Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ban đêm
Nhiều phụ huynh than phiền về việc trẻ hay quấy khóc khiến cha mẹ vô cùng áp lực, đặc biệt là trẻ hay quấy khóc đêm, trẻ hay quấy khóc trước khi ngủ… Nắm được một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc có thể giúp cha mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và hiểu cách đoán ý bé qua tiếng khóc.
Mục Lục
1.Trẻ hay quấy khóc là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ
Cách mà cha mẹ ứng xử khi trẻ khóc chính là những ngôn ngữ chung đầu tiên của cha mẹ và em bé. Nếu sự dỗ dành khiến con nguôi ngoài và nín khóc, cha mẹ sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Ngược lại, khi trẻ hay quấy khóc liên tục không dứt sẽ khiến cha mẹ cảm giác bất lực, mệt mỏi. Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, một số bé sẽ hay khóc hơn so với những đứa trẻ khác.
Thông thường 3 tháng đầu sau sinh chính là giai đoạn cha mẹ khá vất vả, vì đây là thời kỳ trẻ sơ sinh hay quấy khóc nhiều nhất, đặc biệt là trẻ hay quấy khóc trước khi ngủ và trẻ hay quấy khóc đêm. Trong 3 tháng đầu đời, cha mẹ thường rất bỡ ngỡ và rất khó đoán biết lý do khóc của trẻ, trẻ có thể quấy khóc bất chợt, đôi khi việc ôm ấp, dỗ dành hay cho bú cũng không làm dịu tiếng khóc của trẻ.
Nhiều quan điểm cho rằng, tiếng khóc của trẻ là một loại tín hiệu có thang bậc. Cụ thể, khi âm thanh của tiếng khóc càng cao hoặc càng mạnh thì sự bất an của trẻ sẽ càng lớn. Tuy nhiên rất khó hoặc không thể dựa vào điều này để đoán biết chính xác lý do khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc. Khi bé được khoảng 3 tháng tuổi trở lên, tiếng khóc đã mang nhiều thông điệp hơn, trẻ có thể bắt đầu dùng các tiếng khóc khác nhau để thể hiện những điều mà trẻ mong muốn. Thay đổi trong tiếng khóc cũng tương ứng với sự tăng trưởng về khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
2.Một số nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc
2.1. Trẻ hay quấy khóc do đói
Đói có thể là điều đầu tiên mà hầu hết cha mẹ nghĩ đến khi con khóc. Một số dấu hiệu nhận biết cơn đói ở bé sơ sinh được ghi nhận đó là quấy khóc kèm theo nhóp nhép miệng.
2.2. Trẻ hay quấy khóc do tã bị dơ
Trẻ hay quấy khóc khi tã bị dơ là cách trẻ truyền tín hiệu đến cha mẹ rằng trẻ đang muốn được thay tã. Tuy nhiên, một số trẻ có thể chịu đựng cảm giác tã bẩn lâu hơn. Do đó, nếu trẻ hay quấy khóc, cha mẹ hãy thử kiểm tra tã của bé.
2.3. Trẻ hay quấy khóc do buồn ngủ
Người lớn thường nghĩ rằng, khi mệt trẻ có thể lăn ra ngủ vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên mọi chuyện không dễ như vậy, một số trẻ hay quấy khóc trước khi ngủ hoặc trẻ hay quấy khóc đêm nếu bé quá mệt.
2.4. Trẻ khóc khi muốn được ôm ấp
Em bé còn nhỏ nên rất cần sự âu yếm, vỗ về và thích được nhìn thấy khuôn mặt cha mẹ, nghe giọng nói và lắng nghe nhịp đập trái tim, thậm chí trẻ còn nhận biết được mùi hương đặc trưng của cha mẹ. Khóc cũng là cách bé đòi được ôm ấp. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu trẻ khóc là được ôm có làm hư trẻ hay không, nhưng cha mẹ hãy yên tâm, trong những tháng đầu đời trẻ sơ sinh sẽ không bị làm hư bằng cách này.
2.5. Trẻ hay quấy khóc do khó chịu ở bụng
Chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ khóc không thể dỗ dành, ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, kéo dài ít nhất 3 tuần liền. Nếu trẻ hay quấy khóc ngay sau khi bú có thể là do trẻ bị đau bụng.
Đầy hơi ở bụng cũng có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc, nếu nghi ngờ bé đầy hơi, cha mẹ hãy thử các biện pháp đơn giản như đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe.
Cho bé ợ hơi không phải việc làm bắt buộc, tuy nhiên biện pháp vỗ ợ hơi rất hiệu quả nếu thấy trẻ thường xuyên khóc sau khi ăn.
2.6. Trẻ khóc do quá lạnh hoặc quá nóng
Khi trẻ cảm thấy lạnh lúc trút bỏ quần áo để thay bỉm hoặc vệ sinh thì trẻ có thể phản ứng bằng cách khóc. Trẻ sơ sinh rất thích được ủ ấm nhưng không được quá nóng. Hầu hết trẻ ít khi phàn nàn khi bị nóng so với bị lạnh và tiếng khóc khi bị nóng sẽ không gay gắt như khi trẻ khóc do bị lạnh.
2.7. Trẻ hay quấy khóc trong giai đoạn mọc răng
Mọc răng có thể là gây cho trẻ đau đớn khi từng chiếc răng nhú lên, xuyên qua lớp lợi cứng. Hầu hết các em bé đều rất bực bội hoặc quấy khóc thường xuyên tại một thời điểm nhất định trong thời kỳ mọc răng.
Nếu trẻ hay quấy khóc hãy thử đưa tay thăm dò lợi bé, rất có thể cha mẹ sẽ phát hiện ra những đầu răng cứng đang nhú lên. Thời điểm mọc răng khiến trẻ hay quấy khóc là khi trẻ được 4 – 7 tháng tuổi.
2.8. Trẻ hay quấy khóc do bị đau hay khó chịu khác
Trẻ hay quấy khóc vì những nguyên nhân khó phát hiện như khi có sợi tóc thít chặt quanh ngón chân hoặc ngón tay – “hội chứng garô ngón”, hột số trẻ đặc biệt nhạy cảm với những vật dụng như nhãn mác quần áo thô nhám… Trẻ cũng có thể trở nên quấy khóc khi bị sốt.
3.Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ban đêm
Việc xoa dịu một đứa trẻ hay quấy khóc đêm là không hề dễ dàng, thêm vào đó những kỹ thuật dỗ bé vào hôm nay có thể sẽ không còn hiệu quả vào ngày mai. Tuy nhiên, dưới đây là một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ban đêm:
- Ôm bé vào lòng: hành động này sẽ giúp an ủi bé, giúp trẻ cảm thấy yên tâm và nín khóc;
Giảm các yếu tố gây kích thích: Tắt đèn, giảm tiếng ồn và quấn chũn nếu trẻ hay quấy khóc đêm, mẹo này giúp ổn định hệ thần kinh của bé, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ;
Mát-xa cho bé là một cách tuyệt vời để bé thư giãn và giúp mẹ gắn kết với bé, giảm tình trạng trẻ hay quấy khóc đêm. Cha mẹ hãy sử dụng loại dầu phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ để tăng thêm hiệu quả;
Làm dịu tiếng khóc của trẻ bằng âm thanh; mẹo sử dụng tiếng ồn trắng, tiếng nhạc nhẹ du dương cho trẻ nghe là cách hiệu quả để xoa dịu trẻ hay quấy khóc đêm;
Thay đổi tư thế cho con bú có thể ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sữa và sự thoải mái của trẻ;
- Vỗ ợ hơi cho bé: Cha mẹ hãy dành thời gian để vỗ ợ hơi cho bé ngay sau khi bú giúp con dễ chịu hơn. Mẹ cũng nên xem xét lại chế độ ăn uống của bản thân và nên hạn chế những thực phẩm dễ gây đầy hơi như các loại rau họ cải.
4.Trường hợp trẻ quấy khóc bất thường cần đưa bé đi khám
Trường hợp trẻ quấy khóc bất thường cần đưa bé đi khám, đó là:
- Trẻ quấy khóc > 3 giờ, 3 ngày 1 tuần, kéo dài > 3 tuần báo động bé đang gặp một vấn đề bệnh lý nào đó, cha mẹ nên cho bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác.
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, không rõ nguyên nhân, kèm theo biểu hiện co 2 đầu gối gập vào bụng là biểu hiện của cơn đau bụng sinh lý, thường kéo dài 1 – 2 giờ và có thể diễn ra vào cùng một thời điểm trong ngày.
Trẻ khóc kéo dài, khóc nhiều về đêm có thể liên quan đến bệnh còi xương khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, khóc đêm, tóc rụng hình vành khăn, ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng… Cha mẹ lưu ý nên bổ sung đầy đủ Vitamin D cho trẻ và cho con đi khám để được tư vấn điều chỉnh.
- Trẻ khóc dữ dội, nôn, ưỡn người, bỏ bú… có thể là dấu hiệu của bệnh lồng ruột, cha mẹ hãy đưa con đi khám ngay lập tức, vì tình trạng này cần được cấp cứu nhanh chóng.
Trẻ hay quấy khóc đêm sẽ khiến cha mẹ rất mệt mỏi nhưng có rất nhiều mẹo có thể thử để xoa dịu bé. Điều quan trọng là khoảng thời gian này cũng sẽ trôi qua nhanh, cha mẹ hãy chia sẻ với nhau để quá trình chăm con bớt vất vả hơn.
Đặt khám mọi lúc mọi nơi với các bác sĩ, chuyên gia
- Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:
- Tạo tài khoản nhanh chóng;
Đăng nhập thông minh;
Đặt hẹn trực tuyến;
- Kết nối với bác sĩ online ổn định…
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.