Mẹo chữa nghén cho bà bầu tại nhà hiệu quả không thể bỏ qua

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến của chị em phụ nữ. Mẹ bầu ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nặng nề hơn là luôn cảm thấy buồn nôn và nôn kéo dài. Điều này sẽ khiến cho cơ thể mẹ bị suy nhược, thai nhi chậm phát triển,… Vậy làm thế nào để giảm ốm nghén khi mang thai? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những mẹo chữa nghén cho bà bầu tại nhà vô cùng hiệu quả .

Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Tình trạng nôn nghén thường xuất hiện đối với mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và mức độ sẽ giảm dần từ tuần thứ 16. Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu có các triệu chứng nôn nghén trong suốt thai kỳ. Dựa vào mức độ của triệu chứng có thể thấy nôn nghén ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

  • Nếu các cơn nôn nghén ở dạng thông thường:

Có nghĩa là thai phụ luôn thấy mệt mỏi do bị nôn ói, nhưng tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, thức ăn vẫn còn giữ được trong dạ dày, mẹ bầu không bị sút cân hoặc cơ thể có ít thay đổi thì sau 12 tuần sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần, sức khỏe sẽ ổn định lại.

  • Nếu các cơn nôn nghén nặng:

Thai phụ nôn ói thường xuyên, thức ăn bị tống hết ra ngoài, ăn gì cũng nôn kết hợp với tình trạng chán ăn khiến mẹ bầu bị sút cân, từ đó dẫn đến cơ thể bị suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và em bé, thậm chí là phải nhập viện. 

mẹo chữa nghén cho bà bầu

Mẹo chữa nghén cho bà bầu

Ốm nghén tuy là triệu chứng bình thường của thai phụ khi mang thai nhưng nó lại mang đến nhiều cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp chữa nghén dân gian dưới đây để có thể làm thuyên giảm tình trạng nôn nghén hiện tại.

Sử dụng thảo dược dân gian

Một số loại thảo dược dân gian có khả năng giảm triệu chứng nôn nghén, giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn mệt mỏi này.

Sử dụng gừng

Gừng là một vị thuốc hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn cho mẹ bầu trong khi mang thai. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung và giải độc, giúp làm giảm các cơn co thắt ở dạ dày, làm tăng hoạt động của các nhu động ruột. Chị em có thể sử dụng gừng kết hợp với các nguyên liệu khác để làm giảm nghén, giản nôn:

  • Gừng + Vỏ quýt:

Gừng thái thành từng sợi nhỏ đem đun sôi với 2 bát nước. Vỏ quýt rửa sạch cho vào cùng gừng đang đun và tiếp tục đun sôi trong 20 phút. Mẹ nên uống khi nước vẫn còn ấm.

  • Nước mía + Gừng tươi:

Mẹ chuẩn bị 5g gừng tươi, 300g mía tím. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ, ép lấy nước. Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ cho vào nước mía tím khuấy đều, sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Ngày uống 3 lần, uống trước ăn 30 phút.

  • Tía tô + Vỏ quýt + Gừng tươi:

Đây đều là những vị thuốc có công dụng tiêu đờm, giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu. Bạn cần cho 20g lá tía tô, 6g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi vào 1 lít nước đun sôi. Uống 2-3 lần trong ngày.

  • Cá diếc + sa nhân + gừng tươi:

Cá diếc làm sạch, cho 3g sa nhân, 3 lát gừng tươi vào bụng cá, thêm gia vị vừa đủ và đun nhừ cá. Món ăn này mẹ nên dùng lúc còn nóng sẽ thấy dễ ăn và hiệu quả hơn.

  • Gừng + chanh + bạc hà + mật ong:

Trộn ½ thìa nước gừng, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong với nhau, 1 ngày mẹ dùng 3-4 lần.

mẹo chữa nghén cho bà bầu

Sử dụng mật ong

Mật ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: sắt, canxi, magie, vitamin C, B,… đều là những thành phần quan trọng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chữa ho, cảm lạnh, đặc biệt là cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả.

  • Lá cỏ cà ri + nước cốt chanh + mật ong:

Cỏ cà ri là loại cỏ có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, có tác dụng trị ốm nghén và rất lợi sữa cho mẹ sau này. Để chữa nôn nghén, bạn cần chuẩn bị 20-25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong. Đun sôi cỏ cà ri trong 500ml nước, sau đó cho nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều, uống 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính.

  • Tỏi + mật ong:

Là một bài thuốc nam chữa trị tình trạng nôn nghén vô cùng hiệu quả. 1-2 củ tỏi bóc vỏ giã nhuyễn, cho nước sôi vào, sau đó trộn với 2 thìa mật ong, sử dụng mỗi ngày 2 lần.

  • Giấm rượu táo + mật ong:

Giấm rượu táo vốn là loại nước ép táo tươi lên men, có chứa đến 18 loại axit amin quan trọng, không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần dùng 1 thìa giấm rượu táo kết hợp với 1 thìa mật ong pha chung với khoảng 200ml nước lọc rồi uống.

Công thức từ chanh tươi

Điều trị nôn nghén bằng chanh tươi là một biện pháp hữu hiệu, giảm nhanh cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu.

Bạn sử dụng khoảng 500g chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái thành các lát mỏng, trộn với đường hoặc mật ong, ngâm ướp khoảng 1 ngày, sau đó đem hỗn hợp đun sôi cạn nước, để nguội, cho thêm một chút đường trắng vào. Đổ tất cả hỗn hợp vào lọ thủy tinh để bảo quản, dùng dần. Khi mẹ có cảm giác buồn nôn có thể xúc 1-2 thìa ăn trực tiếp.

Ngoài ra, cách đơn giản hơn là mẹ có thể mang theo bên mình 1 quả chanh tươi, khi thấy buồn nôn thì ngửi vỏ chanh hoặc nhấm nháp một cốc nước lọc có vài lát chanh tươi bên trong cũng làm cho mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

mẹo chữa nghén cho bà bầu

Bưởi

Vỏ bưởi có chứa nhiều vitamin A, C cùng nhiều hoạt chất khác như naringin, hesperidin,… giúp cải thiện vị giác và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Bạn có thể dùng vỏ bưởi để chữa ốm nghén bằng cách: Lấy 15g vỏ bưởi đem rửa sạch, cho vào nồi nước 300ml đun sôi đến khi cạn chỉ còn khoảng 150ml thì tắt bếp và trực tiếp sử dụng. Một ngày mẹ bầu có thể uống 3 lần trước bữa ăn 20 phút, uống trong 3-5 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bí đao

Bí đao có vị ngọt, thanh mát, có nhiều vitamin giúp bổ sung các dưỡng chất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó bí đao còn giúp hạn chế tình trạng buồn nôn rất hiệu quả.

Mẹ có thể lấy bí đao ép nước uống hoặc thái mỏng, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong thực đơn hàng ngày như các món canh, món xào,…

mẹo chữa nghén cho bà bầu

Trứng gà kết hợp với giấm

Bạn cần chuẩn bị 1 quả trứng gà, 30g đường trắng, 60ml giấm. 

Đun sôi giấm, cho đường vào khuấy đều cho đến khi đường tan ra, đập trứng gà vào đun cho tới khi trứng chín, đổ ra bát và ăn hết trong 1 lần.

Một ngày mẹ bầu có thể ăn 2 lần để cải thiện tình trạng ốm nghén, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng.

Dùng vỏ quất, quýt, cam 

Vỏ quất, quýt, cam có tác dụng chống nôn rất hiệu quả. Vì thế bạn có thể ngửi trực tiếp hoặc đem chúng rửa sạch, phơi khô, cắt thành sợi hãm với nước sôi để uống thay nước lọc hàng ngày. Phương pháp này rất đơn giản, an toàn.

Tinh dầu bạc hà

Bạc hà vốn là nguyên liệu tự nhiên, có tính kháng khuẩn, chống virus, chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hương vị thanh mát, mùi thơm nhẹ nhàng của bạc hà sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được cảm giác buồn nôn. Vì thế, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà mỗi ngày để đẩy lùi cơn buồn nôn.

mẹo chữa nghén cho bà bầu

Sử dụng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà bồ công anh,… là những phương thuốc điều trị ốm nghén vì chúng có khả năng ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, bổ sung nước để hỗ trợ quá trình hydrat hóa, ngăn ngừa tình trạng mất nước sau khi nôn ở một số mẹ bầu.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý xem xét các thành phần bên trong trà thảo mộc trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Cách sinh hoạt giảm nôn nghén cho bà bầu

Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược dân gian, để giảm tình trạng nôn nghén, bà bầu cũng cần có một chế độ sinh hoạt tốt:

  • Không uống nước khi buồn nôn:

Nước ở dạng lỏng sẽ dễ đem theo tất cả thức ăn có trong dạ dày ra ngoài khi mẹ bầu buồn nôn. 

  • Hạn chế nhiều đồ cay, dầu mỡ:

Những đồ ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng khiến tình trạng nôn nghén ở bà bầu nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ nên hạn chế hết mức ăn những thực phẩm này.

  • Ăn vặt để giảm buồn nôn:

Đồ ăn vặt như hoa quả, bánh quy,… sẽ giúp mẹ quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng:

Tập thể dụng nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp cơ thể mẹ được vận động hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

  • Giữ phòng thông thoáng và tránh xa môi trường nhiều mùi:

Không gian phòng sạch sẽ, thông thoáng, không có nhiều mùi lạ sẽ rất tốt cho mẹ bầu để tránh khỏi tình trạng nôn nghén bởi lúc này mẹ đang rất nhạy cảm với mùi vị lạ.

  • Vitamin trước khi sinh:

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt để giảm thiểu tình trạng nôn nghén hoặc có thể dùng vitamin ăn kèm với bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Khi tình trạng nôn nghén thuyên giảm, mẹ bầu có thể dùng trực tiếp vitamin tổng hợp thường xuyên.

Trên đây là những mẹo chữa nghén cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng với những mẹo dân gian này sẽ giúp mẹ bầu chấm dứt sớm tình trạng nôn nghén, không còn bất kỳ những lo lắng nào về ốm nghén khi mang thai, mang lại cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái về cả sức khỏe và tâm lý.

Trần Thị Kim Hoàn

Trần Thị Kim Hoàn

Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.