Mẹo chữa mặt bị sưng, phù cực đơn giản tại nhà
Sưng phù mặt có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là những nguyên nhân gây sưng mặt mà không thấy ngứa.
Phù là hiện tượng nước bị ứ dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Có thể xem đây là một dấu hiệu của bệnh. Do đó khi bị phù bạn cần tìm nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa mặt bị sưng hiệu quả.
Dùng các thuốc kháng viêm non-steroids, corticoids thường có tác dụng phụ gây sưng phù ở mặt.
Triệu chứng phù mặt xuất hiện do mắc phải các bệnh lý tim mạch, bệnh gan, thận, phù do suy dinh dưỡng… khi bệnh nặng. Ứ trệ tuần hoàn, ứ nước, giảm áp lực keo của máu… là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phù mặt.
- Dị ứng
Phù mặt do dị ứng
Phù mặt có thể do dị ứng khi dùng mỹ phẩm, do viêm nhiễm vùng mặt như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, viêm xoang. Ảnh hưởng sau những phẫu thuật vùng mặt; chấn thương vùng mặt; béo phì cũng có thể gây nên triệu chứng khó chịu này.
- Một số nguyên nhân khác
Nằm ngủ không đúng tư thế và giấc ngủ không thoải mái dẫn đến kém lưu thông máu và sưng phù mặt
– Rối loạn nội tiết; thiếu ngủ, làm việc quá sức; dùng nhiều thức ăn mặn, cay;
– Ngủ không đúng tư thế, suy tim; lạm dụng rượu; đau răng; mang thai.
Đau răng có thể dẫn đến sưng mặt
2. Một số mẹo chữa sưng phù mặt hiệu quả
Với tình trạng sưng phù mặt nhẹ và không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sưng phù mặt sau để giảm các triệu chứng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt
Khi bị sưng phù mặt bạn cần tìm nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị kịp thời
- Tiêu thụ càng ít muối càng tốt
Nếu mặt của bạn đang bị sưng phù thì nên hạn chế dùng các thức ăn nhiều muối và bổ sung rau quả nhiều hơn.
Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng mặt bị sưng phù là do uống nhiều nước, tuy nhiên thực tế là do chất lỏng trong các mô. Do đó, bạn không cần hạn chế uống nước.
- Nằm ngủ với gối cao và điều chỉnh đầu giường
Thông thường mặt bị sưng do giấc ngủ không thoải mái và nằm ngủ không đúng thế gây khó lưu thông máu.
Nằm ngủ với gối cao khoảng 8-15 cm là cách giảm ứ trệ tuần hoàn ở vùng đầu, mặt
Bạn có thể khắc phục bằng cách nằm ngủ với gối cao hoặc có thể nâng đầu giường cao hơn đuôi giường. Đây là cách hiệu quả để giảm ứ trệ tuần hoàn ở vùng đầu, mặt.
- Kiểm tra và vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Áp dụng cách chữa phù nề mặt từ dân gian:
– Dùng rau mùi tây tươi
Rau mùi tây là bí quyết chữa chứng sưng phù được nhiều người áp dụng hiệu quả
Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng hiệu quả. Rất đơn giản, bạn lấy một bó rau mùi tây nhỏ đem thái nhỏ, trộn với sữa chua và thoa đều lên da mặt. Thư giãn trong khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước mát.
– Gừng
Trà gừng có thể giúp giảm phù nề mặt
Dùng gừng là cách giảm sưng do viêm hiệu quả. Uống trà gừng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm chứng phù nề nhanh chóng.
– Bột nghệ vàng
Bột nghệ vàng
Với trường hợp mặt bị sưng phù do dị ứng, bạn có thể dùng bột nghệ vàng để điều trị. Bột nghệ chứa chất chống oxy hóa curcumin có thể chữa được cả phù nề và viêm.
Trên đây là một số mẹo chữa phù mặt đơn giản ngay tại nhà giúp bạn loại bỏ triệu chứng khó chịu này hiệu quả. Nếu triệu chứng này kéo dài ngày càng nặng hơn, hoặc nếu kèm theo đau, khó thở, khó nuốt, sốt… thì bạn nên kịp thời đi khám bệnh, làm các xét nghiệm, xác định bệnh để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị theo nguyên nhân cụ thể của từng bệnh.