày của bé.
Khuyến khích bé ợ hơi
Như đã trình bày ở trên, việc khuyến khích bé ợ hơi sẽ có lợi trong mọi trường hợp và nhất là khi em bé đang bị đầy hơi chướng bụng. Tạo điều kiện cho bé ợ hơi bằng cách bế bé theo chiều thẳng đứng và vùng đầu vắt qua một bên vai bạn, di chuyển nhẹ nhàng trong nhà trong 5 -10 phút để không khí tích tụ trong dạ dày gây ra ợ hơi.
Khuyến khích bé ợ hơi để trị liệu
Giữ cữ bú hợp lý
Thông thường nếu mẹ cho bé bú tầm 2 tiếng một lần và một lần như vậy kéo dài 30 phút thì hãy thử điều chỉnh thành mỗi tiếng một lần và một lần chỉ 10 -15 phút để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh tốt nhất có thể.
Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé nhẹ nhàng cũng gia tăng nhu động trong dạ dày và đường ruột để giúp cho hệ thống tiêu hóa của em bé hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách ấn 3 ngón tay nhẹ lên vùng bụng và giữ lực ấn, sau đó di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ, lặp lại nhiều lần.
Cho bé cử động đạp chân
Cho bé cử động đạp như tư thế đạp xe bằng cách nhẹ nhàng giữ hai cổ chân của em bé rồi giúp nó chuyển động giống như đang đạp xe, phương pháp trị liệu này còn hỗ trợ điều trị táo bón cho bé.
-
Mẹo dân gian chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh
Củ hành hoặc củ tỏi
Củ hành hoặc củ tỏi là một trong những mẹo chữa đầy bụng cho trẻ hiệu quả và an toàn. Phương pháp này là nướng củ hành, tỏi rồi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị đầy bụng. Không được đặt trực tiếp qua da bé sẽ gây bỏng, cần quấn trong một miếng vải mỏng. Khoảng vài phút sau sẽ thấy bé xì hơi được.
Vỏ cam, quýt
Ngoài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng hành tỏi thì vỏ cam quýt phơi khô được người sử dụng nó như một bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả để điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, tiêu chảy. Cách sử dụng là rửa sạch vỏ cam quýt bằng nước ấm, không cạo vỏ vì tinh dầu nằm trong vỏ. Sau đó thái nhỏ và hãm trong nước sôi khoảng 15 – 20 phút và uống khi còn ấm.
Nước lá tía tô
Đối với mẹo chữa đầy hơi bằng nước tía tô thì mẹ chỉ cần giã nhuyễn 30g lá tía tô (cả thân và lá đều được), vắt lấy nước uống hoặc đem chưng cách thủy cho nóng và sử dụng khi còn nóng ấm mới phát huy hiệu quả và dễ uống hơn.
Nước gừng
Gừng thường được dùng làm thuốc chữa nôn mửa, đầy bụng, để kích thích tiêu hóa, giải độc, me chỉ cần cho trẻ nhai vài lát gừng tươi, ngậm nuốt dần và thực hiện vài lần sẽ thấy hiệu quả. Mẹ cũng có thể giã nát gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong cho bé uống.
-
Chữa đầy bụng bằng lá trầu không
Phương pháp chữa đầy bụng bằng lá trầu không được nhiều gia đình sử dụng nhất trong tất cả các cách trị liệu dân gian bởi vì trong lá trầu chứa đến 1,8% tinh dầu và có đặc tính nóng ấm, có chức năng giữ cho tá tràng không bị tấn công bởi gốc tự do và chất độc, đồng thời có axit cân bằng dạ dày giúp đẩy hơi ra ngoài nhờ quá trình giãn nở và thắt cơ vòng.
Để chữa trị cho bé, các mẹ thường hơ ấm lá trầu không và vuốt lên bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới, lặp lại động tác hơ và vuốt nhiều lần trong vòng khoảng 5 phút. Tuy nhiên da bé rất dễ bị phỏng rát, do đó mẹ cần hết sức cẩn thận kiểm tra nhiệt độ lá trầu trước khi áp vào cơ thể bé.
Hơn nữa, không được hơ lá trầu trên vết thương hở sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng, hơ ở nơi thoáng mát, không hơ trong phòng kín vì bụi sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Càng không vì nôn nóng mà cho trẻ uống nước cốt lá trầu không vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu rất dễ nhiễm khuẩn.
Chữa đầy hơi cho bé bằng lá trầu không
Có thể nói trong các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh thì sử dụng lá trầu không là phương pháp lành tính và được áp dụng nhiều hơn cả, mặc dù y tế phát triển nhưng cách này vẫn được khuyến khích dùng. Nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu thì chưa đủ độ chính xác cao mà trị hiệu quả, do đó các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra đầy hơi thông qua chẩn đoán của bác sĩ khoa nhi để có một hướng điều trị đúng đắn và hiệu quả đối với tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng bé khác nhau.