Mẹo chữa sôi bụng nhanh, hiệu quả tức thì mà không dùng thuốc
Sôi bụng là hiện tượng rất hay gặp ở mọi người. Tuy chúng không nguy hiểm ngay lập tức nhưng có thể gây ra nhiều bất tiện nên các bạn cần phải khắc phục ngay.
Dưới đây là mẹo chữa sôi bụng an toàn, hiệu quả tại nhà, các bạn hãy tham khảo để thực hiện nhé.
1. Sôi bụng là gì?
Sôi bụng là hiện tượng rất hay gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào, đó là những âm thanh được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn cùng với khí và dịch vị trong lòng ống tiêu hóa. Bình thường, hiện tượng sôi bụng thường xuất hiện khi đói và nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sôi bụng thường xuyên có thể khiến bạn ngại ngùng, khó chịu nên cần phải được xử lý ngay.
Sôi bụng là do những âm thanh được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn cùng với khí và dịch vị trong lòng ống tiêu hóa
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng
Hiện tượng sôi bụng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Do đói bụng
Khi dạ dày trống rỗng, không có thức ăn để tiêu hóa, các hormone trong não kích thích ham muốn, sau đó gửi tín hiệu tới dạ dày. Kết quả là các cơ trong đường ruột co bóp liên tục, gây ra những tiếng sôi bụng.
Do thức ăn khó tiêu gây đầy hơi
Các loại thức chứa nhiều carbohydrate, chất xơ (khoai tây, rau họ cải, các loại đậu, hành, tỏi, táo, lê,…) hoặc các món dầu mỡ là những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây tích khí trong đường ruột gây nên tình trạng sôi bụng.
Do thói quen ăn uống kém lành mạnh
Thói quen ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, vừa ăn vừa xem tivi hay nói chuyện, uống nhiều nước ngọt có gas, sử dụng ống hút khi uống nước có thể khiến bạn nuốt phải một lượng khí lớn và dạ dày gây nên hiện tượng sôi bụng liên tục.
Do căng thẳng, stress
Căng thẳng quá độ làm ảnh hưởng đến sự co thắt của nhu động ruột, các cơ quanh thành ruột khiến chúng bị kích thích, co bóp mạnh, dẫn đến tình trạng sôi bụng.
Do chứng không nạp lactose, fructose, gluten
Đây là tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, fructose, gluten. Trong đó, lactose là một loại đường thường tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Fructose được tìm thấy trong các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch. Những người mắc bệnh này thường có biểu hiện sôi bụng, tiêu chảy sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ.
Do các bệnh về đường tiêu hóa
Đau bao tử, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, tiêu chảy mãn tính, viêm túi thừa, nhiễm khuẩn đường ruột,…đều là những bệnh về tiêu hóa gây ra tình trạng sôi bụng kéo dài.
Sôi bụng có thể là do ăn phải thức ăn khó tiêu hoặc do thói quen ăn uống kém lành mạnh
3. Mẹo chữa sôi bụng đơn giản tại nhà
Cách chữa sôi bụng bằng lá mơ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá mơ chứa các thành phần hóa học như: protein, carotene, vitamin C và tinh dầu,…nên có tác dụng rất tốt trong việc ức chế một số loại vi khuẩn. Và chúng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa như: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Vì thế, bạn có thể tận dụng loại lá này để chữa sôi bụng.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 50g lá mơ lông. Rửa sạch, thái nhỏ.
-
Trộn lá mơ với 2 lòng trắng trứng gà và một ít gia vị sao cho vừa miệng ăn.
-
Đem trứng lá mơ đi hấp cách thủy hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu.
-
Sử dụng ngay khi còn nóng để át đi vị đắng của lá mơ.
Cách trị sôi bụng tại nhà bằng lá tía tô
Theo Đông Y, tía tô có vị cay, tính ấm không chỉ có tác dụng giảm trừ cảm mạo, sổ mũi, hen suyễn mà còn giúp cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thức ăn.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 30g lá tía tô.
-
Đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
-
Vớt ra để ráo nước, xay nhuyễn rồi lấy lưới lọc, lọc lấy phần nước.
-
Uống nước lá tía tô cho đến khi triệu chứng sôi bụng được cải thiện.
Lá tía tô có tác dụng cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thức ăn
Chữa sôi bụng bằng gừng tươi
Gừng là một loại thảo dược có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch. Ngoài ra, các enzyme có trong gừng tươi còn có tác dụng phân hủy protein có trong thức ăn nên người ta thường sử dụng loại gia vị này để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi khó tiêu.
Cách thực hiện:
-
Lấy 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, gọt vỏ, sau đó giã lấy nước.
-
Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, thêm chút mật ong vào rồi khuấy đều.
-
Thưởng thức trà gừng mật ong vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy để giảm chứng sôi bụng rõ rệt.
Cách chữa sôi bụng đầy hơi từ quế
Từ xa xưa cho đến nay, quế không chỉ được biết đến là một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn mà chúng còn có công dụng chữa nhiều bệnh vặt, trong đó có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi quế có tác dụng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày, ngoài ra giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được tình trạng sôi bụng, ì ạch.
Cách thực hiện:
-
Hòa tan ½ thìa bột quế với 250ml nước sôi.
-
Dùng thìa khuấy đều lên cho bột quế tan hết trong nước.
-
Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn.
Quế có tác dụng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày giảm tình trạng sôi bụng, ì ạch
Mẹo chữa sôi bụng bằng trần bì
Trần bì là vỏ quýt chín được chế biến theo cách rửa sạch, phơi khô hoặc có thể dùng sống, sao vàng. Theo y học dân gian, trần bì có mùi thơm nhẹ, vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp chữa nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 1 lượng trần bì vừa đủ.
-
Cho trần bì vào cốc, hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút và dùng khi nước trà hãm trần bì còn ấm.
Cách chữa sôi bụng tại nhà từ nước gạo rang
Nước gạo rang được đánh giá là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như: carbohydrate, omega, các vitamin và khoáng chất, nước gạo rang còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy, biếng ăn.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 100g gạo tẻ hoặc gạo lứt.
-
Cho gạo vào chảo rang, rang cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng đậm và có mùi thơm thì dừng lại.
-
Bỏ gạo vừa rang xong vào nồi, đổ thêm 300ml nước nữa.
-
Đun trong khoảng 5 phút rồi để nguội, chắt lấy nước uống.
-
Bạn nên uống với 1 lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều. Đặc biệt khi thất xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu thì bạn nên ngừng sử dụng nước gạo rang lại.
Nước gạo rang được sử dụng để điều trị các triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy, biếng ăn
Cách trị sôi bụng tại nhà bằng củ riềng
Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm nên có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn và chữa đau bụng. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của củ riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa sôi bụng đầy hơi.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị một ít củ riềng tươi. Đem riềng tươi đi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát, đem phơi khô và xay nghiền thành bột.
-
Cho bột riềng vào bát to, bỏ thêm mật ong vào, trộn đều lên rồi vo thành viên bằng ngón tay.
-
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn.
4. Một số lưu ý để cải thiện tình trạng sôi bụng
Để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng khó chịu do chứng sôi bụng, đầy hơi, các bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể nên tập thực hành với mọi số thói quen có lợi sau:
-
Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ tích khí trong đường ruột như: súp lơ, bắp cải, các loại hạt đậu, nước ngọt có gas,…
-
Tránh sử dụng ống hút khi thưởng thức các loại đồ uống vì chúng có thể khiến bạn nuốt nhiều khí vào bụng hơn.
-
Hãy thời gian vừa đủ cho mỗi bữa ăn, không nên nhai quá vội vàng, hãy nhai kỹ, nuốt chậm, không há miệng to khi ăn uống.
-
Không nên ăn khuya, ăn quá no nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn. Đồng thời giúp bạn tránh được tình trạng sôi bụng do cơn đói gây ra.
-
Không lên giường ngay sau khi ăn, hãy ngồi tại chỗ nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc đi dạo nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột.
-
Nên ăn các loại thực phẩm lên men tự nhiên như: kim chi, dưa chua, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi.
-
Cân bằng lối sống để giảm tình trạng căng thẳng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Trên đây là mẹo chữa sôi bụng từ thiên nhiên vừa an toàn vừa hiệu quả, bạn có thể thực hiện. Trường hợp, bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng sôi bụng vẫn tiếp tục diễn ra thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.