Mẹo chữa ốm nghén thai kỳ nhanh nhất cho bà bầu

Ốm nghén thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu, vậy đâu là giải pháp để đánh bay ốm nghén một cách hiệu quả nhất?

 

1. Những cách bà bầu được khuyến cáo nên làm để thoát khỏi ốm nghén “hành hạ”

Ốm nghén vào buổi sáng là triệu chứng phổ biến ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén gây hiện tượng buồn nôn và nôn nhiều, kèm theo chóng mặt, gây mệt mỏi cho mẹ bầu. Có rất nhiều phương pháp giúp chị em phụ nữ giảm bớt tình trạng ốm nghén thai kì, nhất là ốm nghén vào buổi sáng hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo nhé.

Ốm nghén ở bà bầu là gì

1.1. Bổ sung thêm vitamin B6

Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.

1.2. Chữa ốm nghén khi mang thai với gừng

Đưa gừng vào danh sách ăn uống hàng ngày cũng là 1 lựa chọn khôn ngoan của mẹ bầu, vì gừng được cho là “kẻ thù” của buồn nôn, nghén ói, từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v…  Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý với các món được chế biến công nghiệp như kẹo gừng, bánh gừng, trà gừng túi lọc …, phải đọc kỹ nhãn mác để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc từ gừng tinh khiết thay vì hương liệu nhân tạo.

1.3. Uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày

Bà bầu uống nhiều nước để giảm ốm nghén

Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy  thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.

1.4. Ngủ nhiều nhất có thể

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

2. Món ăn, thức uống có tác dụng chữa ốm nghén khi mang thai

Một số thực phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén.

2.1. Nước mía, gừng tươi

Trị ốm nghén bằng nước mía gừng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Mía tím: 300g

– Gừng tươi: 5g

Hướng dẫn cách làm:

Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước

Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã

Chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

2.2. Nước ô mai

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Ô mai: 20 quả

– Gừng tươi: 5g

– Đường đỏ: 30g

Hướng dẫn cách làm:

Cho những nguyên liệu vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc

Mỗi ngày nên uống 3 lần, và uống trước khi ăn 20 phút.

Cần uống liền 3 – 5 ngày.

2.3. Me, sấu ngâm gừng

Sấu ngâm gừng trị ốm nghén

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Quả me: 200g

– Quả sấu: 200g

– Gừng: 10g

– Đường trắng: 30g.

Hướng dẫn cách làm:

Cạo sạch vỏ sấu, quả me bóc bỏ vỏ cứng.

Sau đó, giã gừng nhỏ trộn với đường

Cho hỗn hợp vừa giã vào cùng quả me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết

2.4. Cháo ý dĩ

Cháo ý dĩ cho người ốm nghén

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Ý dĩ: 15g

– Gạo: 100g

– Gừng: 100g

– Đường đỏ: 20g

Hướng dẫn cách làm:

Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng đem giã nhỏ cho vào nồi

Cho thêm nước, lượng vừa đủ đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ

Đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.

2.5. Canh sườn lợn, sấu, bí xanh

Canh sườn lợn cho người ốm nghén

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Sấu: 5 quả (50g)

– Sườn lợn: 200g

– Bí xanh:100g, bột gia vị vừa đủ.

Hướng dẫn cách làm:

Sấu, bí xanh gọt vỏ rửa sạch (bí xanh thái miếng)

Sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị ngấm đều, sau đó xào chín, cho sấu, nước vào nồi đun sôi cùng sườn

Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi.

Lưu ý: Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.

2.6. Chanh hoàn hảo cho mẹ ốm nghén

Chanh có khả năng chữa buồn nôn do ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C có trong chanh cũng rất có lợi cho bà bầu và thai nhi. Bạn có thể sử dụng chanh theo các cách sau:

Cách 1: Pha chanh với mật ong và uống vào mỗi buổi sáng để ngăn ngừa ốm nghén.

Cách 2: Nhỏ một ít tinh dầu chanh lên khăn tay để ngửi khi có triệu chứng buồn nôn và khó chịu.

Ngửi vỏ chanh thường xuyên để ngăn ngừa các mùi gây cảm giác buồn nôn.

Sử dụng chanh cho người ốm nghén

2.7. Canh me cá trắm

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Cá trắm cỏ: 1 khúc khoảng 300g

– Me, cà chua, rau cải trắng 100g

Hướng dẫn cách làm:

Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút

Sau đó cạo sạch vỏ me, rửa sạch cà chua, thái miếng

Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi, đến khi cà chua nhừ, bỏ sấu vào, đổ nước vừa đủ đun sôi

Khi quả me chín tiếp tục cho rau cải trắng vào, nêm mếm gia vị vừa miệng. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

3. Các biện pháp chữa “ốm nghén” khi mang thai mà mẹ bầu nên biết

3.1. Chữa ốm nghén bằng các liệu pháp châm cứu

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng châm cứu, tập Yoga hay thậm chí thôi miên có thể sẽ là liệu pháp thay thế hiệu quả giúp giảm bớt buồn nôn và rất an toàn cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và những liệu pháp điều trị này phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có uy tín, tay nghề cao.

3.2. Tránh xa môi trường nhiều mùi

Biện pháp giảm ốm nghén cho mẹ bầu

Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói. Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

3.3. Vỏ quất, quýt, cam

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

3.4. Ăn vặt

Trị ốm nghén cho người mang thai

Khi cảm thấy buồn nôn, bạn nên ăn vặt một chút gì đó như bánh quy, chuối hoặc bánh mỳ… Các thức ăn này là những thứ chứa nhiều carbohydrate, dễ ăn và cũng dễ thấm nước nên sẽ có tác dụng hấp thụ acid thừa trong dạ dày và giảm được các triệu chứng ợ chua, buồn nôn.

3.5. Dùng vitamin và uống nhiều nước

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin tổng hợp dạng nước hay dạng viên… Khi đó hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Tuy nhiên có nhiều loại thuốc bổ sung vitamin không hề gây khó chịu cho mẹ bầu mà lại có tác dụng chống nghén, giảm buồn nôn một cách hiệu quả. F1 Care Complex của Mỹ là một trong những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho các bà bầu. 

F1 Care Complex là vitamin tổng hợp của Mỹ được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Sản phẩm bao gồm một công thức toàn diện với 23 vitamin, khoáng chất quan trọng giúp đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời sản phẩm cũng chứa các thành phần thảo dược, vi chất như Gừng, Vitamin B6, Vitamin C được chứng minh có thể giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén, khó chịu trong suốt thai kỳ. Đặc biệt khác với các loại vitamin tổng hợp khác trên thị trường, F1 Care Complex được bào chế dưới dạng viên nén, có mùi thơm bạc hà dễ chịu rất thuận tiện cho các mẹ khi sử dụng.

f1 care complex