Mẹo chữa gai đốt sống cổ – ACC GROUP
Mục Lục
1. Gai cột sống là gì?
Những khối xương có chiều dài vài milimet, nhẵn và tròn ở đầu “mọc lên” ở các cạnh của đốt sống (thường xuất hiện ở mặt trước và mặt bên, hiếm khi có ở mặt sau) gọi là gai cột sống. Gai xương là kết quả nỗ lực của cơ thể nhằm sửa chữa và bù đắp những tổn thương mà xương, dây chằng và gân trong đốt sống đang phải gánh chịu.
Dọc theo cột sống, những chiếc gai xương có thể phát triển ở bất kỳ cấp độ nào, nhưng phổ biến nhất là ở cột sống cổ, cột sống lưng giữa và cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, gai xương cũng không bỏ qua các khu vực khác như vai, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, hông, cùi (chỏ) tay, mắt cá chân…
Không phải ai cũng cảm nhận được rõ ràng sự tồn tại của gai xương trên đốt sống bởi vì có khi gai xương đến mà không mang theo bất kỳ triệu chứng gì bất thường. Điều này phụ thuộc vào vị trí gai xương mọc lên cũng như mức độ ảnh hưởng của gai xương lên các bộ phận của cột sống.
2. Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Các triệu chứng gai cột sống biểu hiện rõ nét nhất là khi xương cột sống bắt đầu gây chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Ở mỗi vị trí, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết gai cột sống sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
2.1 TRIỆU CHỨNG GAI ĐỐT SỐNG CỔ
Đau cổ.
Cứng cổ.
Khó quay đầu.
Nhức đầu.
Cơn đau lan tỏa từ cổ đến một hoặc cả hai vai.
Đau nhói hoặc tê ở một hoặc cả hai cánh tay rồi lan xuống bàn tay.
Co thắt cơ bắp.
Khó thở, khó nuốt và khó nói chuyện.
Sự cân bằng và phối hợp các cử động ở cổ, vai, cánh tay gặp khó khăn.
Click ngay để được các bác sĩ bệnh viện 108 tư vấn miễn phí
2.2 TRIỆU CHỨNG GAI ĐỐT SỐNG LƯNG GIỮA (CỘT SỐNG NGỰC)
Đau, ngứa ran và yếu ở một hoặc cả hai cánh tay.
Đau, ngứa ran và tê ở chân.
Đau, ngứa ran và tê ở ngực hoặc thân.
Căng và co thắt cơ bắp.
Khả năng di chuyển hạn chế và thiếu linh hoạt.
2.3 TRIỆU CHỨNG GAI ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG
Đau ở thắt lưng khi đi hoặc đứng.
Khó chịu, tê và ngứa ran vùng mông.
Co thắt cơ bắp.
Cơn đau lan tỏa xuống một hoặc cả hai chân.
Cúi người về phía trước (từ thắt lưng) cảm thấy bớt đau hơn.
Gai cột sống thắt lưng gây đau nhức khi đi đứng
Thực tế, khi chúng ta cảm nhận được từng triệu chứng kể trên cũng là giai đoạn nặng của gai đốt sống. Lúc này, dây thần kinh và tủy sống đã bị chèn ép gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn thân, chứ không riêng hệ xương khớp.
3. Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống
3.1 THOÁI HÓA KHỚP
Gai đốt sống chủ yếu sinh ra từ thoái hóa khớp – Bệnh lý xương khớp phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Đặc trưng của thoái hóa khớp là sự hao mòn bề mặt sụn làm gia tăng lực ma sát giữa hai đầu xương.
Việc cọ xát gây tổn thương xương cột sống và lúc này, cơ thể tự động kích hoạt cơ chế làm lành bằng cách sinh ra xương mới. Thế nhưng, phần xương mới gia tăng quá mức lại chính là mầm mống của gai xương.
3.2 THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM
Tuổi tác sẽ gây ra hiện tượng mất nước của đĩa đệm cột sống (lớp nệm lót giữa các xương có chức năng giảm trọng lực và ma sát chuyển động). Đĩa đệm bị mất nước sẽ từ từ khô lại và suy giảm cả về chất lượng lẫn kích cỡ.
Đĩa đệm bị teo lại khiến cho xương cọ xát vào nhau. Lâu dần, xương cũng sẽ bị bào mòn và việc tăng sinh xương là điều không thể tránh khỏi.
Click ngay để được các bác sĩ bệnh viện Việt Đức tư vấn miễn phí
3.3 VIÊM KHỚP
Vì nằm giữa các đốt sống, thế nên khi khớp cột sống bị viêm, đĩa đệm không tránh được tổn hại. Và khi đĩa đệm bị hư hại, áp lực sẽ dồn ép lên sụn khớp. Theo thời gian, cấu trúc sụn bị phá vỡ làm giảm độ vững chắc và thế cân bằng của cột sống. Để giải quyết vấn đề này, cơ thể tự động bật cơ chế “đẻ thêm xương” bao quanh các mặt đốt sống để ổn định cột sống.
Gai cột sống thắt lưng L4 L5
3.4 CÁC YẾU TỐT KHÁC
Ngoài 3 nguyên nhân chính mô tả ở trên, gai cột sống có thể xuất phát từ nhóm yếu tố nguy cơ dưới đây:
Di truyền: Gia đình có người bị gai cột sống, tỉ lệ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn.
Chấn thương: Hậu quả của những lần va chạm mạnh khiến xương có nhu cầu tạo xương mới nhiều hơn.
Bệnh lý xương khớp: Một số bệnh xương khớp như Lupus, gout hay hẹp cột sống cũng kích thích sự sản sinh xương.
Thiếu dinh dưỡng, béo phì, vận động sai tư thế: Không loại trừ những yếu tố này bởi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp.
Đương nhiên, gai cột sống có thể “tự nhiên” sinh ra nhưng sẽ không tự nhiên mất đi. Vậy nên, chúng ta cần phải tìm giải pháp kiểm soát sự tăng trưởng quá mức của những “nhánh xương nhỏ bé” này để tránh gây chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống
Phạm vi ảnh hưởng của gai đốt sống đến chức năng cột sống nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh. Nếu gai cột sống mức độ nhẹ thì chỉ dừng lại ở việc gây đau nhức, nhưng nếu chuyển nặng sẽ chèn ép lên dây thần kinh – Nguồn gốc của các bệnh nguy hiểm là đau dây thần kinh liên sườn và đau thần kinh tọa.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng rối loạn đại tiểu tiện và mất cảm giác. Biến chứng gai cột sống này xảy ra khi ống tủy bị thu hẹp lại do sự hiện diện của các gai xương.
Click ngay để được các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn miễn phí
5. Chẩn đoán gai cột sống
Xét nghiệm hình ảnh hiển thị cụ thể vị trí cột sống bị gai xương và mật độ gai xương giúp bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là những kỹ thuật chẩn đoán gai cột sống đang được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh gai cột sống hiện nay:
5.1 X-QUANG
Hình ảnh X-quang cho thấy hiện trạng các gai xương trên các mặt của cột sống. Từ đó, bác sĩ sẽ biết được gai xương có làm ảnh hưởng đến khớp nối hay đĩa đệm giữa các đốt sống không?
5.2 MRI (CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ)
Nếu chụp X-quang chỉ thu được hình ảnh trên bề mặt của cột sống, thì quét MRI có thể phản ánh sắc nét tình trạng các đĩa đệm, bao gồm cả mức độ thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, kỹ thuật cộng hưởng từ MRI còn giúp bác sĩ nhìn rõ dây thần kinh và dây chằng ở trong cột sống, từ đó chẩn đoán dây thần kinh có bị chèn ép hay không một cách chính xác nhất.
5.3 CT (CHỤP CẮT LỚP)
Chụp cắt lớp hiển thị sống động hình ảnh cắt ngang của cột sống. Nhờ đó, bác sĩ có thể nhận diện ống cột sống có bị thu hẹp bởi gai xương không?
Bác sĩ giải thích về bệnh gai cột sống
Mặc dù, xét nghiệm hình ảnh đã phản ánh đầy đủ vị trí, hình dạng và phạm vi ảnh hưởng của gai cột sống, thế nhưng bác sĩ vẫn không quên trao đổi với bệnh về lịch sử Y tế. Những thông tin về tiền sử bệnh tật, diễn tiến của các triệu chứng và cả việc gia đình có thành viên bị gai xương hay bệnh lý xương khớp không? Sẽ củng cố thêm độ chính xác của kết quả chẩn đoán.
6. Chữa bệnh gai cột sống tại phòng khám việt đức sài gòn
KIM SIÊU VI CHỮA TRỊ GAI CỘT SỐNG
KIM SIÊU VI là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ sẽ sử dụng kim y khoa đường kính 0,8mm tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, kết dính giúp giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu nuôi dưỡng phục hồi hoàn toàn tế bào tổn thương.
Ưu điểm của phương pháp KIM SIÊU VI
Điều trị đạt hiệu quả cao, lâu dài
An toàn, không tác dụng phụ
Can thiệp điều trị không vết thương, không đau, không chảy máu
Thời gian điều tri ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 15- 20 phút –
Không nằm viện, Không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin