Mẹo chữa dứt điểm ốm nghén, buồn nôn bằng bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả

Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên cũng có nhiều người có những triệu chứng trầm trọng hơn như nôn mửa liên tục khó kiểm soát, đau đầu, chóng mặt, không ăn uống được trong thời gian dài, sụt cân nhanh, nhiều trường hợp không đủ sức đi lại… hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó. Theo Đông y, phần nhiều do vị hư can khí nghịch lên ngoài ra còn do ngoại tà. Phép trị chủ yếu kiện tỳ vị, dưỡng can huyết.

Dưới đây là những bài thuốc dân gian giúp thai phụ hết ốm nghén, tăng cường sức khỏe bạn có thể tham khảo.

Trị ốm nghén bằng gừng tươi

Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa. Gừng giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.

Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất bạn có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.

Chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc trị ốm nghén bằng chanh dưới đây:

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.

Phật thủ + gừng tươi + đường cát

– Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát vừa đủ.

– Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì đùng được, uống thay trà trong ngày.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.

Dùng vỏ quất, quýt, cam

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

Bí đao

Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt.

Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày;

Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Nước mía + gừng tươi

– Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.

– Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.

Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.

Ngoài ra bà bầu cũng cần chú ý những điểm sau:

Nghỉ ngơi hợp lý giảm buồn nôn

Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng bạn nên nghỉ ngơi nhiều và phải đảm bảo giấc ngủ ngon để giảm thiểu tối đa chứng ốm nghén có thể xảy ra.

Hãy thử ngả lưng trên giường, chợp mắt trong vòng 10-15 phút, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể … sức khỏe của bạn sẽ được khôi phục nhanh chóng và chứng ốm nghén sẽ bị đẩy lùi.

Vận động nhẹ giúp giảm nghén

Lời khuyên từ các chuyên gia y tế trên thế giới là bà bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giảm những cơn ốm nghén.

Uống nhiều nước

Trong thời gian mang thai, các bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn là do các tuyến nước bọt trong miệng hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, bạn nên uống nhiều nước để giúp miệng không bị khô và giảm bớt cảm giác buồn nôn nữa.

Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5 – 2 lít nước. Bạn hãy cố gắng uống càng nhiều nước giữa các bữa ăn càng tốt chứ không nên uống nước trong khi ăn.

 

Vy Vy (TH)