Mẹo chữa quai bị ở trẻ em khỏi ngay tại nhà theo dân gian – MarryBaby
Gừng đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau hiệu quả nhờ chứa hợp chất mạnh tên gingerol.
Cách chữa quai bị ở trẻ em đơn giản bằng gừng gồm các bước:
- Trộn 1 thìa canh bột gừng với nước quấy lên cho tới khi tạo thành hỗn hợp dạng sệt không quá loãng.
- Đắp hỗn hợp này lên vùng má và cằm bị sưng, có thể dùng vải sạch hoặc băng gạc quấn lại để bã gừng không bị rơi ra ngoài.
Lưu ý: Gừng rất nóng nên khi chữa quai bị bằng gừng, bạn chỉ cần giã một lượng nhỏ, vừa đủ đắp lên vùng quai bị . Không được giã quá nhiều sẽ làm nóng rát và khiến da mặt bị trẻ đỏ tấy.
Mục Lục
3.3 Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc
Theo nghiên cứu, hạt gấc là một nguồn giàu chất phytochemical và có chức năng kháng khuẩn, chống oxy hóa. Sử dụng hạt gấc làm bài thuốc chữa quai bị sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn do virus gây ra.
Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc gồm có:
- Đem hạt gấc chặt đôi, mài lấy bột và hòa vào rượu cùng giấm để xoa vào vết quai bị.
- Mẹ có thể thoa hỗn hợp này mỗi ngày một lần lên da bé để giảm sưng và giảm đau.
Ngoài ra, còn một mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc khác nữa. Đó là mẹ giã nhỏ hoặc đốt cháy hạt gấc thành than rồi gói trong một cái khăn xô. Nhúng vào dầu vừng rồi đắp vào hai bên má. Cách này đỡ mất công hơn vì mẹ không phải bôi đi bôi lại nhiều lần trong ngày.
3.4 Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng tỏi
Theo báo cáo, bên cạnh công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tỏi còn giúp cơ thể chống viêm, giảm đau và giúp cơ thể chống lại các cuộc tấn công từ vi khuẩn. Có thể nói, tỏi là một vũ khí đắc lực trong bài các bài mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em.
Cách chữa quai bị cho trẻ vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần cho tỏi giã nát, hòa chung vào giấm. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng da quai bị của bé để giúp vết thương mau khỏi.
4. Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?
Quai bị đôi khi có thể gây ra các vấn đề hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Gọi cho bác sĩ ngay nếu con bị quai bị và:
- Đau đầu dữ dội.
- Cứng cổ.
- Co giật.
- Hay buồn ngủ.
Ngoài ra nếu trẻ đau bụng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề với tuyến tụy ở trẻ em trai hoặc trẻ em gái; hoặc buồng trứng ở trẻ em gái. Ở trẻ em trai, cần theo dõi sốt cao kèm theo đau và sưng tinh hoàn .
5. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em
Cách ngăn ngừa quai bị tốt nhất hiện nay giúp cha mẹ không cần bận tâm đến mẹo chữa quai bị ở trẻ em là tiêm vacxin cho trẻ. Vacxin MMR đã được chứng nhận là có khả năng ngăn ngừa bệnh quai bị ở trẻ em. Bên cạnh đó, còn có bệnh sởi, bệnh Rubella.
Trẻ em nên tiêm hai mũi MMR: Mũi 1 lúc 12-15 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4-6 tuổi để tối ưu hiệu quả ngừa bệnh quai bị của vacxin.
Ngoài tiêm vacxin ra, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc các bề mặt tắm gội sạch sẽ, rửa tay cho bé thường xuyên để tiêu diệt virus bệnh quai bị trên da bé.